Cần Kiên Quyết Xử Lý Ghe Cào điện Tận Diệt Cá đồng Mùa Nước Nổi
Có thể bạn quan tâm
Những chiếc ghe cào điện, ủi điện được thiết kế với động cơ có mã lực lớn. Trong quá trình đánh bắt từ cá lớn, cá bé làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản thiên nhiên. Mặc khác, ghe cào, ủi điện làm rách lưới, dớn của người dân đặt trên đồng…
Theo người dân tại vùng lũ, lợi nhuận đánh bắt bằng xung điện quá lớn khiến nhiều người đã đầu tư những phương tiện khai thác cả ngày lẫn đêm. Nước ít các ghe cào, ủi điện không chỉ hoạt động dưới kênh, còn nhiều chạy lên trên đồng ruộng, điện hoạt động từ chiều cho tới sáng, với khoản thu nhập vài triệu đồng mỗi đêm, gấp chục lần dân làm ngư cụ truyền thống.
Ông Kiều Văn Chiến (ấp Phú Thuận, xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết: “Nước lũ lên sớm, tôi cùng con trai đầu tư 10 cái dớn với khoảng 600 mét lưới để mưu sinh mùa lũ. Thế nhưng, do năm nay, ghe cào, ủi điện ngày càng nhiều, khiến nguồn cá cạn kiệt. Bà con làm nghề truyền thống như chúng tôi hết đất sống, vì họ sử dụng điện để cào, ủi, ngay cả những con cá non cũng bị chết”. Chưa kể đến việc những chiếc ghe cào, ủi làm rách dớn của người dân.
Vợ chồng bà Võ Thị Tuyết Mai (43 tuổi, ngụ ấp Phú Nhơn, xã Phú Hội, huyện An Phú, An Giang) buồn bã: “Đầu mùa lũ năm nay, gia đình chạy tiền góp 3 triệu đồng để mua nguyên liệu làm 200 cái lọp cua (mỗi cái 40.000 đồng). Sau gần 1 tháng hành nghề, đến nay chỉ còn lại 50 cái vì ủi điện đẩy sạch. Khi họ ủi vào khu vực đặt lọp của mình thay vì trả lại đằng này lấy bỏ vô ghe đem về bán”.
Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành chức năng xã Phú Hội (huyện An Phú, tỉnh An Giang), trên cánh đồng có diện tích khoảng 700ha mặt nước, năm rồi chỉ có 20 chiếc ghe ủi, xung điện hoạt động, nay đã tăng lên gấp đôi.
Nạn cào điện, ủi điện không chỉ hoành hành ở huyện An Phú, thị xã Tân Châu (An Giang) mà còn diễn ra ở huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp). Ông Đặng Văn Nê (54 tuổi, ngụ ấp Bình Hòa Hạ, xã Thường Thới Hậu B, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) cho biết: “Mùa lũ này chẳng có gì làm nên giăng lưới kiếm sống vậy mà ủi điện hoạt động ngày đêm nên đống lưới đành để khô”. Đại úy Nguyễn Trung Nhã, Trưởng Công an xã Phú Hội (huyện An Phú), cho biết: Cào điện, ủi điện là loại hình đánh bắt tận diệt không được cơ quan chức năng cấp phép.
Đại đa số người làm nghề này là dân nghèo, không đất vườn. Đầu mùa lũ đến nay, địa phương kết hợp 3 lực lượng đã bắt 8 trường hợp sử dụng xung điện trong đánh bắt thủy sản. Tang vật bị tịch thu và cho viết cam kết chứ không xử phạt hành chính vì những người này không có khả năng đóng phạt.
Từ khi cách đánh bắt này xuất hiện thì mâu thuẫn quyền lợi giữa người giăng lưới, thả câu với họ thường xuyên xảy ra. Để hạn chế tình trạng trên, các địa phương có tổ chức ra quân tuần tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm…
Từ khóa » Ghe Cào điện Là Gì
-
Ghe Cào điện Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản - Tép Bạc
-
Ghe Cào Dùng Xung điện Tận Diệt Thủy Sản Trên Sông Hậu
-
Tận Diệt Thủy Sản Bằng Ghe Cào điện - CAND
-
Tận Diệt Thủy Sản Bằng Ghe Cào điện - PLO
-
Khổ Vì Ghe Cào điện - Tuổi Trẻ Online
-
Ghe Cào Dùng Xung điện Vẫn Ngang Nhiên Hoạt động - Báo Hậu Giang
-
Xử Lý Nhiều Ghe Cào điện Tận Diệt Thuỷ Sản Trên Sông Hậu
-
Ghe Cào điện Tung Hoành đồng Nước | .vn
-
Hàng Chục Ghe Cào Dùng Xung điện 'tận Diệt' Thủy Hải Sản - VTC News
-
Đánh Bắt Thủy Sản Kiểu Tận Diệt
-
Đánh Cá Bằng Xung điện – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đánh Bắt Cá Bằng điện Có Vi Phạm Pháp Luật Không?
-
Ghe Cào Xiêm Khác Gì Giã Cào đôi,quá Nhiều Cá Bò Và Cách Ngư Dân ...
-
Những Kiểu Khai Thác Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản - Báo Nhân Dân