Khổ Vì Ghe Cào điện - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Cả buổi sáng với ba lần kéo lưới, người thanh niên này chỉ bắt được hai con mè dinh - Ảnh: MINH GIẢNG |
Người câu lưới khóc ròng
Dọc con kênh ven tỉnh lộ 941 giáp hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, những người đi câu miệt mài dỡ lưới. Kéo hết tay lưới nhưng chẳng dính con cá nào, ông Tám (Tà Đảnh, Tri Tôn) thở dài: “Câu lưới cả buổi còn không đủ cho gia đình ăn lấy gì mà bán. Dân nghèo câu lưới mùa nước này khổ rồi...”. Ông nói nghề của ông ngán nhất là gặp ghe cào điện.
Chỉ những ghe câu lưới ở cánh đồng trước mặt, ông Tám nói: “Nhiều người giờ không dám đi câu lưới ban đêm mà chuyển sang ban ngày. Tui cũng vậy. Làm ban đêm có thuận tiện là sáng có thể đem cá ra chợ bán, còn làm ban ngày phải rộng cá tới hôm sau hoặc bán phiên chợ chiều giá thấp. Tuy nhiên giờ làm ban đêm sợ bị ghe cào lưới lắm. Ghe họ lớn, chạy nhanh, xẹt ngang mình một cái là coi như đồ nghề mình tan nát hết”.
Theo những người làm câu lưới ở đây, năm nay lượng cá giảm hẳn so với các năm trước. Nhiều người thả lưới cả buổi nhưng chỉ bắt được vài con cá mè dinh! Sự sụt giảm sản lượng cá được những người câu lưới giải thích là do việc đánh bắt bằng ghe cào. Hai năm gần đây, phương tiện này hằng đêm càn quét khắp các cánh đồng. Mỗi ghe cào có chiều dài khoảng 5m được trang bị lưới điện và lưới mùng, máy công suất lớn. Mỗi lần đánh bắt cả chục chiếc dàn hàng ngang chạy khắp đồng nước mênh mông. Điện làm cá bị tê liệt trong khi lưới mùng không để bất kỳ loại cá nào từ lớn tới nhỏ thoát ra ngoài, sẩy chiếc trước thì chiếc sau hốt. Vậy nên dân câu truyền thống không còn đất sống.
Anh Sáu Lắm (Tân Lập, Tịnh Biên) ngán ngẩm: “Cứ đà này mùa nước sau không biết thế nào nữa. Chắc phải tìm nghề khác mà sống”.
Chính quyền bó tay?
Các ghe cào chỉ hoạt động ban đêm, ban ngày đậu dọc mé nhà. Một chủ ghe cào cho biết trước đây anh cũng làm nghề câu lưới. Thấy một số người sắm ghe cào bắt được nhiều cá nên anh cũng sắm một chiếc. “So với đi câu thì ghe cào bắt được cá nhiều gấp mấy lần. Thường người xã này đi qua xã khác hoạt động, khi bị phát hiện dễ thoát hơn vì không quen mặt”.
Ông Trần Văn Nghiêm - trưởng Công an xã Tà Đảnh - cho biết từ đầu mùa nước nổi đến nay, theo nghị định của Chính phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, lực lượng tuần tra của xã đã bắt và xử lý một trường hợp sử dụng ghe cào đánh bắt trên địa bàn xã. Ông Nghiêm khẳng định: “Việc đánh bắt tận diệt nguồn lợi thủy sản này là sai trái”. Ông nhìn nhận do công suất máy các ghe cào khá lớn nên việc truy bắt gặp không ít khó khăn. Việc tuần tra chủ yếu là để ngăn chặn.
Ông Huỳnh Thái Quế Khương - cán bộ Phòng nông nghiệp huyện Tri Tôn - cho biết mỗi năm các ngành chức năng đều tuyên truyền tác động xấu của việc đánh bắt này, vận động người hành nghề cào điện chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên mùa nước nổi đánh bắt cá là nghề mưu sinh chính, do hoàn cảnh kinh tế nên họ vẫn lén lút hoạt động.
Nhiều người trần tình biết cào điện là sai nhưng cứ lo miếng ăn trước đã(!).
Từ khóa » Ghe Cào điện Là Gì
-
Ghe Cào điện Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản - Tép Bạc
-
Ghe Cào Dùng Xung điện Tận Diệt Thủy Sản Trên Sông Hậu
-
Tận Diệt Thủy Sản Bằng Ghe Cào điện - CAND
-
Tận Diệt Thủy Sản Bằng Ghe Cào điện - PLO
-
Ghe Cào Dùng Xung điện Vẫn Ngang Nhiên Hoạt động - Báo Hậu Giang
-
Xử Lý Nhiều Ghe Cào điện Tận Diệt Thuỷ Sản Trên Sông Hậu
-
Ghe Cào điện Tung Hoành đồng Nước | .vn
-
Cần Kiên Quyết Xử Lý Ghe Cào điện Tận Diệt Cá đồng Mùa Nước Nổi
-
Hàng Chục Ghe Cào Dùng Xung điện 'tận Diệt' Thủy Hải Sản - VTC News
-
Đánh Bắt Thủy Sản Kiểu Tận Diệt
-
Đánh Cá Bằng Xung điện – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đánh Bắt Cá Bằng điện Có Vi Phạm Pháp Luật Không?
-
Ghe Cào Xiêm Khác Gì Giã Cào đôi,quá Nhiều Cá Bò Và Cách Ngư Dân ...
-
Những Kiểu Khai Thác Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản - Báo Nhân Dân