Cán Màng Bóng Hay Cán Màng Mờ: Cách Nào Tốt Nhất Cho ấn Phẩm ...
Có thể bạn quan tâm
Cán màng bóng hay cán màng mờ thật ra là một, đều chỉ việc phủ lên bề mặt sản phẩm in 1 lớp màng nilon siêu mỏng, giúp sản phẩm in có độ bền cao hơn, đồng thời mang tính thẩm mỹ. Chỉ có điều cán màng mờ và cán màng bóng khác về lớp phủ bề mặt.
Lớp phủ bóng hay mờ này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị cảm nhận về sản phẩm. Vậy cán bóng và cán mờ khác nhau thế nào? Chúng ta hãy xem xét một vài ưu và nhược điểm của 2 hình thức cán bóng và cán mờ như thế nào nhé.
Cán màng bóng (Gloss Lamination)
Cán màng bóng mang đến 1 cái nhìn trực quan bắt mắt hơn. Nó tạo ra các đường và màu sắc sâu hơn, sạch hơn và sắc nét hơn, và mang lại sự sống động cho ảnh. Lớp màng bóng, phản chiếu và thu hút sự chú ý người xem. Một sản phẩm in ấn cán màng bóng có thể chống bám bụi, bẩn và dấu vân tay. Ngay cả khi nó tiếp xúc với bụi bẩn bề mặt, nó vẫn dễ dàng được lau sạch. Cán màng bóng là tiêu chuẩn cho bìa mềm thương mại.
Một số điểm trừ khi thực hiện khi chọn cán bóng:
- Các vết trầy xước và vết lõm có thể được nhìn thấy rõ hơn với vỏ bóng – bởi bản chất của lớp phủ phản chiếu bóng, sự không hoàn hảo bắt sáng và thu hút sự chú ý.
- Sự sinh động của màu sắc và ánh sáng của lớp phủ đôi khi có thể làm giảm đi sự tinh tế của hình ảnh bên trong. Nhất là các ấn phẩm liên quan hình ảnh nội thất, kiến trúc hay mỹ thuật…
Cán màng mờ (Matt Lamination)
Cán màng mờ được đánh giá là một kiểu thành phẩm chuyên nghiệp và thanh lịch hơn nên được chọn lựa nhiều hơn. Các tác giả, nhà thiết kế và người tiêu dùng rất ưa thích với vẻ ngoài và cảm giác của lớp phủ mờ. Lớp phủ mịn mờ ít phản chiếu độ bóng, mang lại cái nhìn tự nhiên hơn cho ảnh bìa nghệ thuật. Các vết trầy xước vì thế cũng ít bị phát hiện hơn. Sự tương phản đơn giản của một bìa mờ giữa nhiều bìa bóng có thể thu hút sự chú ý của chính nó trên kệ của nhà sách.
Một vài lưu ý liên quan đến cán mờ:
- Trong 1 vài trường hợp, cán mờ lại làm cho bề mặt màu sắc sản phẩm bị tối và sậm hơn so với mong đợi.
- Đối với 1 ấn phẩm cán mờ, các vết trầy xước khó nhìn thấy hơn so với cán bóng, tuy nhiên nó lại dễ bị vết bẩn và vết đổ hơn.
So sánh giữa cùng 1 ấn phẩm được cán màng bóng và cán màng mờ:
Tóm lại, cán màng bóng đẹp hay cán mờ đẹp còn tùy vào cảm nhận cá nhân mỗi người. Tùy vào màu sắc và tính chất của ấn phẩm mà bạn có thể chọn cách cán màng phù hợp. Bạn có thể in test thử 2 bản (bóng và mờ) để có sự so sánh tốt hơn trước khi ra quyết định in hàng loạt.
Từ khóa » Giấy Cán Màng Là Gì
-
Túi Giấy Cán Màng Và Những Những Câu Hỏi Thường Gặp
-
Cán Màng Là Gì? Tìm Hiểu Kỹ Thuật Cán Màng Trong In Ấn
-
In Cán Màng Mờ, In Cán Màng Bóng Là Gì? - VinaCheck
-
Kỹ Thuật Cán Màng Mờ/ Bóng - THẾ GIỚI IN ẤN
-
Nên Chọn Cán Màng Bóng Hay Cán Màng Mờ Trong In ấn?
-
Cán Màng Là Gì? Tìm Hiểu Kỹ Thuật Cán Màng Trong In Ấn | IN5G
-
In Cán Màng Mờ, In Cán Màng Bóng Là Gì?
-
Túi Giấy Cán Màng In ấn Là Gì? Nơi Sản Xuất Túi Cán Màng Chất Lượng.
-
Kỹ Thuật Cán Màng Bóng, Mờ Trong In Ấn Là Như Thế Nào?
-
Cán Màng, Bế Tem Là Gì? - Topprint
-
So Sánh Cán Màng Bóng Và Cán Màng Mờ Trong In ấn - In Thiên Thanh
-
Kỹ Thuật Cán Màng Trong In ấn: In Cán Bóng Và In Cán Mờ - Printgo
-
Kỹ Thuật Cán Màng Trong In Ấn Là Gì, Sản Phẩm Nào Nên Được ...
-
Cán Màng Sau In Offset Là Gì? Gồm Có Mấy Loại Màng? - Vutranart