Kỹ Thuật Cán Màng Trong In ấn: In Cán Bóng Và In Cán Mờ - Printgo

Kỹ thuật in ấn cơ bản là dùng mực để in lên giấy, các lớp mực sẽ chồng từng lớp để tạo ra màu mực hoàn chỉnh. Chính vì thế, ấn phẩm của in ấn thông thường dễ bị bay màu mực, dễ bám bẩn. Khi in, người ta thường cán màng để khắc phục phần khiếm khuyết dễ bám bẩn này, bên cạnh đó cũng gia tăng độ dẻo dai và độ dày cho ấn phẩm. Cán màng có hai loại là in cán bóng và in cán mờ.

Khái niệm và phân loại các loại in cán màng

Kỹ thuật cán màng là phương pháp phủ lên bề mặt một lớp polyme hoặc nilon. Cán màng sẽ giúp cho ấn phẩm bền màu, không bị phai, bám bẩn, đảm bảo tính hiện đại và thẩm mỹ cao. Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta có thể sử dụng in cán bóng hoặc in cán mờ.

Kỹ thuật cán màng trong in ấn: in cán bóng và in cán mờ

In cán bóng:

  • Là sau khi in, cán lên giấy loại màng có độ trơn bóng, bắt sáng tốt. Cán màng bóng phù hợp với các loại giấy dán tường, poster quảng cáo, decal dán vật phẩm quảng cáo, …

In cán mờ:

  • Là sau khi in, cán lên giấy loại màng có độ mịn ở bề mặt, trong suốt nhưng không phản chiếu ánh sáng. Cán màng mờ thường được sử dụng trong trang trí nội thất, phù hợp với các ấn phẩm bìa sách, catalogues, thiệp, …

Sự khác nhau giữa in cán bóng và in cán mờ

Tuy về hình thức là giống nhau, song, in cán bóng và in cán mờ vẫn có một số điểm khác biệt như sau:

Màu sắc:

  • Cán bóng: ấn phẩm có màu sáng hơn, nhấn vào sự rực rỡ và nổi bật của ấn phẩm. Cần chú ý hiện tượng nhòe sáng khi in cán bóng.
  • Cán mờ: ấn phẩm có màu trầm xuống, tạo sự sang trọng nhất định cho ấn phẩm. In cán mờ không phản chiếu ánh sáng mặt trời hoặc đèn điện.

Kỹ thuật cán màng trong in ấn: in cán bóng và in cán mờ

Độ trơn láng:

  • Cán bóng: sử dụng loại nilon trơn bóng, tăng độ lóe sáng cho ấn phẩm, rất hiệu quả để thu hút sự chú ý của người nhìn. Vì vậy nó phù hợp với những bản giấy khổ nhỏ được treo gần tầm mắt. Dễ vế inh khi bám bụi, bẩn.
  • Cán mờ: sử dụng loại nilon có màu đục, tạo độ sần sùi nhất định cho ấn phẩm. tạo được chiều sâu cho sản phẩm. Chính vì thế nó phù hợp với những đối tượng thích sự đơn giản, nhẹ nhàng.

Một số yêu cầu trong kỹ thuật in cán màng

Dù lựa chọn hình thức cán bóng hay cán mờ khi cán màng cho ấn phẩm thì nhà thiết kế vẫn cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ của ấn phẩm
  • Tăng sự sang trọng cho ấn phẩm
  • Không làm thay đổi hoàn toàn màu sắc của ấn phẩm
  • Đảm bảo tính nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
  • Chú ý đến định lượng giấy. Thường là giấy 170gsm trở lên, giấy mỏng hơn sẽ dễ rách, nhăn
  • Chọn lựa tùy vào mục đích, yêu cầu của ấn phẩm.

Kỹ thuật cán màng trong in ấn: in cán bóng và in cán mờ

Tùy vào mục đích của khách hàng, yêu cầu của ấn phẩm mà bạn có thể lựa chọn loại hình in ấn cho phù hợp. Mỗi chất liệu và cách thức đều có những đặc điểm riêng. Và in cán bóng, in cán mờ rất được khách hàng tin tưởng và ưu tiên lựa chọn. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về in cán bóng và in cán mờ.

Từ khóa » Giấy Cán Màng Là Gì