Nên Chọn Cán Màng Bóng Hay Cán Màng Mờ Trong In ấn?
Có thể bạn quan tâm
Cán màng là quá trình phủ một lớp nhựa mỏng lên giấy hoặc thẻ để bảo vệ vật liệu in như in poster. Tùy theo mục đích sử dụng để lựa chọn loại cán màng bóng hay cán màng mờ. Vậy, nên lựa chọn kỹ thuật cán màng nào? Sự khác biệt giữa hai loại cán màng đó là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi. Cùng tìm hiểu nhé!
Sử dụng kỹ thuật cán màng trong in ấn
Tại sao cần phải cán màng cho ấn phẩm của bạn?
Nếu bạn đã từng tìm hiểu về các kỹ thuật in ấn thì công đoạn cán màng không còn xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ kỹ thuật cán màng bởi tùy theo mục đích sử dụng khác nhau để lựa chọn loại cán màng bóng hoặc cán màng mờ.
Cán màng là gì? Có thể hiểu rằng cán màng được gia công bằng cách phủ lên bề mặt ngoài ấn phẩm một lớp màng nilon mỏng nhờ lực ép và nhiệt độ thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất (tăng độ dày, độ bền màu, chống xước,…) cũng như tăng tính thẩm mỹ và độ bền của thành phẩm cuối cùng.
Trong quá trình in ấn, đặc biệt đối với in catalogue, in name card, in decal, in brochure, in kẹp file, in hộp giấy ingiasieure… bề mặt của ấn phẩm bao giờ cũng được in cán màng mờ hoặc cán màng bóng nhằm tăng khả năng chống nước, chống thấm, tránh bụi bẩn,… đồng thời giúp ấn phẩm không bị phai màu, phai mực.
Trong thế giới in ấn, cán màng có thể được áp dụng bằng nhiệt hoặc kết dính. Hầu hết các công ty in ấn đều ưu tiên sử dụng nhiệt vì vật liệu tạo ra một liên kết bền và chắc chắn hơn. Độ dày màng cán thường được đo bằng “mils” không giống như milimet. Một “mils” bằng một phần nghìn inch hay 0,001. Độ dày cần thiết cho một miếng in phụ thuộc vào môi trường vật liệu sẽ được sử dụng và độ cứng mong muốn.
Xem thêm: Những điều cần biết về giấy mỹ thuật
Ứng dụng phương pháp cán màng trong in ấn sản phẩm như sổ tay, giấy kẹp file,…
Kỹ thuật cán màng bóng, cán màng mờ là gì?
Dựa vào độ phản quang của bề mặt sản phẩm, người ta chia kỹ thuật cán màng thành hai loại chính là cán mờ và cán bóng.
Kỹ thuật cán bóng
Ấn phẩm sau khi in được cán màng bóng sẽ có độ sáng bóng, mịn láng và bắt sáng rất tốt, tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm in ấn. Đồng thời, sử dụng kỹ thuật cán bóng sẽ giúp cho ấn phẩm tăng tính năng bảo vệ chống xước, chống thấm nước, bụi bẩn và không nhăn như các phương pháp ép thông thường khác.
Kỹ thuật cán bóng trong in card visit
Kỹ thuật cán mờ
Ấn phẩm sau khi in được cán màng mờ sẽ tạo một cảm giác mờ, không bắt sáng và màu sắc không tươi bằng kỹ thuật cán bóng. Tuy nhiên, bản in cán mờ sẽ giúp sản phẩm tăng độ sang trọng.
Kỹ thuật cán mờ card visit
So sánh sự khác biệt giữa cán màng bóng và cán màng mờ trong in ấn
Cán màng bóng và cán màng mờ là hai kỹ thuật gia công được người dùng ưu tiên lựa chọn ứng dụng nhiều nhất trong ngành in ấn bởi phương pháp thực hiện đơn giản và ít tốn kém chi phí hơn so với các kỹ thuật in ấn khác. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng khác nhau, người dùng lựa chọn kỹ thuật gia công sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Dưới đây là bảng so sánh của hai kỹ thuật cán bóng và cán mờ:
Cán màng bóng | Cán màng mờ | |
Độ phản quang | Màu sắc sau khi cán bóng sẽ giúp cho sản phẩm có màu tươi sáng và rực rỡ hơn. | Ngược lại, màu sắc của kỹ thuật cán mờ cho màu hơi sẫm hơn. |
Lớp màng | Lớp màng bóng giúp bề mặt sản phẩm chống bám bụi, dấu vân tay và dễ dàng lau sạch. | Lớp phủ mờ không có tính phản chiếu như lớp cán bóng do đó sẽ dễ bị bụi bẩn hơn. |
Chất lượng | Lớp màng bóng có mức độ bảo vệ cao hơn so với màng mờ | Lớp màng mờ dễ dàng bị trầy xước hoặc bong tróc do sử dụng quá nhiều. |
Ứng dụng trong cuộc sống | Sử dụng trong in brochure, catalogue, card visit, decal dán, tờ rơi, tem nhãn,… | Các mẫu danh thiếp, name card, túi giấy hay quyển catalogue sử dụng phương pháp cán mờ nhằm mục đích tạo sự sang trọng, tinh tế và cuốn hút cho ấn phẩm. |
Lĩnh vực phù hợp | Màng bóng đem đến một cái nhìn bắt mắt và trực quan hơn so với màng mờ. Lĩnh vực phù hợp như thời trang, làm đẹp,… nhằm nổi bật hình ảnh để thu hút sự chú ý từ khách hàng. | Màng mờ phù hợp với các lĩnh vực như kinh doanh, nhà hàng, khách sạn,… lĩnh vực thể hiện sự chuyên nghiệp nhưng vẫn tinh tế. |
Chi phí | Màng bóng cho ra thành phẩm có độ bền, chống nước cao, hình ảnh sắc nét và không ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Chính vì vậy mà chi phí cao hơn so với màng mờ. | Giá thành rẻ hơn, do đó tiết kiệm được chi phí và ảnh chụp sẽ không bị lóe sáng, tuy nhiên độ sắc nét và độ bền của sản phẩm không được như màng bóng. |
Bảng so sánh về sự khác nhau giữa màng bóng và màng mờ
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn phần nào phân biệt kỹ thuật cán màng mờ và cán màng bóng cũng như lựa chọn phương pháp cán màng phù hợp cho ấn phẩm của mình. Bởi sự lựa chọn giữa cán mờ và cán bóng còn phù thuộc vào miếng in và cách bạn sử dụng như thế nào nữa. Bạn có thể xem hình ảnh minh họa dưới đây để có sự so sánh tốt hơn trước khi lựa chọn kỹ thuật cán màng nhé!
Xem thêm: In Proof là gì?
Hình ảnh minh họa giữa cán màng bóng và cán màng mờ trong cùng một ấn phẩm
Kỹ thuật cán màng trong in namecard
So sánh Glossy với Matte
Hai quyển sách sử dụng cán màng mờ và bóng
Từ những thông tin chia sẻ ở trên, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về kỹ thuật in ấn có thể liên hệ với ingiasieure.com hoặc qua hotline 0988 884 637 – 0938 268 126 để được tư vấn và phục vụ tốt nhất.
- Địa chỉ: 710/19 Lũy Bán Bích, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP.HCM
- Số điện thoại: 0988 884 637 – 0938 268 126
- Email: ingiasieure19@gmail.com
- Website: ingiasieure.com
Từ khóa » Giấy Cán Màng Là Gì
-
Túi Giấy Cán Màng Và Những Những Câu Hỏi Thường Gặp
-
Cán Màng Là Gì? Tìm Hiểu Kỹ Thuật Cán Màng Trong In Ấn
-
In Cán Màng Mờ, In Cán Màng Bóng Là Gì? - VinaCheck
-
Kỹ Thuật Cán Màng Mờ/ Bóng - THẾ GIỚI IN ẤN
-
Cán Màng Bóng Hay Cán Màng Mờ: Cách Nào Tốt Nhất Cho ấn Phẩm ...
-
Cán Màng Là Gì? Tìm Hiểu Kỹ Thuật Cán Màng Trong In Ấn | IN5G
-
In Cán Màng Mờ, In Cán Màng Bóng Là Gì?
-
Túi Giấy Cán Màng In ấn Là Gì? Nơi Sản Xuất Túi Cán Màng Chất Lượng.
-
Kỹ Thuật Cán Màng Bóng, Mờ Trong In Ấn Là Như Thế Nào?
-
Cán Màng, Bế Tem Là Gì? - Topprint
-
So Sánh Cán Màng Bóng Và Cán Màng Mờ Trong In ấn - In Thiên Thanh
-
Kỹ Thuật Cán Màng Trong In ấn: In Cán Bóng Và In Cán Mờ - Printgo
-
Kỹ Thuật Cán Màng Trong In Ấn Là Gì, Sản Phẩm Nào Nên Được ...
-
Cán Màng Sau In Offset Là Gì? Gồm Có Mấy Loại Màng? - Vutranart