Cần Nước Với Tác Dụng Của Cây Cần Nước Và Cách Dùng Trị Bệnh Ra ...
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC NỘI DUNG:
Cần nước là gì? Tác dụng của cây cần nước chữa bệnh gì: hạ huyết áp, giảm cân, bổ máu…. Cách dùng cây cần nước tốt, tránh tác dụng phụ của cây cần nước. Cách sử dụng cây cần nước chế biến ăn hàng ngày có tốt không, kiêng gì. Giá cây cần nước bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây cần nước.
Cây cần nước là gì?
Cây cần nước có tên khoa học là Oenanthe javanica, thuộc họ Hoa tán có nguồn gốc từ Đông Á. Cây cần nước còn được biết đế với nhiều tên gọi như cần cơm, cần ống hay cần ta.
Đặc điểm của cây cần nước
Cây cần ta thuộc loại thân thảo đa niên và phát triển bằng cách nhảy chồi. Rau cần ta là cây sinh sản vô tính, không ra hoa kết quả.
Thân cây xốp, cao khoảng 20 – 30cm, nhiều cây có thể cao đến 50 – 60cm. Thân chia thành nhiều đốt, mỗi đốt mang một lá, có bẹ ôm thân. Lá cây cần xẻ thành nhiều thùy, ở mỗi kẽ lá có thể đẻ 1 nhánh tạo thành cây mới. Rễ rau cần thuộc nhóm rễ chùm, mọc nhiều ở các đốt.
Rau cần ta thích hợp trồng ở khu vực đất ẩm ướt, nhiều bùn và luôn giữ nước, độ pH 6 – 7. Ngoài ra cây cần ta cũng có thể trồng trong nước. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây cần phát triển là từ 15 – 20 độ C, nếu trên 25 độ C cây sẽ sinh trưởng chậm và cằn cỗi.
Cần nước được trồng nhiều ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam,…
Thành phần dược chất của cây cần nước
Các thành phần dược chất có trong cây cần ta bao gồm:
- Protein, chất béo, carbohydrate: Đây là những chất rất cần thiết cho các hoạt động sống của con người và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Chất xơ, khoáng chất và vitamin: Trong cần ta có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất như canxi photpho,… và các loại vitamin (A, B1, B2, C,…). Đây đều là những chất rất có lợi cho sức khỏe của con người, giúp tăng sức đề kháng, bổ sung các chất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Xem thêm:
Nấm lim xanh có độc không với tác dụng phụ của nấm lim xanh giả? Nấm lim xanh có tác dụng gì các công dụng nấm lim xanh Tiên Phước Nấm lim xanh chữa bệnh gout với các tác dụng nấm lim xanh của Lào Sa sâm là gì và tác dụng của cây sa sâm với cách dùng sa sâm hiệu quả Nụ hoa tam thất tác dụng của nụ hoa tam thất và cách dùng chữa bệnh
Tác dụng của cây cần nước
Cần ta là loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về tác dụng của loại rau này. Dưới đây là những công dụng nổi bật mà người dùng nên biết.
- Cây cần ta có tác dụng điều hòa huyết áp. Những người có huyết áp không ổn định có thể sử dụng cần ta trong các bữa ăn hàng ngày trong một thời gian nhất định sẽ có hiệu quả.
- Lượng chất sắt và photpo có trong cần ta tương đối cao giúp những người thiếu máu cải thiện được bệnh.
- Hàm lượng albumin trong cây cần có tác dụng giải độc cơ thể, chống tiêu khát, đặc biệt là với ngộ độc kim loại nặng. Những người bị mụn nhọt do nhiệt độc sử dụng cần ta sẽ giảm mụn nhọt, thanh lọc cơ thể.
- Cây cần ta có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường, mỡ trong máu cao. Người bệnh sử dụng cần ta sẽ giúp điều hòa lượng đường huyết và giảm mỡ trong máu hiệu quả.
- Đối với phụ nữ sau sinh, sử dụng cần ra giúp chữa chứng xuất huyết và đau bụng hậu sản. Ngoài ra, cần ta có tác dụng trị chứng kinh nguyệt có sớm ở phụ nữ.
- Các chất trong cần ta còn có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, suyễn, ho do lao phổi, ho gà,…
- Những người bị viêm gan mạn tính, viêm khớp tay chân, đi tiểu khó cũng có thể sử dụng cần ta sẽ rất hiệu quả.
Cách dùng cây cần nước hiệu quả
Có nhiều cách sử dụng cây cần ta trong điều trị bệnh và làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là một vài cách dùng cần ta đơn giản, hiệu quả mà người dùng có thể tham khảo:
Cách dùng cây cần nước trong điều trị bệnh
Cách dùng cây cần nước chữa viêm phế quản
Để chữa viêm phế quản người bệnh cần chuẩn bị 100g rễ rau cần, 9g vỏ quýt và 30g kẹo mạch nha.
Cách dùng: Cho kẹo mạch nha vào nồi đun sôi rồi cho gốc rau cần cùng vỏ quýt vào sao cùng đến khi hơi cháy. Tiếp đó đổ thêm nước để sắc thành thuốc uống hàng ngày.
Cách dùng cây cần nước chữa cao huyết áp
- Chuẩn bị 250g rau cần tươi rồi đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cách làm: Chần rau qua với nước sôi khoảng 2 phút rồi vớt ra thái nhỏ, giã nát và vắt lấy nước để uống.
- Liều dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ sẽ giúp giúp hạ huyết áp, giảm căng thẳng, khó chịu.
Cách dùng cây cần nước chữa viêm gan mạn tính
Cách làm: Chuẩn bị 200g rau cần tươi đem rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm 50g mật ong vào khuấy đều.
Liều dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ. Uống liên tục trong nhiều ngày mới đem lại hiệu quả.
Cách dùng cây cần nước trị xuất huyết và đau bụng hậu sản
- Với những người bị xuất huyết sau sinh, cần chuẩn bị 60g rễ cây cần ta, 2 quả trứng gà. Tất cả đem luộc chín rồi ăn cả 2 loại cùng nhau, sau khi ăn uống thêm phần nước luộc.
- Trường hợp bị đau bụng sau sinh cần chuẩn bị 60g rau cần khô đem sắc lấy nước uống. Có thể thêm chút đường đỏ hoặc rượu trắng vào uống cùng khi bụng đói.
Cách sử dụng cây cần nước làm thực phẩm
Ngoài công dụng chữa bệnh, cần ta còn là món ăn quen thuốc và bổ dưỡng với nhiều gia đình. Có nhiều cách để chế biến cây cần ta thành các món ăn khác nhau như xào, luộc, nấu canh.
Một trong những món ăn đơn giản và dễ thực hiện nhất là rau cần xào thịt bò. Món ăn này có tác dụng bổ sung sắt, giúp những người bị bệnh thiếu máu cải thiện tình trạng bệnh. Bạn có thể thực hiện món ăn trên theo công thức sau:
Chuẩn bị:
- 2 bó rau cần ta.
- 300g thịt thăn bò.
- 1 quả cà chua nhỏ.
- 1 củ tỏi.
- Các gia vị cơ bản.
Cách thực hiện:
- Rau cần cắt rễ, bỏ bớt lá và phần thân già rồi rửa sạch, để ráo. Tiếp đó thái rau thành các khúc ngắn vừa ăn.
- Thịt bò rửa qua rồi thái thành các lát thật mỏng. Phải thái thịt ngang thớ, nếu thái dọc thớ sẽ bị dai. Sau khi thái xong, đem thịt bò ướp với chút bột nêm, nước mắm và dầu mè để thịt thấm đều gia vị.
- Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Cà chua rửa sạch, thái lát mỏng vừa.
- Đổ dầu vào chảo, đợi dầu nóng thì cho tỏi vào phi thơm. Tiếp đó cho thịt bò đã ướp vào đảo đều, để lửa to. Khi thấy thịt bò đã tái thì cho tiếp rau cần vào xào cùng. Nêm gia vị vừa ăn rồi bỏ cà chua vào đảo cho chín thì tắt bếp
- Bày món ăn ra đĩa và thưởng thức.
Xem thêm: https://vtc.vn/cong-dung-chua-benh-than-ky-cua-rau-can-d197502.html
Hình ảnh cây cần nước
Một số hình ảnh của cây rau cần:
Đối tượng sử dụng cây cần nước
Hầu như ai cũng có thể sử dụng rau cần để chữa bệnh hoặc làm thực phẩm. Tuy nhiên, một số người sau đây không nên dùng rau cần:
- Người huyết áp thấp: Theo Đông y, rau cần có tính hàn, thanh nhiệt, bình can, do đó những người huyết áp thấp không nên sử dụng loại rau này.
- Người mắc bệnh da liễu: Người bị vảy nến hoặc mắc chứng ngứa không nên sử dụng rau cần. Trong rau cần có chứa arachidonic, đây là một chất xúc tác tạo nên phản ứng viêm tấy, khiến bệnh lâu khỏi hơn.
- Người hay bị ngộ độc: Những người có hệ tiêu hóa kém không nên sử dụng rau cần.
Xem thêm video:
Rau cần nước và tác dụng
Giá cây cần nước trên thị trường
Rau cần là loại thực phẩm quen thuộc với nhiều bà nội trợ. Nó được dùng để chế biến thành nhiều món ăn gia định bổ dưỡng nên rất dễ tìm mùa. Rau cần có giá bán hiện nay trên thị trường khoảng 25.000 – 30.000 VND/1kg. Người dùng có thể tìm mua rau cần tại các chợ hoặc siêu thị.
Cách trồng cây cần nước
Trồng cần ta không khó, người dùng có thể trồng ngay tại nhà theo phương pháp sau:
Bước 1: Chọn nơi trồng cây cần nước
Có thể trồng rau cần ở khu vực ao, hồ hoặc ruộng đã xới đất nhuyễn và bơm ngập nước. Nếu diện tích hạn hẹp, người dùng có thể trồng rau cần trong thùng xốp, xô, chậu.
Bước 2: Làm đất trồng cây cần nước
Đất trồng rau cần phải luôn ẩm ướt và có độ pH từ 6 – 7. Nếu trồng ở ao hồ, cần tát hết nước trong ao, chỉ để mặt đất ẩm. Nếu trồng ở thùng xốp thì cần làm tơi đất, bón thêm phân và tưới đẫm nước cho đất.
Bước 3: Quy trình trồng cây cần nước
- Chuẩn bị các đoạn thân cây già, có nhiều đốt và rễ, dài khoảng 10 – 15cm.
- Lấy 2 – 3 nhánh cần tạo thành một khóm rồi cấy sâu xuống đất. Các khóm cách nhau 5 – 7cm, nên trồng vào buổi chiều mát.
- Sau khi trồng 1 tuần thì tiến hành rải tro phủ kín mặt để cây có dướng chất phát triển. Khi cây được 2 tuần thì bơm nước ngập cây, cách ngọn từ 3 – 5cm. Phải sử dụng nước sạch để cây phát triển khỏe mạnh.
- Khi cây cao 15 – 20cm, tưới nước ngập cách ngọn 5 – 7cm và bón thúc phân NPK hoặc DAP. Khi cây cao 25 – 30cm, tưới nước ngập cách ngọn 15 – 20cm, bón phân đạm và kali. Giai đoạn cây cao 50 – 60cm, tưới nước ngập cách ngọn 15 – 20cm, bón thêm phân đạm và kali.
- Rau cần rất ít bị sâu bệnh. Nếu gặp phải một số chứng bệnh như sương mai, đỏ lá có thể sử dụng các loại thuốc như Alpine 80 WP hoặc Ridomin MZ72 WP để phun.
Bước 4: Thu hoạch cây cần nước
Sau 2 tháng trồng là có thể thu hoạch rau cần. Khi thu hoạch, nên rút bớt nước, cắt chừa gốc khoảng 2 – 3cm. Nếu muốn trồng cây đợt mới thì bón thêm phân để bổ sung chất dinh dưỡng.
Cần nước.
Từ khóa » Hoa Cần Nước Có Tác Dụng Gì
-
Công Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Rau Cần - VTC News
-
Công Dụng Của Rau Cần Ta (cần Nước) | Vinmec
-
Chữa Bệnh Bằng Rau Cần Nước - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cần Tây & Cần Ta: Công Dụng Chữa Bệnh Khác Nhau
-
Rau Cần Ta Có Tác Dụng Gì Và Cách Sử Dụng
-
Rau Cần Ta: Tác Dụng Chữa Bệnh Từ Loại Rau Quen Thuộc - YouMed
-
Cần Nước Mùi Thơm đặc Biệt Món ăn Ngon, Tốt Cho Sức Khỏe
-
Tác Dụng Của Rau Cần Tây: Vừa Ngừa Ung Thư Vừa Chữa được 9 Bệnh ...
-
Tác Dụng Của Rau Cần Và Những Ai Nên Hạn Chế ăn?
-
Rau Cần Nước Có Tác Dụng Gì? Cách Trồng Tại Nhà đơn Giản - Sfarm
-
Tìm Hiểu Về Rau Cần Ta, Cần Ta Khác Cần Tây Như Thế Nào?
-
Nước ép Cần Tây: 20 Lợi ích Và Những Tác Hại Cần Lưu ý
-
Nước ép Cần Tây Có Tác Dụng Gì? 15 Lợi ích Tuyệt Vời Với Sức Khỏe
-
Cần Tây Và Hàng Loạt Tác Dụng Bất Ngờ Cho Sức Khoẻ