Cần Thận Trọng Khi ăn Thịt Cóc

Bệnh viện Đa khoa Tây Nguyên tiếp nhận nhiều ca cấp cứu do ngộ độc ăn thịt cóc. Ảnh TL
Bệnh viện Đa khoa Tây Nguyên tiếp nhận nhiều ca cấp cứu do ngộ độc ăn thịt cóc. Ảnh TL

Chế biến sơ sài, ăn xong nhập viện

Chiều muộn ngày 14/10/2019, kết thúc một ngày làm việc trên nương rẫy, thấy đồ ăn trong nhà còn ít, bà H’Nim (48 tuổi, thường trú buôn Kli A, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk) nghĩ ngay đến những con cóc sinh sống quanh rẫy và nhà mình nên đi lùng bắt được khoảng chục con đem về làm thịt.

Sau khi lột da, rửa sơ sài với nước lạnh, bà H’Nim mang đi nấu canh, xào cho hai con của mình là H’Lan và Y Bil ăn cùng. Sau khi ăn khoảng 30 phút thì cả ba mẹ con bà H’Nim choáng váng, đau đầu dữ dội, nôn thốc tháo, bụng căng lên và đau thắt. Triệu trứng ngày càng nặng thêm. Cả nhà tức tốc lên BVĐK Buôn Hồ cấp cứu nhưng ngộ độc nặng nên được chuyển đến BVĐK Tây Nguyên. Sau hai ngày cấp cứu tích cực, ba mẹ còn bà H’Nim đã vượt qua cơn nguy kịch.

Tại BVĐK Gia Lai, từ năm 2018 đến nay cũng đã tiếp nhận và điều trị cho gần 20 ca ngộ độc rượu cồn và thịt cóc. Hầu hết các bệnh nhân được đưa vào viện đều trong trạng thái ngộ độc nặng, có người đã tử vong.

Đã mấy tháng trôi qua nhưng gia đình em Đinh Chang (9 tuổi ở làng Tpôn, xã Nam Yang, huyện Kông Chro (Gia Lai) vẫn tràn ngập nỗi u buồn. Đang là học sinh chăm ngoan thì bị ngộ độc đã khiến Đinh Chang tử vong.

Vào ngày cuối tuần, được nghỉ học nên Chang rủ thêm bạn cùng làng là Đinh Đang lên rẫy tìm cóc và gom củi lại để nướng cóc ăn. Xưa nay, nhiều trẻ em và thanh niên trong làng vẫn hay làm vậy. Tuy nhiên, sau khi lột da, cắt đầu, nướng ăn xong thì Chang và Đang nôn ói và tiêu chảy liên tục. Quãng đường từ rẫy về bệnh viện khá xa nên dẫu được các bác sĩ dốc sức cứu chữa nhưng Chang đã tử vong vì ngộ độc quá nặng, do ăn phải nhiều nội tạng của cóc.

Hồi chuông cảnh báo

Theo bác sĩ Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (BVĐK Tây Nguyên): Những ca ngộ độc thịt cóc nếu để quá nặng sẽ dẫn đến khó điều trị, biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, từ các trường hợp đã nhập viện, người dân, nhất là ở các buôn làng vùng sâu, vùng xa cần cẩn trọng với thói quen ăn thịt cóc mà chế biến qua loa của mình.

Vẫn còn ám ảnh, bà H’Nim bộc bạch: Ở làng, ở xã thì xưa nay vẫn cứ ăn vô tư. Người nọ nhìn người kia làm thịt ăn rồi mình làm theo. Cóc trên rẫy hay quanh nhà lại nhiều. Mấy lần trước ăn không sao cả do lần này thấy trứng cóc nhiều tưởng ngon bỏ luôn vào nấu ăn. Thế nên mới nhập viện và suýt nguy kịch đến tính mạng.

Ông Đinh Nâu, xã Chư Krey, Kông Chro (Gia Lai) cũng vừa thoát khỏi cảnh ngộ độc rượu cồn cho biết: Nghe nhân viên y tế phân tích mới biết, thịt cóc làm sơ sài mà dùng với rượu cồn khi ngộ độc sẽ rất nguy hiểm. Ở đây, hầu hết mọi người khi bắt được cóc cứ lột da và đặt lên đống than nướng qua loa hoặc nấu canh là sử dụng thôi. Nhiều vụ ngộ độc nặng đã xảy ra nên phần nào tác động tích cực đến thói quen của người dân nhưng không đáng kể.

Nhiều bác sĩ, chuyên gia an toàn thực phẩm khuyến cáo: Có nhiều loài động vật, chúng tích tụ chất độc ở nhiều nơi, người ăn vào có thể nguy kịch. Với da, gan và trứng cóc có chất tetrodotoxin cực độc gây nhiễm độc hệ thần kinh rất nhanh khi xâm nhập cơ thể.

Đắk Lắk: 73 người ngộ độc thực phẩm, nghi do ăn bánh mì

Từ khóa » Cóc Nhà Có độc Không