Căng Tức Vú Sau Sinh: Những điều Mẹ Bầu Cần Biết - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Căng tức vú sau sinh có nguy hiểm không?
- 2. Nguyên nhân căng tức vú sau sinh
- 3. Làm sao để cải thiện tình trạng căng tức vú?
- 4. Giải pháp khi không cho trẻ bú mẹ
Ngay sau khi trẻ được sinh ra, vú của bạn sẽ dần to và chắc hơn. Khi bắt đầu tiết sữa, hai bầu vú sẽ bắt đầu mềm hơn. Đây được gọi là căng tức vú sau sinh do sữa mẹ được tạo ra quá nhiều. Vấn đề này thường chỉ là tạm thời và có thể điều trị, theo dõi tại nhà.
1. Căng tức vú sau sinh có nguy hiểm không?
Thông thường khoảng 2 – 5 ngày sau khi trẻ chào đời, bạn sẽ nhận thấy có nhiều sự thay đổi ở ngực, nhất là ở hai bầu vú. Kích thước của hai bên vú sẽ lớn hơn. Nếu dùng tay chạm nhẹ vào vú, bạn có thể thấy mật độ chắc và hơi mềm. Đó là giai đoạn khi vú bắt đầu tiết sữa. Bạn có thể cảm thấy căng tức ở hai bên vú nếu sữa tiết quá nhiều mà bạn chưa kịp cho trẻ bú hoặc vắt sữa ra ngoài.
Tình trạng căng tức vú là điều bình thường với những người mẹ trong thời gian đầu sau sinh. Tuy nhiên, nếu vú bị sưng có thể khiến trẻ khó bú sữa. Lúc đó, con bạn có thể không thể ngậm bắt vú đúng cách. Hậu quả kèm theo là núm vú của bạn có thể đau và nứt do trẻ cắn. Điều này có thể khiến bạn cho con bú ít hơn. Dẫn đến tình trạng căng tức vú trở nên tồi tệ hơn. Nhiễm trùng vú nghiêm trọng có thể cần điều trị với kháng sinh.
Nếu con bạn gặp khó khăn khi bú vú mẹ, áp lực từ bên trong vú có thể khiến sữa được tiết ra ít dần hoặc nghiêm trọng hơn là ngưng tiết sữa. Do đó, con bạn có thể không được bú đủ sữa. Vú của bạn có thể không được làm trống hoàn toàn. Bằng việc nắm vững một vài cách kiểm soát sự căng tức vú sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề này.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Quá trình sinh nở, tải ngay ứng dụng YouMed.
2. Nguyên nhân căng tức vú sau sinh
Sau khi trẻ được sinh ra, hormone (nội tiết tố) trong cơ thể bạn thay đổi dẫn đến ngực của bạn bắt đầu quá trình tạo và tiết sữa. Đồng thời lượng máu sẽ chảy thêm vào vú làm cho chúng căng lên. Phải mất một vài ngày thì cơ thể bạn có thể thích nghi với việc sản xuất và tiết sữa. Thực tế, sữa không tiết ra được hoặc quá ít lại là một vấn đề đáng lo ngại hơn so với chuyện tiết quá nhiều sữa.
Một khi con bạn bú sữa tốt và dòng sữa được tiết ra dễ dàng, vú của bạn sẽ bớt căng tức hơn. Trong khoảng 1 tuần đầu tiên, vú của bạn có thể tiết ra cùng một lượng sữa như trẻ đã bú. Sau đó, khi mọi chuyện dần thích nghi, cơ thể của bạn sẽ được điều chỉnh. Lúc này, vú sẽ bớt căng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa các cữ bú quá lâu, vú của bạn có thể căng tức trở lại.
Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng có thể gây căng tức vú như:
- Khi bạn đột nhiên ngừng cho con bú.
- Đến giai đoạn trẻ đột ngột bắt đầu bú ít hơn bình thường (có thể xảy ra khi con bạn bắt đầu ăn dặm hoặc khi trẻ bị ốm và ăn không ngon miệng)
3. Làm sao để cải thiện tình trạng căng tức vú?
Nếu bạn đang cho con bú, sau đây là một số lời khuyên có thể giúp vú bớt căng tức và thoải mái hơn.
3.1. Cho con bú thường xuyên
Cho con bú thường xuyên bằng cách tăng số cữ bú có thể giúp vú của bạn bớt căng cứng.
- Lên kế hoạch cho trẻ bú ít nhất mỗi 2 – 3 giờ vào ban ngày.
- Riêng với các cữ bú đêm, không nên để cách nhau quá 4 – 5 giờ.
- Bạn nên cố gắng cho con bạn bú – 12 lần mỗi ngày.
- Trẻ nên được cho bú tích cực ít nhất 10 phút ở vú đầu tiên trước khi chuyển sang vú thứ hai.
3.2. Chườm nóng và lạnh
- Làm ấm ngực của bạn ngay trước khi cho con bú. Nhiệt độ nóng sẽ cải thiện lưu lượng máu và dòng sữa được lưu thông dễ dàng.
- Hãy thử dùng khăn để chườm nóng lên 2 bên vú trước khi cho trẻ bú. Một cách khác bạn có thể áp dụng là tắm với nước ấm.
- Sau khi cho con bú, việc đặt một túi nước đá bằng vải trên vú của bạn từ 15 đến 20 phút sẽ giúp giảm sưng.
3.3. Tạo áp lực nhẹ nhàng và vắt sữa trước bú
Bạn có thể tạo áp lực nhẹ nhàng để làm mềm quầng vú (vùng tối xung quanh núm vú). Điều này giúp giảm sưng xung quanh quầng vú để trẻ có thể ngậm sâu hơn vào vú của bạn.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách nằm ngửa. Trọng lực sẽ giúp di chuyển vùng sữa căng tức vào trong bầu vú. Đặt những đầu ngón tay của cả hai bàn tay của bạn ở núm vú. Sau đó, nhẹ nhàng ấn vào ngực của bạn từ 1 đến 15 phút. Áp lực phải đủ mạnh nhưng không làm bạn cảm thấy đau. Một khi quầng vú mềm, bạn có thể dễ dàng tiết ra sữa hơn.
Trước mỗi lần cho con bạn bú, hãy dùng tay để giúp lượng sữa nhỏ tiết ra từ cả hai vú. Nhẹ nhàng massage vú của bạn trước và trong khi cho bú để giúp sữa được tiết ra tốt hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm sự tư vấn của Bác sĩ chuyên khoa về những loại thuốc có thể giúp giảm bớt sự khó chịu, đồng thời đảm bảo mọi loại thuốc trước khi bạn dùng đều đã được bác sĩ tư vấn. Vì thuốc có thể qua cơ thể trẻ khi bú sữa mẹ.
3.4. Vắt sữa khi cần
Điều quan trọng là bạn cần làm giảm căng tức sữa ngay khi cần thiết. Bởi vì tình trạng này tạo ra một áp lực lên các tuyến sản xuất sữa và có thể nhanh chóng làm giảm nguồn sữa của bạn. Nếu hai bên vú của bạn quá nhiều sữa đến mức trẻ không thể ngậm hoặc không bú hiệu quả, bạn có thể cần phải sử dụng máy vắt sữa để hỗ trợ.
Vắt sữa thường xuyên vào mỗi cữ cho trẻ bú. Ngoài ra, bác sĩ có thể giúp bạn tìm hiểu các vấn đề cho con bú như tư thế của mẹ, cách trẻ ngậm vú… để điều chỉnh nếu đó là nguyên nhân.
Nếu vú của bạn vẫn còn đầy sữa sau khi cho con bú, bạn có thể vắt sữa trong vài phút hoặc đến khi vú bạn mềm hơn và giảm bớt khó chịu. Nếu ban kiên trì, con bạn sẽ bú được hết sữa trong những lần sau. Khi đó, bạn không cần phải dùng máy vắt sữa nữa.
Bạn có thể tham khảo thêm những thông tin về thời gian bảo quản sữa mẹ trong trường hợp trẻ chưa cần bú ngay sau khi vắt sữa ở bài viết: Cách bảo quản sữa cho trẻ như thế nào?
4. Giải pháp khi không cho trẻ bú mẹ
Nếu bạn không có ý định tiếp tục cho con bú, tình trạng căng tức vú thường sẽ tốt hơn vài ngày sau đó. Dưới đây là một số cách giúp giảm bớt sự khó chịu trong khi vú của bạn ngừng tiết sữa:
- Mặc một chiếc áo ngực được thiết kế riêng cho những bà mẹ sau sinh. Nó mềm mại và vừa vặn nên giúp hỗ trợ vú rất nhiều. Nên mặc kể cả khi bạn đi ngủ
- Đặt một túi nước đá từ 15 đến 20 phút mỗi 1 đến 2 giờ vào lúc bạn thức
- Không vắt sữa mẹ hay massage vú. Nếu vú của bạn bị kích thích hoặc làm trống, chúng sẽ tiếp tục tạo sữa. Khi đó, tình trạng căng tức lại xuất hiện và khiến bạn đau
Nếu các biện pháp trên dường như không có hiệu quả và sự can thiệp của bạn đã không cải thiện tình trạng căng tức vú trong một thời gian, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Hơn nữa, trong trường hợp bạn có các triệu chứng sưng đau, viêm đỏ vùng vú hoặc chảy dịch bất thường, sốt hơn 38 độ C, việc đến khám Bác sĩ là vô cùng quan trọng.
Từ khóa » Căng Sữa Sau Sinh Bảo Lâu Thì Hết
-
Căng Sữa Sau Sinh - Vấn đề Không Nên Chủ Quan
-
Căng Tức Sữa ở Sản Phụ Sau Sinh Và 4 Cách Xử Trí Nhanh Chóng
-
Làm Cách Nào để Giảm Bớt Nếu Bầu Vú Quá Căng Sữa? | Vinmec
-
Sự Khác Nhau Giữa Cương Sữa Và Tắc Tia Sữa | Vinmec
-
Cương Sữa Sinh Lý Sau Sinh Và 7 Cách Xử Lý Nhanh Chóng - Nutrihome
-
Bầu Ngực Căng Sữa, Mẹ Làm Gì để Thoát Khỏi Tình Trạng Này?
-
Xử Trí Bị Cương Sữa Sau Khi Sinh Các Mẹ Cần Biết
-
Không Cho Con Bú Bao Lâu Thì Mất Sữa? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Căng Tức Sữa Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Sữa Căng Nhưng Vắt Không Ra - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Mẹ Bị Tắc Sữa Có Nguy Hiểm Không? Làm Gì để Thông Tắc Tia Sữa
-
Góc Tư Vấn: Phải Làm Sao để Thoát Khỏi Nỗi Khổ Tắc Tia Sữa Sau Sinh?
-
Cương Sữa Sinh Lý Sau Sinh: 3 Bước Xử Lý Nhanh
-
LÀM GÌ KHI TUYẾN VÚ CĂNG SỮA SAU SANH? - SIH