Góc Tư Vấn: Phải Làm Sao để Thoát Khỏi Nỗi Khổ Tắc Tia Sữa Sau Sinh?

1. Tắc tia sữa sau sinh là gì?

Hiện tượng tắc tia sữa sau sinh thường xảy ra vào tuần đầu tiên sau sinh. Khi đó, một lượng sữa bị giữ lại tại các ống dẫn sữa ở bên trong bầu ngực. Tình trạng này có thể gây gián đoạn quá trình bú sữa mẹ của bé và khiến mẹ khó khăn hơn trong việc hút sữa tích trữ nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Tắc tia sữa sau sinh khiến nhiều bà mẹ lo lắng

Tắc tia sữa sau sinh khiến nhiều bà mẹ lo lắng

Tuy nhiên, các bà mẹ không nên chủ quan với tình trạng tắc sữa sau sinh vì nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ, nhất là hiện tượng viêm vú, nhiễm trùng vú, áp xe vú hay tình trạng trầm cảm sau sinh. Trong đó, tình trạng áp xe vú phải điều trị bằng trích rạch ổ áp xe, khiến người mẹ khá đau đớn.

Không những vậy, tình trạng tắc tia sữa kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa, người mẹ có thể bị mất sữa và có thể phải nuôi con hoàn toàn bằng sữa ngoài.

- Một số nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh có thể kể đến là:

+ Do mẹ không thường xuyên cho bé bú thường xuyên.

+ Do mẹ không vắt sữa trong vòng từ 5 tiếng đến 24 tiếng, khiến cho sữa bị tồn đọng trong bầu ngực. Nếu kéo dài tình trạng này có thể gây tắc tia sữa.

+ Do người mẹ bị căng thẳng sau sinh: Khi mẹ bầu gặp phải căng thẳng, áp lực sau sinh, cơ thể sản xuất nhiều nội tiết tố oxytocin khiến quá trình kích thích tuyến sữa sẽ bị cản trở, ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí gây ngừng sản xuất sữa.

+ Do mẹ quá nhiều sữa nhưng bé lại không bú hết và đồng thời mẹ cũng không vắt hết lượng sữa dư thừa. Đây chính là nguyên nhân gây ứ đọng sữa, tắc sữa khiến mẹ bầu bị đau tức ngực, thậm chí có thể sốt nhẹ.

+ Khi mẹ mặc áo ngực quá bó sát, quá chật hoặc mẹ thường xuyên nằm úp sẽ khiến cho các tuyến sữa sẽ phải chịu áp lực lớn và gây ra tình trạng tắc tia sữa.

Bé không bú hết sữa mẹ cũng là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa sau sinh

Bé không bú hết sữa mẹ cũng là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa sau sinh

+ Do bé ngậm vú mẹ sai cách, không bú hết sữa mẹ.

+ Do nhiễm khuẩn: Khi mẹ bị nhiễm khuẩn khiến cho hệ thống ống dẫn sữa bị viêm và ứ đọng sữa.

+ Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tắc tia sữa còn có thể do một số nguyên nhân khác như chế độ ăn uống, cơ địa của mẹ hoặc do mẹ bị cảm lạnh hay một số bệnh lý khác.

- Một số triệu chứng cho thấy mẹ đang bị tắc sữa:

+ Khi sờ vào bầu vú, mẹ dễ dàng nhận thấy một hoặc nhiều điểm cứng.

+ Ngực của mẹ có hiện tượng sưng, căng và to hơn bình thường. Mức độ căng ngực ngày càng tăng khiến mẹ rất đau.

+ Bầu ngực của mẹ tiết ra rất ít sữa dù mẹ đã chủ động vắt sữa, thậm chí không tiết sữa.

+ Khi sữa ứ đọng quá nhiều, mẹ có thể bị sốt hoặc có hiện tượng nhiều cục co cứng ở bên trong bầu ngực.

Nhiều trường hợp mức độ tắc tia sữa sẽ phát triển từ từ nhưng cũng có những trường hợp mức độ tắc lại tăng nhanh rõ rệt. Các bà mẹ không nên chủ quan với tình trạng tắc tia sữa mà cần khắc phục sớm, khai thông ống tuyến vú sớm để cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế những hậu quả nghiêm trọng do tắc tia sữa gây ra.

2. Phương pháp điều trị và phòng ngừa tình trạng tắc tia sữa

Để khắc phục tình trạng tắc tia sữa sau sinh, bà mẹ cần vắt sữa để thông tắc tia sữa:

- Mẹ có thể vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy. Khi ống tuyến sữa được thông thì sẽ hết sốt và đồng thời tránh được tình trạng viêm nhiễm hoặc áp xe.

- Với những trường hợp bầu ngực của mẹ có một hay nhiều cục co cứng, mẹ cần cho con bú nhiều hơn để hút bớt sữa ra. Nên cho bé bú bên bầu ngực bị tắc trước. Mẹ nên cởi bỏ hoàn toàn áo ngực trước khi cho bé bú. Đây là cách giúp cho lượng sữa được lưu thông một cách dễ dàng hơn, do không phải chịu áp lực từ áp ngực. Mẹ dùng một tấm gạc hoặc khăn ấm để làm ấm ngực, có thể massage nhẹ bầu ngực để cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, người mẹ cần được nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giúp sữa tiết ra đều đặn hơn.

Massage bầu ngực để cải thiện tình trạng tắc tia sữa

Massage bầu ngực để cải thiện tình trạng tắc tia sữa

- Đối với những trường hợp tắc tia sữa lâu ngày có thể dẫn tới viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú, người mẹ cần dùng kháng sinh để điều trị. Có thể dùng thuốc dạng tiêm hoặc dạng uống. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý dùng thuốc mà cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

- Những trường hợp đã dùng kháng sinh mà tình trạng viêm nhiễm, áp xe vú vẫn chưa được cải thiện thì có thể phải kết hợp trích tháo mủ. Lưu ý khi đầu vú có hiện tượng nứt, xây xước, mẹ không được chủ quan mà cần được điều trị tích cực.

- Đối với những trường hợp sốt cao do tắc tia sữa mẹ không nên cho bé bú vì có thể gây rối loạn tiêu hóa cho bé, chẳng hạn như tình trạng đi đại tiện phân có bọt, bị tiêu chảy,… Trong quá trình điều trị mẹ nên hút bỏ sữa đợi đến khi khỏi bệnh mới cho con bú trở lại.

Nên giữ tình thần vui vẻ để hạn chế nguy cơ bị tắc tia sữa sau sinh

Nên giữ tình thần vui vẻ để hạn chế nguy cơ bị tắc tia sữa sau sinh

Để phòng ngừa tình trạng tắc tia sữa, mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:

+ Thường xuyên cho bé bú đúng cữ.

+ Trong trường hợp bé không bú hết sữa, cần dùng tay hoặc máy vắt hết phần sữa thừa ra ngoài. Hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng sữa tại các ống dẫn sữa để tránh gây tắc tia sữa và tình trạng viêm vú.

+ Uống nước đầy đủ mỗi ngày cũng là một phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa sau sinh.

+ Hạn chế những động tác gây áp lực lên bầu ngực.

+ Các bà mẹ không nên mặc áo ngực quá chật.

+ Nên có chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.

+ Nên tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,…

Mẹ có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết. Không nên chủ quan với tình trạng tắc tia sữa sau sinh bởi nó có thể phát triển thành viêm nhiễm, áp xe vú gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Từ khóa » Căng Sữa Sau Sinh Bảo Lâu Thì Hết