Mẹ Bị Tắc Sữa Có Nguy Hiểm Không? Làm Gì để Thông Tắc Tia Sữa
Có thể bạn quan tâm
Tắc sữa là tình trạng phổ biến rất nhiều mẹ gặp phải sau sinh. Mẹ bị tắc sữa không chỉ gặp những cơn đau nhức, khó chịu mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài nếu không được chữa trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
- 1. Tại sao mẹ lại bị tắc sữa?
- 2. Mẹ bị tắc sữa có nguy hiểm không?
- 3. Cách thông tắc sữa nhanh chóng, hiệu quả
- 3.1 Phương pháp dân gian
- 3.2 Phương pháp vật lý
1. Tại sao mẹ lại bị tắc sữa?
Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ không thể thoát ra ngoài do lòng ống dẫn sữa bị hẹp hoặc bị bịt kín vì có sự chèn ép từ ngoài hoặc bị bít tắc trong lòng ống. Triệu chứng thường gặp: ngực đau nhức, sưng đỏ, ngực căng cứng và to hơn bình thường, mẹ cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng trên bầu vú,…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hầu hết là do sữa mẹ còn thừa trong bầu ngực quá nhiều nhưng không được hút ra dẫn đến ứ đọng, tắc nghẽn.
Ngoài ra, mẹ bị tắc sữa còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như:
– Vừa mới sinh con xong: mẹ tiết ra rất nhiều sữa nhưng sữa không thể chảy ra ngoài cho bé bú.
– Ngực mẹ phải chịu áp lực: do mẹ mặc áo ngực quá chật, mặc áo bó, nằm sấp, hoặc mang địu địu bé trước ngực, khiến ngực bị chèn ép, gây lên tắc sữa.
– Con ngậm không đúng khớp vú: dẫn đến bú không đủ lượng sữa, sữa còn dư nhiều, đọng lại trong bầu ngực.
– Mẹ không cho bú thường xuyên: nhưng mẹ cũng không hút sữa ra ngoài nên sữa bị ứ đọng và tắc nghẽn.
– Căng thẳng, mệt mỏi: làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.
2. Mẹ bị tắc sữa có nguy hiểm không?
Là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nhưng tắc sữa chỉ được xem là bình thường trong thời gian ngắn (dưới 3 ngày), nếu để lâu không có phương pháp chữa trị, hoặc chữa trị không hiệu quả; tắc tia sữa sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ.
Nguy cơ cao mẹ sẽ phải đối mặt với các biến chứng như: mất sữa hoàn toàn, áp xe vú, viêm tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú.
– Mất sữa: Sữa không thể tiết ra khi cho bé bú, cho dù nặn hay dùng máy hút cũng không có tác dụng
– Áp xe vú: tuyến vú bị mưng mủ gây đau nhức dữ dội , tình trạng này xảy ra khi mẹ để bệnh tắc tia sữa kéo dài trên 1 tuần mà không được điều trị.
– Viêm tuyến vú: Ngực mẹ sưng to và rất đau, sữa không ra, đầu vú sưng tấy, bầu vú sờ vào sẽ cảm nhận thấy có nhiều cục cứng.
– Hình thành các dải xơ hóa và u xơ tuyến vú: Biến chứng hình thành khi mẹ bị tắc sữa lâu ngày, biến chứng không quá phổ biến nhưng cũng không ít mẹ gặp phải. Viêm xơ, hoại tử tuyến vú xảy ra khi các khối mủ bị vỡ ra và đi vào máu, gây tổn hại nghiêm trọng đến gan thận, gây nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến tử vong.
3. Cách thông tắc sữa nhanh chóng, hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giải quyết hiệu quả tình trạng tắc tia sữa.
3.1 Phương pháp dân gian
Khi tình trạng tắc sữa nhẹ, mẹ mới cảm thấy đau đầu, mệt mỏi hơn bình thường, bầu ngực cảm giác căng sữa nhưng khi cho con bú thì chỉ ra nhỏ giọt. Mẹ có thể thử tự điều trị tại nhà bằng cách massage nhẹ nhàng vùng ngực, kết hợp với sử các bài thuốc được lưu truyền trong dân gian để làm giảm triệu chứng như:
– Lấy lá đinh lăng hoặc lá bồ công anh rửa sạch, đem đun lấy nước uống
– Dùng lá mít, hoặc lá bắp cải, hoặc lá đu đủ đem hơ nóng rồi đắp lên ngực để điều trị tắc tia sữa
– ….
Tuy nhiên đây là các phương pháp chưa được kiểm chứng và không phải lúc nào cũng hiệu quả với mọi đối tượng. Chị em nên căn nhắc kỹ và tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
3.2 Phương pháp vật lý
Khi tình trạng tắc tia sữa kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, mặc dù đã thử nhiều cách nhưng ngực càng ngày càng căng tức hoặc xuất hiện những biểu hiện xấu hơn như cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi, mất nước,… mẹ cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ chữa trị bằng các phương pháp phù hợp,dứt điểm cơn đau do tắc tia sữa.
Một trong số những phương pháp chữa tắc tia sữa phổ biến và mang lại hiệu quả tốt được nhiều bệnh viện lớn áp dụng là phương pháp chiếu tia hồng ngoại để làm tan các cục sữa đông. Phương pháp này giúp tình trạng tắc sữa nhanh chóng thuyên giảm, các tia sữa thông đều, tiết sữa tốt.
Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, hàng nghìn mẹ đã được điều trị khỏi tình trạng tắc tia sữa bằng phương pháp chiếu tia hồng ngoại này.
Chi tiết quy trình thông tắc tia sữa tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI:
– Bước 1: Người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng vú thông qua siêu âm.
– Bước 2: Bác sĩ chỉ định dịch vụ dựa trên kết quả siêu âm.
– Bước 3: Điều dưỡng/hộ sinh thực vệ sinh sạch núm vú và bầu vú bị tắc tia sữa.
– Bước 4: Chiếu đèn hồng ngoại điều trị tắc tia sữa theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa (thời gian chiếu: 10 phút/lần; 2lần/ngày x 3 ngày/ đợt điều trị).
– Bước 5: Massage vú cho người bệnh.
– Bước 6: Sử dụng máy hút sữa để hút hết lượng sữa còn tồn đọng (thời gian: 15-20 phút/lần; 2 lần/ngày x 2 ngày/đợt điều trị).
– Bước 7: Sử dụng máy sóng ngắn theo chỉ định của bác sĩ (thời gian: 10 phút/lần; 2 lần/ngày x 3 ngày/ đợt điều trị).
– Bước 8: Tư vấn hướng dẫn người bệnh vệ sinh vú, cho con bú đúng cách và hút sữa để tránh tình trạng tắc tia sữa tái phát.
– Bước 9: Đánh giá tình trạng người bệnh sau mỗi đợt điều trị và sau cả đợt điều trị
Với những kiến thức chia sẻ trong bài viết này, hy vọng chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tắc tia sữa cũng như nắm được cách xử lý tình trạng này khi gặp phải. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.
Từ khóa » Căng Sữa Sau Sinh Bảo Lâu Thì Hết
-
Căng Sữa Sau Sinh - Vấn đề Không Nên Chủ Quan
-
Căng Tức Sữa ở Sản Phụ Sau Sinh Và 4 Cách Xử Trí Nhanh Chóng
-
Làm Cách Nào để Giảm Bớt Nếu Bầu Vú Quá Căng Sữa? | Vinmec
-
Sự Khác Nhau Giữa Cương Sữa Và Tắc Tia Sữa | Vinmec
-
Cương Sữa Sinh Lý Sau Sinh Và 7 Cách Xử Lý Nhanh Chóng - Nutrihome
-
Bầu Ngực Căng Sữa, Mẹ Làm Gì để Thoát Khỏi Tình Trạng Này?
-
Xử Trí Bị Cương Sữa Sau Khi Sinh Các Mẹ Cần Biết
-
Không Cho Con Bú Bao Lâu Thì Mất Sữa? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Căng Tức Vú Sau Sinh: Những điều Mẹ Bầu Cần Biết - YouMed
-
Căng Tức Sữa Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Sữa Căng Nhưng Vắt Không Ra - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Góc Tư Vấn: Phải Làm Sao để Thoát Khỏi Nỗi Khổ Tắc Tia Sữa Sau Sinh?
-
Cương Sữa Sinh Lý Sau Sinh: 3 Bước Xử Lý Nhanh
-
LÀM GÌ KHI TUYẾN VÚ CĂNG SỮA SAU SANH? - SIH