Cao Bá Quát- Một "hành Nhân" Cô độc Của Văn Học Việt Nam Thế Kỷ ...

AnonymousSeptember 2, 2009 at 7:42 PM

"Sự đối xử bất công phân biệt kẻ sĩ Nam Bắc trong triều đình nhà Nguyễn", riêng về mặt này, có thể coi đây là "sự bất công với triều đình nhà Nguyễn". Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tri Phương cùng bao nhiêu người khác đều là kẻ sĩ Bắc Hà, có thăng có trầm nhưng không thể gọi là họ bị bạc đãi, kể cả trong thời kỳ mà miền Bắc nổi loạn khắp nơi. Trong triều có kẻ này kẻ khác, lúc này lúc khác, nhưng những nhân sĩ Bắc Hà mang sẵn cái hận "mất kinh đô" chỉ cần có dịp là đổ lỗi cho kẻ khác. Cả trong thời kỳ sau này cũng vậy. Cuộc nổi loạn của Cao Bá Quát nói cho cùng chỉ vì chính bản thân mình, và thỏa mãn được tâm lý "trọng danh" của ông. Ông không hề có 1 con đường nào cho mình, không biết cách mình làm sẽ dẫn đến đâu, thậm chí không biết lời kẻ khác trách mình là sai hay đúng. Cuộc nổi loạn của ông phò trợ một người nhà Lê ngay từ đầu đã là ngõ cụt. Cuộc dấy loạn ấy chỉ làm ồi tệ thêm tình hình đất nước, và nói cho cùng, chỉ làm thỏa mãn ý thức "chống triều đình phương Nam" của giới Nho sĩ Bắc Hà. Nói rằng Cao Bá Quát nhận thức được sự đổ vỡ các giá trị xưa là đúng mà cũng không hẳn. Ông chỉ nhận thức được rằng giá trị của bản thân sẽ mất. Những thứ văn chương kinh sử mà ông bỏ cả đời theo học không có lợi ích nào so với "kiến thức mới", ông nhận ra qúa trình tận diệt của mình. Nhưng đâu phải chỉ có 1 mình Cao Bá Quát nhận thấy, ngay cả triều đình cũng nhận thấy, cũng cho thay đổi. Ngay từ thời Minh Mạng, vua đã cho dịch sách khoa học nhưng không nhận được sự hưởng ứng từ các Nho sĩ. Sự vỡ mộng của Cao Bá Quát là sự vỡ mộng của các Nho sĩ nói chung, giới Nho sĩ Bắc Hà nói riêng. Giới Nho sĩ Nam Hà, với bản chất đã quen với các tiến bộ thời đại, chấp nhận và thích nghi nhanh hơn nhiều, và cũng chính họ bảo vệ cho các giá trị Nho gia kiên quyết nhất, cho rằng nó không đi ngược với sự phát triển của xã hội. Bắc Hà với sự đóng cửa, sự thủ cựu của mình - ngay từ thời Lê, thời Mạc - đã vỡ mộng, thế thôi.Sự phản kháng của Cao Bá Quát phải được xét trong điều kiện thời đại, đó là phản ứng "Không thành công thì cũng thành nhân". Đó là một sự "tự hủy" để giữ vững các giá trị của riêng mình.

ReplyDelete

Từ khóa » đắc Gia Thư Thị Nhật Tác