Cao Lỗ – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 7/2024)
Cao Lỗ
Tướng Quân
Tượng Cao Lỗ và nỏ liên châu ở Đền thờ An Dương Vương
Tướng Hùng Vương thứ 18 Tướng Của An Dương Vương
Tiền nhiệm.
Kế nhiệmKhông có
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh277 TCN
Nơi sinhGia Bình, Bắc Ninh Việt Nam
Mất
Ngày mất179 TCN
Nơi mấtDiễn Châu, Nghệ An
Giới tínhnam
Chức quanTướng Quân
Nghề nghiệpkỹ sư
Thời kỳHùng Vương
Truy phong
Chức vị Thạch Thần
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Cao Lỗ (277 TCN - 179 TCN), còn gọi là Cao Thông, Đô Lỗ,[1] Thạch Thần hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần, là một tướng tài của An Dương Vương (Thục Phán), quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Ông từng làm bộ hạ của Hùng Vương thứ 18 nhưng không được trọng dụng. Khi Âu Việt xâm lược Văn Lang, phò mã là Nguyễn Tuấn tử trận, vua Hùng phải tự tử, ông chán nản bỏ vào rừng sống ẩn dật. Sau này Thục Phán giết được danh tướng Đồ Thư và đánh tan 50 vạn đại quân nhà Tần, ông mới cảm phục ra giúp Thục Phán. Thục Phán cũng rất quý tài của ông. Tương truyền ông là người chế ra nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một lúc) mà còn được gọi là nỏ thần. Ông là người khuyên Thục An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế, chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa. Tại kì họp ngày 5 tháng 8 năm 2005, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã quyết định lấy tên ông để đặt tên cho một con đường ở trung tâm huyện Đông Anh.[2]

Chế nỏ liên châu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cao Lỗ là người sáng chế ra nỏ liên châu (nỏ thần): bắn một lần được nhiều mũi tên mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.

Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ. An Dương Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài", dấu vết này nay vẫn còn (góc đông bắc ngoài thành nội). Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ.

Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh. Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí lợi hại của nước Âu Lạc.

Từ năm 1959 ở Cổ Loa đã phát hiện được kho tên đồng hàng vạn mũi tại khu vực Cầu Vực. Cuộc khai quật Đền Thượng năm 2005 phát hiện di tích lò đúc mũi tên đồng cùng các khuôn đúc mũi tên ba cạnh, cho phép xác định rằng khu vực tây nam thành Trong xưa là một binh xưởng đúc mũi tên trang bị cho quân đội của An Dương Vương.

Khảo cổ học đã phát hiện lẫy nỏ ở một số di chỉ như: Làng Vạc (Nghệ An), Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Đặc biệt là hai chiếc lẫy nỏ trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia được phát hiện ở Cổ Loa, có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 – 2000 năm. Qua phục dựng cho thấy đây là loại nỏ bắn nhiều phát một lúc, theo đó một mặt phẳng được khắc nhiều rãnh để nạp được nhiều mũi tên, sau khi thả lẫy thì dây bật ra, phóng đi nhiều mũi tên cùng lúc[3]

Nỏ liên châu cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thời Chiến Quốc (trước thời Cao Lỗ khoảng 200 năm), gồm 2 loại:

  • 1 loại để nhiều mũi tên trên mặt phẳng khắc nhiều rãnh, mỗi lần thả dây sẽ phóng được nhiều mũi tên (giống nỏ Cao Lỗ). Loại này có tầm bắn xa nhưng kích thước lớn, nên phải gắn trên xe hoặc bệ, cần nhiều người để vận hành.
  • 1 loại khác tân tiến hơn, có hộp chứa tên gắn với cơ cấu lên dây, mỗi lần thả dây chỉ phóng 1 mũi tên nhưng khi kéo lại thì nạp được luôn mũi tên mới. Loại này gọn nhẹ, bắn nhanh, mỗi bộ binh có thể mang theo bên mình như vũ khí cá nhân, nhưng tầm sát thương không bằng loại kia.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Đà bèn lập xảo kế thông gia, cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không nghe còn nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi tìm nơi ở ẩn.

Sau khi Trọng Thủy biết được bí mật phòng thủ của An Dương Vương và về mách cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua chạy. Quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua chạy thoát nhưng do Mỵ Châu tin lời của Trọng Thủy, rải lông ngỗng theo sau để Trọng Thủy lần theo nên cả hai đã tử trận.

Theo dân gian, khi bị thương nặng ở cổ, tướng quân Cao Lỗ đã buộc lại và thúc ngựa chạy tới Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm) nghỉ một lát rồi lại chạy tiếp về vùng Bình Than, Lục Đầu được ít lâu sau thì mất. Ông mất ngày 4 tháng 4 âm lịch năm Nhâm Tuất (179 TCN).

Nguồn gốc, Phả hệ Cao Lỗ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Có thuyết[4] cho rằng cái tên Cao Lỗ không phải là họ Cao, mà do gắn với đá thạch, núi đá, rằng Cao Lỗ là một vị thần địa phương - thần Đá - đã được thu phục trong quá trình tiến xuống miền đồng bằng của An Dương Vương, và trở thành một vị tướng của nhà vua. Khi chết, ông trở thành thần bảo hộ cho vùng Việt Trì, Bạch Hạc.

Nhà Trần đã sắc phong cho ông là "Quả nghị Cương chính Uy huệ Chính thần Đại vương".

  • Theo GS Cao Thế Dung:[5]
"Họ Cao ở Nghệ An, theo thế phả, thủy tổ là ông Cao Lỗ, gốc Ngòi Sảo, Bắc Ninh, người đã chế tạo ra nỏ liễn mà Triệu Đà gọi là nỏ thần. Họ Cao di ra Thăng Long rồi từ Thăng Long vào Nghệ An, sau một hệ trở ra Sơn Nam (Nam Định) định cư tại đây". "Thám hoa Cao Quýnh (quan nhà Lê sơ) đậu Tiến sĩ (cập đệ, đệ tam danh) triều Lê Thánh Tông là hậu duệ của Thủy tổ Cao Lỗ".

Đền thờ Cao Lỗ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Theo dân gian, khi bị thương nặng ở cổ, tướng quân Cao Lỗ đã buộc lại và thúc ngựa chạy tới Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm) nghỉ một lát rồi lại chạy tiếp về vùng Bình Than, Lục Đầu được ít lâu sau thì mất.
  • Tại Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm), tại xã Quảng An (phường Tứ Liên, Hà Nội), Bắc Ninh, Bình Than, Nghệ An và nhiều vùng khác đều có đền thờ tướng quân Cao Lỗ. Tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng có đền thờ Cao Lỗ ở trong chùa Giác Hạnh tại địa chỉ số nhà 51 đường Ông Ích Khiêm thuộc quận 11
  • Ngoài ra, trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam linh thiêng có nhiều người coi ông là hoá thân của Quan lớn đệ Ngũ Tuần Tranh, nếu xét theo góc độ này ông có nhiều đền thờ khác.

Di Tích Văn Hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đền Cao Lỗ Diễn Châu[6], Được Huyện Diễn Châu Công Nhận Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Của Huyện Diễn Châu Đền Cao Lỗ được lập nên để thờ tướng quân Cao Lỗ, đền có địa chỉ tại xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
  • Tướng Cao Lỗ Còn Được Thờ Tại Chính Điện Khu Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Quốc gia Đền Cuông Khu di tích Cổ Hàng Nghìn Năm Được Chủ Tịch Tỉnh Phan Đình Trạc Chỉ Đạo Phá Hủy Để Trùng Tu Đền Cuông tại Diễn An, Diễn Châu, Nghệ An.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thu vien Huyen Thoai”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2010. Truy cập 13 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ Phố mới: Đường Cao Lỗ
  3. ^ http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/16815/tim-hieu-ve-tuong-quan-cao-lo-va-chiec-lay-no-trung-bay-o-bao-tang-lich-su-quoc-gia.html
  4. ^ “Tục thờ đá trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Số 1(91)/04)”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2006.
  5. ^ Mấy nét về cội nguồn - Văn minh văn hóa Việt Nam
  6. ^ https://visitnghean.com/vi/dencaolo
  • 101 chuyện xưa tích cũ (Việt Nam - Trung Quốc)- Đặng Việt Thủy - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2005.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chuyện nỏ thần Lưu trữ 2007-03-11 tại Wayback Machine (văn học)
  • Hà Nội: Thêm nhiều đường phố mới[liên kết hỏng]
  • Cao Lỗ - cha đẻ của nỏ thần Liên Châu Lưu trữ 2024-03-04 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
An Dương Vương
VuaAn Dương Vương
Sự kiệncuộc chiến Chống quân Tần  • Xây thành Cổ Loa  • Kết giao Triệu Đà  • Chống quân Triệu
Lĩnh vực Chính trị  • Hành chính  • Kinh tế  • Văn hóa
Di tích Thành Cổ Loa
Hiện vật Nỏ liên châu
Đối ngoạiTrung Quốc (Nhà Tần)
  • Hồng Bàng
  • An Dương Vương
  • Triệu
  • Tự chủ
  • Đinh
  • Tiền Lê
  • Trần
  • Hồ
  • Lê sơ
  • Lê trung hưng
  • Mạc
  • Tây Sơn
  • Nguyễn

Từ khóa » đền Thờ Cao Lỗ Cổ Loa đông Anh Hà Nội