Cập Nhật điều Trị Diệt Trừ H.Pylori Từ Hướng Dẫn Của Tổ Chức Tiêu ...
Có thể bạn quan tâm
Helicobacter pylori (viết tắt H. pylori) là xoắn khuẩn sống trong dạ dày có thể gây viêm loét niêm mạc dạ dày - tá tràng. H. pylori còn được xác định là nguyên nhân hàng đầu có thể gây ung thư dạ dày. Trước tình trạng vi khuẩn này phát sinh tính đề kháng kháng sinh rất nhanh và phức tạp, tháng 5/2021, Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO) đã chính thức Ban hành hướng dẫn điều trị tiệt trừ H. pylori.
Các điểm nổi bật trong hướng dẫn của WGO 2021 xin được tóm tắt dưới đây:
Các điểm cần nhấn mạnh:
- Tiệt trừ H. pylori trước khi xảy ra thay đổi mô bệnh học có hại hoặc tiền ung thư đã được chứng minh giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày
- Quyết định xét nghiệm H. pylori nên được thực hiện với ý định điều trị
- Việc tiệt trừ H. pylori thành công phụ thuộc vào việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Cần dành thời gian để tư vấn, giải thích cách dùng phác đồ nhiều thuốc và lường trước các tác dụng không mong muốn. Cần nhấn mạnh sự cần thiết hoàn thành việc điều trị.
Chọn lựa phác đồ điều trị:
-Cần dựa trên chứng cứ về tính đề kháng kháng sinh tại địa phương
- Ngoại suy từ nguồn dữ liệu tốt hơn tham khảo từ nơi khác
- Ý kiến chuyên gia
Nguyên tắc điều trị đầu tay:
- Mức hiệu quả tiệt trừ tối thiểu cần thiết để chấp thuận sử dụng 1 phác đồ điều trị theo ITT (Intention-to-treat): > 80%
- Đề kháng clarithromycin là yếu tố chính gây ra thất bại điều trị tiệt trừ H. pylori
- Vùng có đề kháng clarithromycin > 15 – 20%, không dùng phác đồ PAC (PPI; Amoxicillin và Clarithromycin)
Phác đồ điều trị đầu tay ở vùng có đề kháng clarithromycin cao:
- Phác đồ 4 thuốc chứa bismuth kinh điển (PBMT): hiệu quả tốt và đã có nhiều nghiên cứu chứng minh
- Phác đồ 3 thuốc chứa levofloxacin (+B): có thể là lựa chọn thay thế
- Phác đồ nối tiếp, 4 thuốc không có bismuth: ít chứng cứ hơn
- Nếu có kết quả nuôi cấy và sinh học phân tử đánh giá kháng thuốc: điều trị cá thể hóa “tailored therapy”
Phác đồ điều trị sau thất bại lần đầu và cứu vãn ở vùng có đề kháng clarithromycin cao:
- PBMT và PAL đều cho hiệu quả tốt > 80%, nên 14 ngày
- Chọn lựa một trong hai phác đồ trên dựa vào tỷ lệ kháng levofloxacin nếu biết, kinh nghiệm, giá thành, khả năng tuân thủ
- Phác đồ cứu vãn khác:
+ PPI + Amox + Rifabutin: kém hiệu quả, không nên dùng ở vùng có dịch tễ lao
+ 4 thuốc không bismuth: thường kém hiệu quả do vi khuẩn kháng clarithromycin và metronidazol cao.
+ PPI + Amox liều cao: có thể hiệu quả tốt
Khi các phác đồ điều trị thích hợp đã được tuân thủ nhưng không thành công:
- Tránh tiếp tục điều trị theo ý muốn và chấp nhận tình trạng nhiễm H. pylori diễn tiến trừ khi có ý kiến chuyên gia hoặc bệnh nhân được tham gia thử nghiệm lâm sàng.
- Trong trường hợp bệnh nhân bị loét dạ dày-tá tràng tái phát có thể cần điều trị kháng tiết duy trì.
Dưới dây là một số bảng và hình quan trọng tổng hợp về các phác đồ điều trị tiệt trừ H. pylori:
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cập nhật điều trị tiệt trừ H. pylori: Từ hướng dẫn WGO 2021 đến thực hành lâm sàng tại Việt Nam - PGS. TS. Quách Trọng Đức, Đại học Y Dược TPHCM - Hội nghị Khoa học Tiêu hóa toàn quốc lần thứ 27. 2. World Gastroenterology Organisation Global Guidelines Helicobacter pylori May 2021. 3. Fallone CA, Moss SF, Malfertheiner P. Reconciliation of Recent Helicobacter pylori Treatment Guidelines in a Time of Increasing Resistance to Antibiotics. Gastroenterology. 2019 Jul;157(1):44-53. doi: 10.1053/j.gastro.2019.04.011. Epub 2019 Apr 15. PMID: 30998990. Biên soạn: DS. Nguyễn Quang Sáng, Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh. Hiệu đính: DSCKII. Bùi Hoàng Dương, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh. PGS. TS. Nguyễn Thành Hải, Bộ môn Dược lâm sàng - Trường ĐH Dược Hà Nội.
Chia sẻHình ảnh hoạt động nổi bật
Video Bệnh viện
Trang thiết bị hiện đại
Hệ thống SPECT hai đầu thu
Siêu âm Doppler xuyên sọ
Máy siêu âm tim
Máy xét nghiệm hóa sinh dxc 700Au
Kỹ thuật chụp mạch máu não bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)
Máy xét nghiệm huyết học XT 1800i
Máy xét nghiệm miễn dịch tự động
Máy định danh và làm kháng sinh đồ Vitek 2 Compact
Các dịch vụ kỹ thuật cao
Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo Thay máu sơ sinh do bất đồng nhóm máu Tán sỏi niệu quản ngược dòng Laser Phẫu thuật Cột sốngDịch vụ khám, điều trị theo yêu cầu
Khám bệnh nhân sau phẫu thuật
Khoa yêu cầu, điều trị tất cả các chuyên khoa
Khám Ngoại khoa
Khám chuyên khoa Mắt
Đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp, tận tình
Khám Nội khoa
Khám Nhi khoa
Khám Nội soi Tai Mũi Họng
Khám, chữa các bệnh Răng Hàm Mặt
Liên hệ / Gửi câu hỏi
Thư viện điện tử
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Hồi sức tích cực
Tài liệu Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng-miễn dịch lâm sàng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu
Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Da liễu
Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Nhi khoa
Liên kết website
Thống kê truy cập
Online: 118
Tổng lượt truy cập: 23547757
Hôm nay: 3078
Từ khóa » Phác đồ Diệt Hp Bộ Y Tế
-
5+ Phác Đồ Thuốc Điều Trị Vi Khuẩn Hp Theo Bộ Y Tế 2022
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày Mới Nhất Của Bộ Y Tế
-
Tìm Hiểu Về Phác đồ điều Trị HP Theo Bộ Y Tế - Hello Bacsi
-
Có Thực Sự Cần Phải Quá Lo Lắng Với Vi Khuẩn HP Như Vậy Không?
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày | Vinmec
-
[PDF] Phát Triển Các Phác đồ điều Trị - Helicobacter Pylori - Cảnh Giác Dược
-
ĐIỀU TRỊ HELICOBACTER PYLORI TRONG BỆNH LÝ DẠ DÀY
-
Hướng Dẫn Phác đồ điều Trị Loét Dạ Dày Theo Tiêu Chuẩn Của Bộ Y Tế
-
4 Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày Hp Mới Nhất Siêu Hiệu Quả
-
Phác đồ điều Trị Hp Mới Nhất Theo Hướng Dẫn Của Bộ Y Tế
-
Cập Nhật Hướng Dẫn điều Trị Hp Của Hội Tiêu Hóa Việt Nam 2018
-
Phác đồ Thuốc điều Trị Vi Khuẩn Hp: Đơn Thuốc, Lưu ý, Tác Dụng Phụ
-
Phác Đồ Điều Trị Vi Khuẩn Hp Mới Nhất Từ Bộ Y Tế - Thuốc Dân Tộc
-
Hướng Dẫn điều Trị Bệnh Dạ Dày Có Vi Khuẩn Hp Của Bộ Y Tế Việt Nam