Capoeira – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Một cuộc chiến Capoeira ở Lima, Peru.
thuat.vn/vo-thuat-tv/clip-dac-sac/capoeira-khi-nhung-cu-da-chet-nguoi-hoa-vao-dieu-nhay.html
Biểu diễn Capoeira ở Boston.

Capoeira là một môn võ thuật xuất phát từ Brasil, có nguồn gốc châu Phi, được các nô lệ người da đen bí mật du nhập và truyền bá, ngụy trang thành những vũ điệu trong những nghi lễ tôn giáo. Cái tên Capoeira do người da đỏ ở Brasil đặt. Nó có nghĩa là "trảng bụi mọc lại sau khi bị cắt", đó cũng là nơi người da đen tới sinh hoạt. Ở Brasil có các cuộc thi đấu giữa những hội Capoeira khác nhau.

Capoeira vốn có một hiệu lực về mặt chiến đấu đến đáng sợ[cần dẫn nguồn]. Đó là một nghệ thuật tập hợp nhiều nghệ thuật khác. Nó là thứ trò chơi nhào lộn, vừa là âm nhạc, vừa là thơ ca. Từ đó người ta sáng tác ra các bài hát, chế tạo ra các nhạc cụ, cùng khai phá những phương pháp chiến đấu độc đáo. Có thể nói Capoeira ngày nay có một sức hấp dẫn lạ lùng, nó đã đi chu du khắp thế giới, chinh phục mọi tầng lớp xã hội[cần dẫn nguồn]. Từ bình dân tới thượng lưu đều say mê luyện tập. Ở một số vùng, nhất là ở châu Mỹ La Tinh.

Mestre Bimba group, 2022

Giống như các môn võ thuật khác, Capoeira cũng có các cấp đai. Đai ở đây là những sợi dây mảnh bện lại, màu đỏ là đai cao nhất và chỉ người thầy mới có quyền đeo. Mỗi nhóm có màu đai và cấp bậc khác nhau tùy theo yêu cầu và luật của nhóm đó. Mỗi năm người ta làm lễ phong đai một lần gọi là Batizado. Chỉ có đai Mestre mới được trao đai cho học sinh. Tính kỉ luật của Capoeira rất cao như các môn khác. Capoeira là một môn võ mà có thể luyện tập và học hỏi không ngừng. Một Capoeirist mới nhập môn phải thực hiện bài đầu tiên trước mọi người. Trong buổi lễ nhập môn này nhiều bậc thầy tới dự và người mới nhập môn sẽ "đấu" với một trong số họ. Để nhận ân huệ và được phong biệt danh, người đấu phải thực hiện thành công đòn dencao, tức đòn chân đẩy đối phương bật ra sau. Nếu mông đối phương chạm đất thì coi như anh ta thắng và trở thành Capoeirist.

Capoeira ngày xưa là môn võ giết chóc đáng sợ do bản năng sinh tồn của các nô lệ.Ngày nay, bản tính nhân đạo của võ thuật đã làm Capoeira bỏ đi những đòn hiểm ác để Capoeira gần gũi và xóa bỏ bức màn ngăn cách giữ các con người.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, một số người tham gia đã sử dụng tên angola hoặc thuật ngữ brincar de angola ("chơi angola") cho nghệ thuật này.Trong các tài liệu chính thức, capoeira được gọi là "capoeiragem", với người thực hành được gọi là "capoeira". Dần dần, nghệ thuật này được gọi là capoeira với người thực hành được gọi là capoeirista.

Vào thế kỷ 17, việc buôn bán nô lệ châu Phi diễn ra mạnh mẽ ở Brazil, do thực dân Bồ Đào Nha thực hiện. Theo các võ sĩ và võ sư cũ theo phong cách truyền thống của Capoeira, môn võ này có khởi nguồn từ Angola, dù nguồn gốc chưa rõ nhưng đã có một số câu chuyện cho rằng Capoeira dựa trên 1 môn võ tên là Engolo. Các nô lệ Châu Phi ở Brazil chủ yếu xuất thân từ các bộ lạc Tây và Trung Phi, họ tạo thành 1 cộng đồng châu Phi, giao lưu và pha trộn các tục lệ văn hóa với nhau. Đến khi văn hóa võ thuật truyền thống của nô lệ châu Phi bị phát hiện,để che giấu họ đã ma mãnh kết hợp nó với vũ điệu dân gian Brazil để hình thành nên Capoeira (cái tên do người da đỏ ở Brazil đặt cho môn nghệ thuật này có nghĩa là "trảng bụi mọc lại sau khi bị cắt").

Capoeira đường phố ở Rio thế kỷ 19 rất bạo lực và khác xa với nghệ thuật ban đầu. Capoeiragem chiến đấu đường phố này là sự kết hợp của năm kỹ thuật chiến đấu:đòn đá, húc đầu, đánh tay, chiến đấu bằng dao và bằng gậy, chỉ có 1 số kỹ thuật đầu tiên trong số chúng có thể có nguồn gốc từ nghệ thuật Angola. Phiên bản capoeira hiện đã tuyệt chủng được gọi là capoeira carioca (có nghĩa là Rio de Janeiro).

Cho dù sự ra đời và phát triển của Capoeira lúc đó bị ngăn cấm, bị đàn áp một cách cực kỳ dã man, nhưng Capoeira và các học viên của môn nghệ thuật này vẫn bám trụ và kiên trì đấu tranh qua nhiều thế kỷ. Để rồi đến ngày nay, Capoeira đã trở thành một di sản văn hóa đặc sắc của xứ Brazil và được công nhận là môn thể thao quốc gia vào năm 1937 Capoeira hiện đại xuất phát từ Bahia , và được các thầy Bimba và Pastinha biên soạn theo phong cách Region và Angola . Họ đưa việc đào tạo và biểu diễn Capoeira ra đường phố, thành lập học viện, quy định đồng phục, bắt đầu dạy phụ nữ và giới thiệu capoeira cho nhiều đối tượng hơn

Kĩ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Capoeira là một môn võ thuật nhanh và linh hoạt , tập trung vào chiến đấu khi bị áp đảo về số lượng hoặc bất lợi về công nghệ. Phong cách này nhấn mạnh vào việc sử dụng phần thân dưới để đá, quét và hạ gục kẻ tấn công, sử dụng phần thân trên để hỗ trợ các chuyển động đó và đôi khi cũng tấn công. Nó có một loạt các vị trí và tư thế cơ thể phức tạp nhằm mục đích liên kết các động tác và đòn tấn công lại với nhau theo một dòng chảy không bị gián đoạn, để tấn công, né tránh và di chuyển mà không bị gián đoạn chuyển động, mang lại cho phong cách này tính không thể đoán trước và tính linh hoạt đặc trưng.

1 phần động tác Ginga

Kham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

"Lịch sử Capoeira Brasil". Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2018 . Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2018

"Capoeira – The Martial Arts Encyclopedia" Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2018 . Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2018 .

"Capoeira điệu nhảy tử thần" bài báo của candy.com.vn

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Capoeira.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Võ thuật
  • Danh sách các môn phái
  • Lịch sử
  • Niên biểu
  • Cương và nhu
Nguồn gốc theo khu vực
  • Trung Quốc
  • Châu Âu
  • Ấn Độ
  • Indonesia
  • Hoa Kỳ
  • Nhật Bản
  • Triều Tiên
  • Philippines
  • Việt Nam
  • Campuchia
Kỹ thuật tay không
  • Cận chiến
  • Ghì chặt
  • Đòn cùi trỏ
  • Húc đầu
  • Đòn nắm
  • Đòn chân (cước, phi cước)
  • Đòn đầu gối
  • Khoá khớp
  • Đòn tay (dọc trúc, thôi châu, thôi sơn)
  • Đòn quét
  • Takedown
  • Đòn ném
  • Quyền thuật/Quyền cước
  • Tấn pháp (đinh tấn, kiềm dương tấn, trung bình tấn)
Vũ khí
  • Bắn cung
  • Đấu dao
  • Vũ khí cận chiến
  • Bắn súng
  • Đấu gậy
  • Đấu côn
  • Đấu kiếm
  • Đao thuật
  • Thương thuật
  • Kiếm thuật
Luyện tập
  • Kata
  • Vũ khí luyện tập
  • Bao tập đấm
  • Thôi thủ
  • Randori
  • Đấu tập
  • Mộc nhân thung
  • Mai hoa thung
  • Võ phục
  • Đai đen
Vật lộn
  • Nhu thuật Brazil
  • Judo (Nhu đạo)
  • Jujutsu (Nhu thuật)
  • Sambo Nga
  • Sumo
  • Đấu vật
Đòn đánh
  • Kun Lbokator
  • Kun Khmer (Quyền Khmer)
  • Quyền Anh
  • Capoeira
  • Karate (Không Thủ Đạo)
  • Kickboxing (Quyền cước)
  • Muay Thái (Quyền Thái)
  • Lethwei
  • Tán thủ
  • Savate
  • Taekwondo (Đài Quyền Đạo)
  • Việt Võ Đạo (Vovinam)
  • Võ Thiếu Lâm
  • Túy quyền
Khí
  • Aikido (Hợp Khí Đạo)
  • Aikijutsu
  • Bát quái chưởng
  • Thái cực quyền
  • Hình ý quyền
  • Khí công
Trực chiến /Đối kháng
  • Kun Khmer chuyên nghiệp
  • Quyền Anh chuyên nghiệp
  • Kickboxing chuyên nghiệp
  • Karate trực chiến
  • Võ thuật tổng hợp
  • Đấu vật chuyên nghiệp
Tự vệ / Chiến đấu tổng hơp
  • Võ gậy (Arnis)
  • Bartitsu
  • Hapkido (Hiệp Khí Đạo)
  • Kajukenbo
  • Krav Maga
  • MCMAP
  • Pencak Silat
  • Systema
  • Vịnh Xuân quyền
  • Phương diện luật pháp
Chiết trung / Hỗn hợp
  • Kenpo Hoa Kỳ
  • Chun Kuk Do
  • Triệt quyền đạo
  • Kuk Sool
  • Shooto
  • Shorinji Kempo
  • Unifight
Giải trí
  • Chiến đấu trên sân khấu
  • Đấu vật chuyên nghiệp
  • Phim võ thuật (Chanbara)
  • Trò chơi điện tử đối kháng
  • Võ hiệp (Phim võ hiệp)
Cổng thông tin Chủ đề Võ thuật

Từ khóa » Học Võ Capoeira