Card NVIDIA Quadro Là Gì? Chơi Game được Hay Không?
Có thể bạn quan tâm
Card đồ họa từ lâu được xem như một công cụ hữu ích để nâng cấp chất lượng chơi game của bạn. Trong số những dòng card đồ họa hiện nay, không thể không nhắc đến Card NVIDIA Quadro. Vậy thực chất loại card này là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Card NVIDIA Quadro là gì? Chơi game được hay không?
I. Card màn hình NVIDIA Quadro là gì?
1. Định nghĩa
Quadro là một loại card đồ họa chuyên dành cho người dùng có nhu cầu về thiết kế đồ họa hoặc làm phim chuyên nghiệp. Sản xuất bởi nhà NVIDIA, Quadro sở hữu cho mình những công nghệ tiên tiến nhất, có khả năng kiết xuất đồ họa một cách vô cùng chính xác và từ đó đem lại trải nghiệm hình ảnh siêu tốt cho người dùng.
Quadro thường được sử dụng riêng cho máy tính chuyên dụng. Card đồ họa này áp dụng kỹ thuật khử răng cưa để tăng độ sắc nét cho ảnh, giúp giao diện tổng thể trở nên chất lượng nhất.
NVIDIA Quadro RTX 400
2. So sánh Geforce và Quadro
NVIDIA GeForce là một cái tên vốn đã rất nổi bật trong làng card đồ họa. Vậy giữa GeForce và Quadro có những điểm giống và khác nhau thế nào?
Nhìn chung, về mặt cấu trúc thì dòng card đồ họa này khá tương đồng. Nhưng chính vì được tối ưu firmware nên Quadro có một số tính năng riêng biệt. Quadro tập trung vào việc thực hiện các tác vụ điện toán nên dành riêng cho máy trạm. Và cũng vì thế nên không thực sự phù hợp với mục đích chơi game.
Geforce lại chú trọng vào tốc độ thực hiện các tác vụ. Card đồ họa này cho phép dựng được nhiều khung hình mỗi giây hơn so với Quadro.
So sánh Geforce và Quadro
II. Điểm nổi bật của NVIDIA Quadro
1. Dòng sản phẩm thông dụng
Nhìn chung NVIDIA Quadro có thể chia ra thành các dòng sản phẩm như:
- Quadro Desktop: Dành chuyên dụng cho máy tính bàn.
- Quadro Mobile: Dành cho các hệ laptop.
- Quadro AIO: Dành cho hệ máy PC All-in-one
- Quadro Visual Computing Appliance (VCA): kết nối sử dụng thông qua mạng khi nó là 1 server.
- Multi-GPU Technology: Hệ thống kết hợp Quadro và Tesla.
- Quadro Display and Desktop Management: Hiển thị đa màn hình bằng dòng Quadro hay dòng NVS.
Thông số sản phẩm
2. Đánh giá tổng quan
Ưu điểm của Quadro là hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Card đồ họa này có thể chuyển đổi, tăng tốc độ công việc và hoàn thành các tác vụ chỉ trong thời gian ngắn. Dù cho nhu cầu của bạn là tạo ra các thiết kế phức tạp với dung lượng lớn hay cần các sản phẩm trực quan sinh động, Quadro đều có thể đáp ứng đầy đủ và hơn cả mong đợi.
Nhược điểm dễ quan sát nhất của Quadro chắc là ở điểm Quadro chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng tác vụ chứ chưa chú ý đến tốc độ. Vì thế, người dùng vẫn còn e dè khi mua Quadro do tính ứng dụng vẫn chưa cao. Ngoài ra, giá thành cao cũng là một yếu tố khiến Quadro vẫn còn khá xa lạ với nhiều khách hàng.
Đánh giá tổng quan
III. Card Quadro có chơi game được không?
Như đã đề cập ở trên, Quadro vẫn có thể được dùng để chơi game nhưng lại không không thông dụng với mục đích này. Bởi lẽ giá thành của loại card đồ họa này khá cao nhưng đem lại chất lượng về tốc độ tương đương với các card khác. Quadro chạy xung nhịp khá chậm, có thể gây ra tình trạng FPS thấp và khiến hạn chế tốc độ của người chơi trong game.
Quadro tập trung xử lý và tính toán để giảm thiểu các lỗi nhỏ, hạn chế sai sót các ở phép tính hay nói cách khác là hoạt động theo nguyên tắc “chậm mà chắc”. Và cũng vì vậy, Quadro sẽ phù hợp khi được sử dụng để thiết kế đồ họa, nơi yêu cầu sự tỉ mỉ và các sai sót không được phép xảy ra..
Card Quadro có chơi game được không?
IV. Các dòng sản phẩm Card Quadro
1. Phân khúc tầm trung
Ở tầm trung, có thể thấy Quadro tập trung vào 3 model sản phẩm.
- Quadro 400: Với hiệu suất lên đến 90%, Quadro 400 đảm bảo được sức hoạt động mạnh mẽ của mình. Ngoài ra, tính năng chống răng cưa TSSAA cho phép card đồ hoạ này cung cấp hình ảnh vô cùng sắc nét mà không cần phải chịu ảnh hưởng của các tương tác khác. Năng lượng tiêu thụ nhỏ và thiết kế linh hoạt với tất cả các máy trạm cũng là điểm cộng to lớn cho Quadro 400.
Quadro 400
- Quadro 600: Loại card đồ họa này gây ấn tượng với các thông số kỹ thuật của mình. Quadro 600 mang chip fermi với tốc độ xung nhân lên tới 640MHz, xung bộ nhân 800MHz. Với bộ nhớ trang bị 1GB và mức băng thông 25.6GB/s, Quadro sẽ đáp ứng được nhu cầu thiết kế, lưu trữ của bạn.
Quadro 600
- Quadro 2000: Điểm nổi bật nhất của Quadro 2000 là hiển thị được các hình ảnh 3D với chất lượng cao. Mang công nghệ Mosaic, Quadro 2000 có thể dùng cho 8 màn hình mà vẫn đảm bảo tạo ra các khối hình mượt mà từng chi tiết. Quadro 200 có 192 lõi chạy song song.
Quadro 2000
- Quadro P620: Quadro P620 dù là sản phẩm tầm trung nhưng cũng được chú ý và đón nhận tích cực với hiệu năng vượt trội. Card đồ họa này còn kèm theo bracket cho máy mini và SFF.
Quadro P620
- Quadro P1000: Loại card đồ họa này hỗ trợ hiển thị hình ảnh 4K và 5K với hiệu suất vô cùng mạnh mẽ. P1000 còn sở hữu chứng nhận ISV qua khả năng cung cấp đồ họa chất lượng cao dù kích thước khá nhỏ gọn và tiện dụng.
Quadro P1000
- Quadro P2200: Quadro P2200 được ra đời với mong muốn trở thành cánh tay đắc lực dành riêng cho các tác vụ đồ họa, dựng hình 3D ở độ phân giải cao. Card đồ họa này thường được sử dụng cho các máy trạm, máy tính chuyên nghiệp (CAD), các ứng dụng tạo nội dung số (DCC), ....
Quadro P2200
2. Phân khúc cao cấp
- Quadro 4000: Dù đã ra đời khá lâu nhưng Quadro 4000 có chỗ đứng đáng gờm ở phân khúc cao cấp. Với bộ nhớ đồ họa 2GB và có đến 256 lõi xử lý song song, Quadro 4000 xây dựng một nền tảng kiến trúc cực kỳ chắc chắn để thực hiện các tác vụ thiết kế trong hiệu suất cao nhất.
Quadro 4000
- Quadro 5000: Đây là dòng Quadro được sản xuất dành riêng cho Mac Pro. Quadro 5000 sở hữu bộ nhớ khủng lên tới 4GB và hiệu suất nâng cấp gấp 2 lần. Loại card cao cấp này hỗ trợ màn hình 4K và có thể chạy 4 màn hình cùng một lúc đấy!
Quadro 5000
- Quadro RTX4000: Quadro RTX 4000 có một tính năng vô cùng vượt trội đó là có thể dò tia được tăng tốc GPU, từ bó giúp tạo bóng nâng cao và tạo đồ họa chất lượng cao. Người dùng có thể thoải mái sáng tạo với thời gian xử lý của card đã được đẩy nhanh hơn.
Quadro RTX4000
- Quadro RTX5000: Card đồ họa này sỡ hữu đến hai khe cắm sử dụng bộ làm mát kiểu quạt gió, nhờ đó mà khả năng làm mát được nâng cao, phù hợp cho các máy trạm đông đúc. Ngoài ra, RTX5000 cũng được trang bị bộ nhớ gấp đôi nhưng chất lượng đồ họa vẫn không đổi.
Quadro RTX5000
3. Phân khúc Ultra High-End
- Quadro 6000: Cái tên đầu tiên trong phân khúc Ultra High-End là Quadro 6000. Theo NVIDIA, đây là một trong những card Quadro mạnh nhất trên thị trường với bộ nhớ 12GB và 2000 nhân CUDA. Quadro 6000 cho phép người dùng xem trước cả những cảnh phim 3D phức tạp nhất ở chất lượng tốt nhất trong khi những dòng card thấp hơn không thể.
Quadro 6000
- Quadro RTXA6000: Nằm trong phân khúc siêu cao cấp, dòng card đồ họa này chuyên được dùng trong các lĩnh vực đòi hỏi yêu cầu chính xác cực kỳ cao. Thường thì nhóm khách hàng chủ yếu là các kỹ sư thiết kế các tòa nhà hiện đại, hoặc hình thành ý tưởng đột phá về khoa học. Với RTXA6000, bạn sẽ dễ dàng sáng tạo đồ họa mạnh mẽ nhất thế giới.
Quadro RTXA6000
- Quadro RTX8000: Quadro RTX8000 sở hữu kiến trúc Turing và đồng thời được trang bị các bộ xử lý Ray-tracing. Vì thế, card giúp tăng tốc độ tính toán ánh sáng và âm thanh di chuyển trong môi trường 3D, được sử dụng để dựng khung hình mang tốc độ hơn 30 lần tốc độ của CPU.
Quadro RTX8000
Có thể bạn quan tâm: NVIDIA là gì? Dòng sản phẩm NVIDIA có mặt trên thị trường
Xem thêm:
- Unreal Engine là gì? Cách thức hoạt động và xu hướng phát triển
- Ổ cứng SSD NVMe là gì? Ưu điểm của công nghệ ổ cứng SSD NVMe
- Metadata là gì? Ứng dụng và lợi ích Metadata trong cuộc sống
Trên đây là bài viết về khái niệm cũng như những điều bạn có thể chưa biết về card màn hình NVIDIA Quadro. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Đừng quên chia sẻ bài viết lí thú này với mọi người nữa nhé!
Wikipedia - Từ điển bách khoa toàn thư mở Miễn phí Công cụ, Giáo dục học tập, Truyện sách Nhà phát hành: Wikimedia Foundation3765 lượt xemTừ khóa » Fx Trong Game Là Gì
-
Các Thuật Ngữ Trong Tùy Chỉnh đồ Họa ở Tất Cả Các Game Thường Gặp
-
CÁC THIẾT LẬP ĐỒ HỌA TRONG GAME CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO
-
10 Thiết Lập đồ Họa "lạ Mà Quen" Trên Game PC - Vietgame Asia
-
Post FX Là Gì Nhỉ?
-
Đây Là ý Nghĩa Của Những Thiết Lập đồ Họa Game - GameK
-
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ TRONG SETTING GRAPHIC CỦA GAME
-
Các Thuật Ngữ Trong Game Cướp đường Phố GTA 5
-
Ý Nghĩa Các Thiết Lập đồ Họa Trong Game - Ben Computer
-
Bạn đã Hiểu Hết Về Khử Răng Cưa? SMAA, TAA, FXAA, MSAA, 2x, 4x ...
-
Trải Nghiệm AMD FidelityFX Super Resolution : Hiệu Năng Tăng ...
-
Công Cụ Hỗ Trợ Card đồ Họa NVIDIA GeForce
-
Hướng Dẫn Game Effect Unity – Cơ Bản Về Particle System
-
Hướng Dẫn Game Effect – Hiệu ứng Buff đơn Giản – DucVu FX