Câu 5: Khái Niệm Phép Biện Chứng, Các Hình Thức Cơ ... - C210DH01
Có thể bạn quan tâm
Pages
- Trang chủ
- Download
- Hướng dẫn
- Việc làm
- Liên hệ
Thông Báo Mới!
Câu 5: Khái niệm phép biện chứng, các hình thức cơ bản của phép biện chứng trong lịch sử triết học; Phân tích phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
A. Khái niệm biện chứng Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệthống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan. Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình - phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập tĩnh tại và tách rời. B. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng Trong lịch sử triết học, phép biện chứng phát triển qua ba hình thức cơ bản: phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin. Phép biện chứng chất phác thời cổ đại Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học, là nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Tiêu biểu như. Tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” (học thuyết về những nguyên lý, quy luật biến đổi phổ biến trong vũ trụ); “ngũ hành luận” (học thuyết về những nguyên tắc tương tác, biến đổi của các tố chất bản thể trong vũ trụ) của Âm dương gia. Trong triết học Ấn Độ biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện chứng là triết học Phật giáo với các phạm trù như: “vô ngã”, “vô thường”, “nhân duyên” Thời cổ đại Hy Lạp, một số nhà triết học duy tâm (Platon) coi phép biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý. Arixtôt đồng nhất phép biện chứng với lôgíc học. Một số nhà triết học duy vật có tư tưởng biện chứng về sự vật (biện chứng khách quan). Hêraclit coi sự biến đổi của thế giới như một dòng chảy. Ông nói: “Mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều biến đổi”. “Người ta không thể tắm được hai lần trong cùng một dòng sông”. Phép biện chứng chất phác thời cổ đại có đặc điểm là: Nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng không phải dựa trên thành tựu của khoa học mà bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, là kết quả của sự quan sát trực tiếp. Do đó, chưa đạt tới trình độ phân tích giới tự nhiên, chưa chứng minh được mối liên hệ phổ biến nội tại của giới tự nhiên. Từ nửa cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển mạnh, đi vào nghiên cứu từng yếu tố riêng biệt của giới tự nhiên dẫn đến sự ra đời của phương pháp siêu hình và phương pháp này trở thành thống trị trong tư duy triết học và nghiên cứu khoa học vào thế kỷ XVIII. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ và hoàn thiện ở hệ tthống triết học của G.Hêghen. Triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của phép biện chứng duy tâm. Tính duy tâm trong triết học của G.Hêghen được biểu hiện ở chỗ, ông coi phép biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu của “ý niệm tuyệt đối”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan. Ông cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là điểm khởi đầu của tồn tại, tự “tha hóa” thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần. Tinh thần, tư tưởng, ý niệm tuyệt đối là cái có trước, thế giới hiện thực chỉ là bản sao chép của ý niệm. Như vậy, Hêghen, là người xây dựng phép biện chứng tương đối hoàn chỉnh với một hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật. Tuy nhiên, phép biện chứng Hêghen là phép biện chứng duy tâm, là phép biện chứng ngược đầu; ông coi biện chứng của ý niệm sinh ra biện chứng của sự vật, chứ không phải ngược lại. Ph.Ăngghen nhận xét rằng: “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng. Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó” C. Phép biện chứng duy tâm khách quan Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết học cổ điển Đức cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Thời kì này, khoa học đã đạt được những thành tựu xuất sắc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những thành tựu khoa học đó là cơ sở để đi tới những khái quát mới về nội dung phép biện chứng. Đại diện tiêu biểu cho phép biện chứng duy tâm là Hêghen. Ông là người đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm với một hệ thống khái niệm, phạm trù và quy luật cơ bản. Tính chất duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen thể hiện ở chỗ : Ông coi “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước, và trong quá trình vận động phát triển, “ý niệm tuyệt đối” tha hóa thành giới tự nhiên và xã hội; cuối cùng lại trở về với chính mình trong tinh thần tuyệt đối. Sai lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen là ở chỗ ông cho rằng biện chứng của ý niệm sản sinh ra biện chứng của sự vật. Đó là phép biện chứng duy tâm khách quan, thiếu triệt để, thiếu khoa học.D. Phép biện chứng duy vật Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà khoa học trước đó, dựa trên cơ sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học thời ấy và thực tiễn lịch sử loài cũng như thực tiễn xã hội, vào giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật, về sau được V.I.Lênin phát triển vào đầu thế kỉ XX, đem lại cho phép biện chứng một hình thức mới về chất. Đó là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Chính vì vậy, nó đã khắc phục được những hạn chế của phép biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cận đại. Nó đã khái quát đúng đắn những quy luật cơ bản chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới. Phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Vì thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Nhãn: Môn Triết học_CN Mác-Lê Nin1 nhận xét:
Quang Văn nói...Câu A và Câu B đang có nhiều thông tin khó để giải quyết quá. Có bạn nào thử truy cập vào đây https://myhocdaicuong.com giúp mình tìm lời giải cho bài thi này với
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủMenu
- Download (2)
- GDQP (2)
- Góc học tập (1)
- Lịch Thi (2)
- Liên hệ (1)
- Môn Mỹ Học Đại Cương (3)
- Môn Thiết kế Logo (1)
- Môn Thiết kế xây dựng web (1)
- Môn Trang Trí (8)
- Môn Triết học_CN Mác-Lê Nin (20)
- Pictures (2)
- Tào lao - Chém gió (2)
- Thời Khóa Biểu (5)
- Thực tập (3)
- Tin tức của lớp (1)
- Tốt nghiệp (3)
- Videos (4)
Thành viên
Tổng số truy cập
Danh sách Blog của Tôi
- Ngồi Một Mình Trong Chiều Vắng
- Tình đầu hạ 0203
- CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG C210DH01
Thành viên vừa viếng thăm
- 1500cc
- Bi nè
- C210DH01
- Pham Thi Minh Truyen
- Quang
- Simba
- Unknown
- Unknown
- Unknown
- ♥♥(¯`•♥nhox ♥ *** ♥•´¯)♥♥ (^oo^)
- h
- haunguyen3939
- kheoheo
- legia
- thanlongcodon
Bài viết lưu trữ tháng
- tháng 3 (3)
- tháng 4 (21)
- tháng 5 (13)
- tháng 6 (8)
- tháng 7 (1)
- tháng 8 (1)
- tháng 9 (1)
- tháng 2 (3)
- tháng 4 (5)
- tháng 5 (2)
Xem nhiều nhất
- TRẢ LỜI CÂU HỎI MÔN TẬP MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG LỚP C210 DH 01
- Câu 10: Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
- Câu 6: Tại sao trong nhận thức và hoạt động thực tiễn con người cần có quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử-cụ thể?
- Câu 12: Tại sao nói mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển?
- Câu 5: Khái niệm phép biện chứng, các hình thức cơ bản của phép biện chứng trong lịch sử triết học; Phân tích phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
- Câu 7: Cho ví dụ vế cái chung - cái riêng, từ đó trình bày về phạm trù cái chung - cái riêng?
- Câu 9:Trình bày biện chứng của quá trình nhận thức?
- Câu 15: Trình bày các yếu tố của một phương thức sản xuất; trong tư liệu sản xuất thì yếu tố nào là yếu tố quyết định, tại sao?
- CÂU HỎI ÔN TẬP CN_Mac-Le nin C210DH01
- Câu 16:Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?
RSS Subscribe
Copyright (c) 2010 C210DH01Từ khóa » Ví Dụ Phép Biện Chứng Tự Phát Thời Cổ đại
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Cổ đại Là Gì?
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Cổ đại Là Gì? - TopLoigiai
-
Ví Dụ Về Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng - Luật Hoàng Phi
-
Biện Chứng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phép Biện Chứng Và Các Hình Thức Cơ Bản Của Phép Biện Chứng
-
Phép Biện Chứng Tự Phát Ngây Thơ Thời Cổ đại 3 Phép Biện ... - 123doc
-
Ví Dụ Phép Biện Chứng Chất Phác Thời Cổ đại
-
Phân Tích Lịch Sử Phát Triển Của Biện Chứng; Bàn Luận Về Siêu Hình ...
-
Giới Thiệu Tác Phẩm “Biện Chứng Của Tự Nhiên” Của Ăngghen | C. Mác
-
Phép Biện Chứng Và Các Hình Thức Cơ Bản Của Phép Biên Chứng
-
Các Hình Thức Của Phép Biện Chứng Trong Lịch Sử
-
[PDF] BÀI 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT - Topica
-
Sự Khác Nhau Giữa Ba Hình Thức Của Chủ Nghĩa Duy Vật
-
Biện Chứng Duy Vật Là Gì? Nội Dung Phép Biện Chứng Duy Vật?