Ví Dụ Về Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì?
  • Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng
  • Các quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng
  • Các phạm trù cơ bản của phép duy vật biện chứng
  • Ví dụ về chủ nghĩa duy vật biện chứng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân triết học của khoa học Mác – Lênin, nó được coi là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật, trong đó bao gồm những quan điểm lý luận được xác lập dựa trên quan điểm duy vật biện chứng đối với các vấn đề cơ bản của triết học. Vì vậy, nắm vững những quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là yếu tố cần thiết đầu tiên để nghiên cứu hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Nhằm giúp bạn đọc dễ hình dung hơn khi nói về chủ nghĩa duy vật biện chứng thì trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung kiến thức liên quan đến chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời lấy một vài ví dụ về chủ nghĩa duy vật biện chứng để bạn đọc dễ hàng hình dung hơn.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Hay còn được gọi là Phương pháp duy vật biện chứng) là một bộ phận của học thuyết do  Karl Marx và Friedrich Engels đề xướng. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là chủ nghĩa duy vật ghép với phép biện chứng.

Đặc trưng của chủ nghĩa duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.

Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng

– Quá trình phát triển của chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa duy vật đã được hình thành và phát triển từ thời kỳ cổ đại và được phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau.

+ Chủ nghĩa duy vật cổ đại: Tư tưởng về chủ nghĩa duy vật thời kỳ này thường mang tính trực giác là chủ yếu, chưa mang tính nghiên cứu khoa học cao bởi thời kỳ đó chưa có sự xuất hiện của công nghệ nên sự nghiên cứu của con người về các sự vật, hiện tượng thời kỳ đó chỉ mang tính trực giác và suy đoán. Những nhà triết học duy vật thời ký này thường phát triển các quan điểm khác biệt với các trường phái triết học sau này, ví dụ như chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo…

+ Chủ nghĩa duy vật cận đại: Bắt đầu từ thời kỳ phục hung cho đến thế kỷ XVIII, thời kỳ này, chủ nghĩa duy vật được gọi là chủ nghĩa siêu hình. Tuy phổ biến vẫn là chủ nghĩa duy vật bằng trực giác nhưng thời kỳ này, các nhà triết học đã dựa váo khá nhiều phương pháp thực nghiệm mà không còn mang nặng tính chủ quan và trực giác như trước nữa.

– Quá trình hinhg thành và phát triển của phép biện chứng:

Cũng như chủ nghĩa duy vật, phép biện chứng cũng xuất hiện từ thời cổ đại.

+ Phép biện chứng thời kỳ cổ đại: Phép biện chứng cổ đại được hình thành và phát triển từ tư tưởng của triết học Ấn Độ cổ đại, triết học Trung Quốc cổ đại và triết học Hy Lạp cổ đại.

+ Phép biện chứng thời kỳ cận đại: Từ thời kỳ phục hưng cho đến khoảng thế kỷ XVIII, phép biện chứng lúc này không được thể hiện một cách rõ rang, trù triết học cổ điển của Đức và Hegel, nhưng với các nhà triết học này thì tư tưởng về phép biện chứng chủ yếu dựa trên quan điểm duy tâm. Sau này, Karl Marx còn đưa ra nhận xét về tư tưởng của Hegel là “phép biện chứng lộn sâu xuống đất”.

Các quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng

Phép biện chứng duy vật gồm có 3 quy luật cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Vị trí của quy luật trong phép biện chứng, quy luật này có nội dung bao gồm:

– Các khái niệm về “mâu thuẫn” và “mặt đối lập”, “thống nhất”, “đấu tranh” và “chuyển biến của các mặt đối lập;

– Vai trò của thống nhất, đấu tranh và chuyển biến của các mặt đối lập trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng;

– Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn của quy luật.

Thứ hai: Quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại

Nội dung của quy luật này bao gồm có:

– Vị trí của quy luật trong phép biện chứng;

– Nội dung quy luật: Các khái niệm: “chất”, “lượng”, “độ”, “điểm nút”, “bước nhảy”;

– Biện chứng giữa chất và lượng;

– Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật.

Thứ ba: Quy luật phủ định của phủ định

Nội dung của quy luật này gồm có:

– Vị trí của quy luật trong phép biện chứng;

– Các khái niêm: “phủ định”, “phủ định của phủ định”;

– Tính chu kỳ và khuynh hướng xoáy ốc của sự phát triển;

– Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật.

Các phạm trù cơ bản của phép duy vật biện chứng

Các phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật bao gồm có 6 phạm trù cơ bản như sau:

– Cái chung – Cái riêng;

– Nội dung – Hình thức;

– Nguyên nhân – Kết quả;

– Tất nhiên – Ngẫu nhiên;

– Khả năng – Hiện thực;

– Bản chất – Hiện tượng.

Ví dụ về chủ nghĩa duy vật biện chứng

Để bạn đọc dễ dàng hình dung hơn về phép duy vật biện chứng, sau đây chúng tôi xin đưa ra 2 ví dụ về phép duy vật biện chứng như sau:

– Theo quy luật “phủ định của phủ định”:

Một con gà mái được được coi là cái khẳng định, nhưng khi con gà mái đó đẻ trứng thì quả trứng đó sẽ đươc coi là cái phủ định của con gà. Sau đó quả trứng gà trải qua thời gian vận động và phát triển thì quả trứng lại nở ra con gà con. Vậy con gà con lúc này sẽ được coi là cái phủ định của phủ định, mà phủ định của phủ định sẽ trở thành cái khẳng định. Sự vận động và phát triển này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển và có tính chu kỳ.

– Theo quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại:

Sau khi tan làm, A đi xe máy với quãng đường 5km từ cơ quan về đến nhà. Lúc này, tất cả sự thay đổi trong quãng đường mà A di chuyển từ cơ quan đến trước khi về đến nhà được coi là sự thay đổi về “lượng”, cho đến thời điểm a về đến nhà thì đó là có thay đổi về “chất”. Như vậy trong trường hợp này, ta có thể thấy sự thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất.

Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến Ví dụ về Chủ nghĩa duy vật biện chứngmà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc có thể dễ dàng hơn khi nghiên cứu và học tập Ví dụ về Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Từ khóa » Ví Dụ Phép Biện Chứng Tự Phát Thời Cổ đại