Câu 6: Xã Hội Hóa Giáo Dục | Ruby179

_ Khái niệm: xã hội hóa giáo dục là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức hưởng thụ giáo dục của nhân dân.

Xã hội hóa giáo dục gồm 2 thành phần chính:

+ Xây dựng một xã hội học tập trong đó mọi người học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

+ Vận động toàn xã hội tham gia đóng ghóp cho giáo dục.

_ Lợi ích của xã hội hóa giáo dục:

+ Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược về giáo dục, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc, có tính cách mạng trong hoạt động thực tiễn, biến hoạt động giáo dục mang tính chuyên biệt (chuyên môn và nghiệp vụ) trong một lĩnh vực, một thiết chế giáo dục (ngành giáo dục), trở thành một hoạt động học tập rộng lớn và sâu sắc bắt rễ vào các lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần của xã hội –> đảm bảo cho giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.

+ Tạo ra một phong trào học tập sâu rộng trong xã hội dưới nhiều hình thức, thực hiên học tập suốt đời để người dân làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho Việt Nam trở thành một xã hội học tập.

+ Xã hội hóa giáo dục sẽ phát huy mọi tiềm năng trong xã hội về vật chất, trí tuệ, khoa học kĩ thuật, huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục với các mức độ khác nhau giúp giáo dục đạt quy mô rộng, tốc độ lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển và tiến bộ giáo dục.

+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục là một giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược kinh tế – xã hội của Đảng và nhà nước. Công bằng không chỉ trong việc hưởng thụ (Người dân được Nhà nước và xã hội chăm lo) mà còn trong việc đóng ghóp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng địa phương.

_ Liên hệ: thành tựu xã hội hóa giáo dục của Hà giang 

Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ trên địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì và giữ vững. Đến 31/5/2009 có 195/195 xã, phường, thị trấn và toàn tỉnh giữ vững chuẩn PCGDTH-CMC, 80/195 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 192/195 xã, phường, thị trấn, 11/11 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, có 23 trường tiểu học, 05 trường mầm non, 6 trường THCS trên địa bàn được công nhận đạt chuẩn quốc gia và 3 phường được kiểm tra và công nhận đạt 4 tiêu chí phổ cập giáo dục bậc trung học

Hệ thống các lớp mẫu giáo, nhà trẻ đã hình thành và phát triển ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Bậc học phổ thông từng bước được ổn định, việc chia tách và thành lập trường lớp mới diễn ra đúng quy hoạch phát triển giáo dục – đào tạo. Các thị trấn, các xã đều có trường lớp mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, trung học cơ sở và mỗi thị trấn, thị xã có 1 đến 3 trường trung học phổ thông. Đến nay, tỉnh Hà Giang có 1 trường cao đẳng sư phạm và 03 trường trung cấp chuyên nghiệp, 10 huyện vùng cao, vùng xa đều có trường phổ thông dân tộc nội trú. 11 huyện thị xã đều có trung tâm giáo dục thường xuyên.

Toàn bộ sách giáo khoa, sách bài tập, vở viết cấp phát cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12; Sách giáo viên lớp 12 đã được các nhà thầu cung cấp đầy đủ đến các phòng GD&ĐT, các trường; số lượng sách cung cấp là 48.580 bộ trị giá 5.420.369.549 đồng. Tỷ lệ cấp phát cho 10 huyện đạt 100%, đồng thời đáp ứng nhu cầu mua của học sinh thị xã, thị trấn.

Hội khuyến học các tỉnh phát huy vai trò nòng cốt liên kết các lực lượng xã hội tham gia khuyến học khuyến tài; tham mưu cho cấp ủy địa phương thực hiện xây dựng xã hội học tập; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cơ quan đơn vị khuyến học; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động vận động toàn dân tham gia xây dựng quỹ khuyến học; hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Ví Dụ Về Xã Hội Hoá Giáo Dục