SKKN Một Số Biện Pháp Chỉ đạo Xã Hội Hoá Giáo Dục Mầm Non

Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Giáo dục học
SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xã hội hoá giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.67 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC MẦM NON”TaiLieu.VN Page 1PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiSinh thời Hồ Chủ Tịch đã dạy: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trămnăm trồng người”. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đếnsự nghiệp phát triển giáo dục. Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII xác định: "Giáodục là quốc sách hàng đầu, là khâu then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội", giáodục đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Muốn phát triển giáo dục không còn con đường nàokhác là huy động các lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục và đàotạo. Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 08 năm 1997 của Chính phủ về phươnghướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hoá đã chỉ rõ bảnchất của xã hội hoá Giáo dục là: "Huy động các tầng lớp nhân dân, toàn xã hội thamgia công tác giáo dục, góp sức xây dựng nền giáo dục toàn dân dưới sự quản lý củaNhà nước".Việc giáo dục không chỉ thực hiện trong nhà trường mà thực hiện song song cảngoài xã hội, nghị quyết đã khẳng định:"Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàndân". Vì vậy xã hội hoá giáo dục và đào tạo là tổ chức, vận động sự tham gia rộng rãicủa nhân dân và toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Xã hội hoá giáo dụcMầm non được coi như là một biện pháp hữu hiệu, là tư tưởng lớn, đồng thời là conđường để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục Mầm nonnói riêng.Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạiđiều 22, Luật Giáo dục năm 2005: "Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ pháttriển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhâncách, chuẩn bị cho trẻ và lớp 1". Nhận thức từ vấn đề trên tôi thấy, cần nâng cao chấtlượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục2mầm non hiện nay không có con đường nào khác là phải biết phối hợp, tranh thủ sứcmạnh của cộng đồng, xã hội, của tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội cùng thamgia ủng hộ phong trào giáo dục mầm non. Đó chính là "Xã hội hoá giáo dục mầmnon".Từ thực tế những năm qua trong nhà trường công tác xã hội hoá còn gặp nhiềukhó khăn, nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác xã hội hoá giáo dục cònnhiều hạn chế, công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non hiệu quả chưa cao, còn tưtưởng trông chờ, ỉ lại vào Nhà nước, coi việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ làcủa nhà trường. Là hiệu trưởng nhà trường, tôi đã xác định vấn đề xã hội hoá giáo dụclà vấn đề quan trọng trong nhà trường cần nhanh chóng được giải quyết và tôi đã chọnđề tài: "Một số biện pháp chỉ đạo xã hội hoá giáo dục mầm non" với hy vọng sẽ rút ramột số biện pháp cho công tác xã hội hoá giáo dục màm non.II. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu công tác chỉ đạo “Xã hội hoá giáo dục mầm non”, nội dung và biệnpháp chỉ đạo xã hội hoá giáo dục mầm non tại trường Mầm non số 1 thị trấn TânUyên. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp xã hội hoá giáo dụcmầm non” tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu lýthuyết (Tìm đọc sách và tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tàinghiên cứu); phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp trò chuyện; phươngpháp thống kê toán học.III. Mục đích nghiên cứu:- Làm rõ vấn đề lý luận của công tác xã hội hoá giáo dục mầm non.- Dựa vào tình hình thực tiễn, đề tài phân tích thực trạng về công tác xã hội hoágiáo dục mầm non của nhà trường.3 - Đưa ra những giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng về nguồn lực, vật lực,tài lực trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạtđộng giáo dục trong nhà trường phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡnggiáo dục trẻ trong trường Mầm nonIV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ngành học cho mọi tầng lớp nhân dân, gópphần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tạo niềm tin tưởng cho các bậc phụhuynh và cộng đồng vào chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở nhà trường,tuyên truyền sâu rộng về ngành học. Quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức để tuyên truyền tới phụhuynh học sinh và các đoàn thể xã hội, tổ chức hoạt động dựa trên đặc trưng của ngànhhọc và có vận dụng linh hoạt giữa lý thuyết và thực tiễn quản lý. PHẦN NỘI DUNG41. Cơ sở lý luận Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhìnvào ta có thể khẳng định được Giáo dục Mầm non được xã hội hoá cao hơn bất kì bậchọc nào. Xã hội hoá giáo dục không có nghĩa là nhẹ trách nhiệm của nhà nước, giảmngân sách nhà nước; trái lại nhà nước thường xuyên tìm thêm nguồn thu cho giáo dụcbởi vì đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển “Là quốc scáh hàng đầu”.Văn kiện đại hội tòan quốc lần thứ IX của đảng chỉ rõ: Tiếp tục nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học “Thực hiện chuẩnhoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục” coi đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục là một trongnhững giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục.Giáo dục mầm non thể hiện rõ nguyên tắc nhà nước, xã hội và nhân dân cùnglàm. Đến nay Giáo dục Mầm non đã phát triển với đủ các loại quy mô trường lớp vớicác loại hình công lập, tư thục và nhóm trẻ gia đình…Sự đa dạng hoá các loại hìnhGiáo dục mầm non là do có sự tham gia của công tác xã hội hoá giáo dục mầm non. Xã hội hoá Giáo dục mầm non là phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng,toàn dân, toàn xã hội. Muốn làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trước tiên phải biếttranh thủ sự ủng hộ của cấp uỷ và chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể…Muốn vậy người hiệu trưởng phải biết xây dựng kế hoạch, biết tổ chức phối hợp thựchiện với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Tức là một mặt cần có sự đầutư của nhà nước, mặt khác cần vận động nhân dân đóng góp hỗ trợ để bổ sung hoànthiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường, phối hợp tốt việc chăm sóc giáodục trẻ.Muốn làm tốt công tác xã hội hoá Giáo dục Mầm non tạo ra động lực quyết địnhthắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển Giáo dục Mầm non. Thực hiện chăm sóc giáodục trẻ từ 0 đến 6 tuổi phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ Gópphần hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi5về chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng tư vấn tại gia đình và đa dạng hoá các loạihình giáo dục Mầm non tương ứng với hệ thống cở sở vật chất phù hợp, hướng tớicông bằng xã hội cho mọi trẻ em.II. Thực trạng công tcác xã hoịi hoá giáo dục mầm non1. Thực trạng:Trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên có 2 điểm trường cách nhau 1,5 km;địa bàn tương đối rộng gồm 9 khu phố. Thị trấn Tân Uyên là nơi sinh sống của 10 dântộc gồm: Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Dao, Lào, Dáy Trong đó, người Kinh chiếm sốđông với gần 58%. Mặc dù là trường thị trấn thuộc trung tâm huyện nhưng phần đahọc sinh là con em công nhân Công ty trà, nông dân, buôn bán; và một điểm trường100% học sinh là dân tộc thiểu số nên phần do mải lo toan cuộc sống gia đình, phầnnhận thức về ngành học mầm non của một số phụ huynh còn hạn chế chưa hợp phốihợp công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ còn phó mặc cho nhà trường; đóng góp bữa ăncho trẻ tại trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng Là trường thành lập từ lâu nên cơ sở vật chất của nhà trường xây dựng chưa theoquy hoạch tổng thể; bếp ăn diện tích chưa đủ, chưa theo quy trình một chiều; một sốphòng chức năng chưa được trang trí theo quy định ngành học; cây xanh xây cảnh cònít, một số giáo viên mới khả năng tuyên ttruyền còn hạn chế đẫn đến hiệu quả chưacao.Với tình hình thực tiễn xã hội hoá giáo dục trong những năm qua, kết hợp vớinghiên cứu đặc điểm của địa phương về kinh tế, xã hội, tập quán và xu hướng vận độngcủa giáo dục mầm non trong thời kỳ hiện nay. Với mục tiêu đặt ra nâng cao chất lượngchăm sóc giáo dục trẻ; đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất thực hiện chương trìnhgiáo dục mầm non mới; xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 cầnsử dụng một cách đồng bộ các giải pháp xã hội hoá giáo dục khác nhau. 6Với việc vận dụng có hiệu quả các biện pháp chỉ đạo “Xã hội hoá giáo dục mầmnon"; sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự nhiệt tình tâm huyết với nghề của đội ngũcán bộ, giáo viên nên năm học 2012 - 2013 nhà trường đã đạt được những thành côngnhất định, góp phần phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thị trấn Tân Uyên nóiriêng và huyện Tân Uyên nói chung. Năm học 2012 - 2013 mạng lưới lớp học được phát triển theo quy hoạch. Toàn tr-ường hiện có 2 điểm trường/ 11 lớp với 295 học sinh. Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cầnngày càng tăng, năm học 2011- 2012 tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần 93,2%, năm học2012- 2013 là 95%Công tác chất lượng nuôi dạy trẻ:Năm học 2011 -2012 mức ăn 12000 đồng/ngày/1 trẻ . Đến năm 2012 -2013 mứcăn nâng lên 14000 đồng/ngày/1 trẻ; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày đượcnâng cao. Cụ thể:Năm họcChất lượng chăm sóc Chất lượng giáo dụcCNBT SDDV CCBT TCĐ1Bé khoẻBéngoanBéchămBésạch2011-2012306(93,3%)22(6,7%)304(92,7%)24(7,3%)306(93,3%)308(93,9%)307(93,6%)324(98,8)2012-2013 282(95,6%)13(4,4%)279(94,6,%)16(5,4%)282(95,6%)281(95,5%)280(95,2%)293(99,7%)* Về cơ sở vật chất: 7- Các lớp đều được cấp bộ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo độtuổi đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và học tập của học sinh. - 100% học sinh có đủ đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân.- Các lớp trang trí đẹp phù hợp chủ đề và môi trường giáo dục.- Bếp ăn được xây mới rộng rãi, khang trang theo hệ thống một chiều; dụng cụphục vụ công tác nuôi dưỡng được nâng cấp bổ sung đầy đủ đáp ứng yêu cầu nuôidưỡng trẻ.- Hệ thống cây xanh, cây cảnh được bổ sung tạo cảnh quan nhà trường xanh, đẹphơn.* Về danh hiệu thi đua, giáo viên dạy giỏi:- Năm học 2010 - 2011: Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường là 50%; tổ Mẫu giáovà tổ Nhà trẻ được UBND huyện tặng Giấy khen “Tập thể lao động tiên tiến”, có56,5% cá nhân đạt lao động tiên tiến trở lên, trong đó 12,5% cán bộ giáo viên đạt danhhiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”.- Năm học 2011 - 2012: Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường là 70,5%. Tập thể nhàtrường và 2 tổ Nhà trẻ, Văn phòng đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” UBNDhuyện tặng Giấy khen;- Năm học 2012 - 2013: Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường 72%, trong đó đạtgiáo viên dạy giỏi cấp huyện 60%. Tập thể nhà trường phấn đấu đề nghị UBND tỉnhtặng cờ thi đua, 3 tổ mẫu giáo và tổ Văn phòng phấn đấu đạt danh hiệu “Tập thể laođộng tiên tiến” đề nghi UBND huyện tặng Giấy khen.2. Đánh giá thực trạng:Công tác xã hội hoá Giáo dục Mầm non là một vấn đề cần cả xã hội quan tâm,tham gia. Nhưng bên cạnh đó một số ít cán bộ khu phố chưa thực sự quan tâm đếnngành học, còn quan niệm trường mầm non là nơi giữ trẻ.8Một số phụ huynh chưa nhận thấy trách nhiệm cuả mình trong công tác phối hợpchăm sóc giáo dục trẻ, chưa tự nguyện tham gia đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất,tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền với cha mẹtrẻ, các biện pháp xã hội hoá giáo dục chưa đồng bộ. Muốn làm tốt công tác xã hội hoágiáo dục Mầm non cần phải có sự tham gia của cả cộng đồng và các tầng lớp trong xãhội. Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của nhà trường và từ nhận thức vấn đề nêu trên,tôi đã tiến hành nghiên cứu một số biện pháp xã hội hoá giáo dục Mầm non.III. Biện pháp giải quyết.1. Nâng cao nhận thức:Để có phong trào giáo dục Mầm non phát triển rộng khắp trước tiên phải chuyểnđổi nhận thức, tuyên truyền về ngành học bằng các hoạt động thiết thực, tuyên truyềncác chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục Mầm non cho phụhuynh học sinh, cộng đồng và toàn xã hội để họ thấy rõ vị trí, tầm quan trọng của bậchọc mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ đó nâng cao trách nhiệm, ý thứcphối hợp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường.Bản thân tôi nhận thấy giáo dục Mầm non khác với các bậc học khác trong hệthống giáo dục quốc dân: Giáo dục Mầm non gắn liền với dân, sự tồn tại, phát triểnhay tụt hậu phụ thuộc vào xã hội hoá. Như Bác Hồ đã dạy:"Dễ trăm lần không dâncũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Vì vậy làm tốt công tác xã hội hoá giáodục sẽ đẩy giáo dục mầm non tiến lên đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước, tạo niềm tin và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.2. Biện pháp cụ thể:2.1. Tổ chức tham quan học hỏi trường mầm non điển hình về công tác xãhộ hoá giáo dục.9- Tôi trực tiếp liên hệ với trường mầm non làm tốt công tác xã hô hoá giáo dụctrong tỉnh rồi mời lãnh đạo địa phương đi tham quan.- Thành phần: Ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, đoànthanh niên, chi bộ, Đảng uỷ, UBND và một số cơ quan ban ngành thị trấn.- Hình thức: tham quan mô hình cơ sở vật chất, các hoạt động của nhà trường,nghe nhà trường trao đổi về một số hình thức và biện pháp xã hội hoá giáo dục để xâydựng cở sở vật chất cho nhà trường.- Kết quả: Sau khi đi tham quan về nhận thức của lãnh đạo địa phương về giáodục Mầm non đã được nâng lên, đã quan tâm hơn tới các hoạt động của nhà trường.Ví dụ: Việc huy động xây dựng cảnh quan môi trường.Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương tôi đã chỉ đạo cho giáo viên phốihợp với các đoàn thể tuyên truyền về ngành học, về yêu cầu của trường chuẩn, việccần thiết phải xây dựng cảnh quan môi trường tới phụ huynh và cộng đồng. Chính vìvậy mà công tác xây dựng cảnh quan trường lớp năm học 2012- 2013 đã đạt đượcthành công nhất định. Các bậc phụ huynh, tổ chức cá nhân đã mua tặng chậu hoa câycảnh, tranh ảnh trang trí lớp học và phòng hoạt động âm nhạc trị giá hơn 60.000.000 đ.2.2. Tổ chức tập huấn cho tuyên truyền viênNhà trường đã tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ giáo viên về nội dung tuyêntruyền kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng đây là lựclượng mạnh nhất làm nòng cốt.Tập huấn cho cán bộ cốt cán của đoàn thể ở khu phố như: Phụ nữ, Đoàn thanhniên, khu trưởng để cùng nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh vànhân dân tham gia học tập.10Nội dung tuyên truyền cần lựa chọn sao cho phù hợp với trình độ dân trí ở khu, nội dung phải ngắn gọn, thiết thực và đầy đủ những hiểu biết tối thiểu về nuôi dạy con .Ví dụ: Cách cho trẻ ăn, tiêm phòng một số bệnh thông thường, đề phòng tai nạnở trẻ Mầm non, hướng dẫn chế biến món ăn cho trẻ , vệ sinh an toàn thực phẩm và đềphòng ngộ độc, cách chăm sóc trẻ sơ sinh…2.3. Tuyên truyền về trường Mầm non:Trường Mầm non là nơi tập trung lực lượng phụ huynh khá đông nên công táctuyên truyền có rất nhiều thuận lợi. Vì vậy, tôi đã lập kế hoạch cụ thể và giao tráchnhiệm cho từng giáo viên của từng nhóm lớp triển khai đầy đủ. Xây dựng góc tuyêntruyền của lớp học: 100% các lớp đều có góc tuyên truyền với nội dung và hình thứcphong phú, hấp dẫn.Ví dụ: - Tuyên truyền về một số bài học trong chủ đề: làm quen với toán, chữcái, thơ, truyện, môi trường xung quanh, kết hợp góc chơi: Bé tập làm bác sĩ, - Tuyên truyền về chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho học sinh theo giai đoạn, theomùa, một số thức ăn phù hợp giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ, vệ sinh an toàn thựcphẩm, đề phòng ngộ độc thức ăn, phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ, kết quảkhám sức khoẻ và theo dõi biểu đồ định kỳ.- Tuyên truyền về các hoạt động của cô và cháu trong trường, lớp.- Trưng bày một số sản phẩm tạo hình cô và cháu tự làm như: vẽ, nặn, cắt,dán, Các nội dung tuyên truyền được thay đổi theo mùa, theo chủ đề, từng thời điểm thíchhợp nên gây được sự chú ý, phụ huynh nắm bắt được nhiều thông tin mới.2.4. Tổ chức các hội thi:11Hằng năm, nhà trường vẫn tổ chức các hội thi cho cô và cháu như thi: "Bé khoẻ -Bé ngoan", "Bé tô viết chữ đẹp", "Bé thông minh nhanh trí", "Bé tập làm nội trợ"…Nhưng chỉ tổ chức trong phạm vi nhà trường.Năm học 2011 - 2012 và 2012-2013 tổ chức hội tôi đã mời đại diện ban phụhuynh, Lãnh đạo địa phương, Hội phụ nữ; Đài truyền thanh truyền hình huyện về dựvà đưa tin về hội thi. Qua hôi thi, họ hiểu hơn về các hoạt động của trường Mầm non,nắm bắt được các nội dung giáo dục trẻ trong nhà trường, tạo niềm tin về chất lượngchăm sóc, giáo dục trẻ và có trách nhiệm hơn về công tác phối hợp với nhà trườngthực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. 2.5. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể:+ Hội phụ nữ:Đây là lực lượng đông đảo và mạnh nhất để làm công tác tuyên truyền, do vậytôi đã làm việc với hội phụ nữ thị trấn trình bày kế hoạch phối hợp với chi hội phụ nữcác khu phố, nắm số liệu các hội viên, lên lịch tổ chức các cuộc họp tuyên truyền.Tuỳ vào tình hình của từng khu phố có thể tổ chức riêng một buổi họp với cáchội viên phụ nữ hoặc có thể kết hợp với các buổi họp của khu.Ví dụ: Vào thời điểm tổ chức ngày 20/10, 8/3 trước đó các chi hội đều có thểhọp chuẩn bị cho ngày 20/10, 8/3 nhân buổi đó, tôi phát tài liệu cho các chi hội lồngluôn vào nội dung họp, toạ đàm để tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa họccho các bậc cha mẹ với nhiều hình thức: trao đổi, thảo luận, Chi hội nào có tuyên truyền viên tốt, các chi hội tự đảm nhiệm công tác tuyêntruyền, còn chi nào cần có sự phối hợp của nhà trường thì tôi cử giáo viên về cùng kếthợp. Trong năm qua nhờ công tác phối hợp tốt, tôi đã tổ chức tuyên truyền qua cácbuổi họp ở các khu phố, số phụ huynh tham gia là 92%.+ Trung tâm y tế thị trấn12Đây là đơn vị thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc khámsức khoẻ định kỳ cho các cháu và có nhiều nội dung tuyên truyền phong phú về chămsóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em và phụ nữ, chính vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch,liên hệ với trung tâm y tế khám sức khoẻ cho học sinh và giáo viên.Ví dụ: Một năm 2 lần nhà trường đã kết hợp với y tế khám sức khoẻ cho họcsinh và cán bộ giáo viên để xác định, nắm bắt kịp thời điều trị bệnh tật, sau đó giáoviên chủ nhiệm trao đổi cụ thể với phụ huynh học sinh về tình trạng sức khoẻ của mộtsố cháu, đồng thời tuyên truyền về một số bệnh thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh,phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Chính vì vậy mà tỉ lệ suy dinh dưỡng hằng nămgiảm từ 1,5 đến 2%.+ Toàn thể khu phố:Khu phố là nơi gắn các mối quan hệ gần gũi nhất đối với nhà trường, là nơi xãhội hoá được thực hiện mạnh nhất. Để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục ở đây, tôiđã làm việc với cán bộ khu phố về kế hoạch tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con chomọi người dân cùng biết và thực hiện, đặc biệt là phụ huynh có con ở độ tuổi mầmnon. Khi họ đã hiểu được biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, biết rõ hơn về các hoạtđộng trong nhà trường thì việc huy động học sinh đi học chuyên cần sẽ thuận lợi hơnvà công tác vận động nhân dân đóng góp xây dựng cảnh quan trường lớp; xây dựng cơsở vật chất cũng dễ dàng hơn.Ví dụ: Trong công tác xây dựng trường chuẩn được sự ủng hộ của cán bộ khuphố, nhân dân và phụ huynh học sinh công tác duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cầnluôn đạt từ 95% trở lên; các khu phố, phụ huynh đã tặng nhà trường nhiều cây xanhcây cảnh chính nhờ vậy mà cảnh quan nhà trường ngày xanh hơn, đẹp hơn.IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:13Sáng kiến kinh nghiệm “Xã hội hoá giáo dục mầm non” đã được áp dụng tạitrường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên và đã đạt được một số kết quả như sau: - Công tác huy động số lượng học sinh ra lớp đạt 102,7% kế hoạch; tỉ lệ trẻ trongđộ tuổi 3 - 5 đến trường đạt 98%, tăng so với năm học trước 5,7%; tỉ tỉ lệ trẻ 5 tuổi ralớp đạt 100%; học sinh đi học chuyên cần đạt 95%, cao hơn năm học trước 1,8%.- Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng so với đầu năm là 10,5%; giảm so với cùng kỳnăm trước 2,3%. Đến nay trẻ có cân nặng bình thường 95,6%, chiều cao phát triểnbình thường đạt 94,6%. - Chất lượng giáo dục 100% học sinh đạt yêu cầu trở lên.- Các lớp có đủ đồ dùng phục vụ sinh hoạt, học tập của trẻ; bếp ăn đảm bảo yêucầu nuôi dưỡng.- Các tổ chức, cá nhân và phụ huynh ủng hộ về hiện vật và tiền để hhõ trợ cáchoạt động của nhà trường là 117.150.000 đồng (Một trăm mưòi bảy triệu, một trămnăm mươi nghìn đồng).14PHẦN KẾT LUẬNI. Những bài học kinh nghiệm: Công tác xã hội hoá Giáo dục Mầm non là một nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩachiến lược, nhằm đưa ngành học mầm non đuổi kịp các nước phát triển trong khuvực và trên thế giới. Vì vậy người quản lý phải biết kết hợp tốt các thành viên trongnhà trường. Thiết lập chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường, đoàn thể, cơ quan, chínhquyền địa phương nhằm tạo ra các mối quan hệ thuận lợi cho sự phát triển đồng bộvề vật chất lẫn tinh thần tạo được niềm tin cho lãnh đạo và nhân dân, phụ huynh họcsinhVận dụng linh hoạt giữa lý thuyết và thực tiễn, phát huy trách nhiệm, huy độngtối đa các nguồn lực.- Nâng cao nhận thức về ngành học cho phụ huynh học sinh, cộng đồng, lãnhđạo địa phương.- Tham quan học hỏi mô hình trường lầm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.- Bồi dưỡng cho tuyên truyền viên, thực hiện tốt công tác tuyên truyền về trườngMầm non.- Tổ chức các hội thi, thông qua các hội thi để tuyên truyền về nhà trường vàngành học, từ đó tranh thủ sự quan tâm của các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội, phụhuynh học sinh, - Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể.Thực hiện tốt các biện pháp đã đưa ra trong phần “Giải pháp thực hiện” trongbài viết này. 15II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Công tác xã hội hoá giáo dục của trường Mầm non đây chính là môi trường tạora các mối quan hệ với các cấp, các ngành, với cộng đồng và phụ huynh học sinh,nhằm thu hút các lực lượng trong xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáodục Mầm non. Nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài. Đây chính là động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trongcác nhà trường cần cố gắng nhiều hơn nữa, đồng thời cũng là một địa chỉ đáng tin cậyđể các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình.III. Khả năng ứng dụng triển khaiCông tác "xã hội hoá giáo dục mầm non” mà tôi đã chỉ đạo áp dụng tại trường Mầmnon số 1 thị trấn Tân Uyên trong năm qua đã đạt được những thành công nhất định. Đây lànhững biện pháp đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế và có khả năng áp dụng ở bất cứ trườngMầm non nào, tuy nhiên còn nhiều biện pháp khác chưa có điều kiện đề cập tới tôi sẽnghiên cứu trong những năm học tiếp theo. Do tài liệu và khả năng còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sótnhất định. Kính mong hội đồng khoa học góp ý và giúp đỡ để đề tài của tôi được hoànthiện hơn.IV. Kiến nghị, đề xuất:- Đối với UBND huyện: Ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng trường mới tại khu vực đất đã quy hoạch.- Đối với phòng giáo dục: Tham mưu tạo nguồn kinh phí đầu tư nâng cấp 4 phòng học bán kiên cố cho nhàtrường.Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, giúp cán bộ quản lý làm giàuthêm tri thức và kinh nghiệm chỉ đạo.16- Đối với UBND thị trấn Tân Uyên: Có kế hoạch chỉ đạo các đoàn thể ở cơ sở kết hợp với nhà trường để làm tốt hơncông tác xã hội hoá giáo dục mầm non TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Luật giáo dục 20052. Cẩm nang nghiệp vụ quản lý trường học173. Điều lệ trường Mầm Non4. Báo cáo tổng kết năm học từ năm 2010 - 2011 và 2011 - 2012 trường Mầm non số 1thị trấn Tân Uyên.18MỤC LỤC NỘI DUNG TRANGPHẦN MỞ ĐẦUI. Lý do chọn đề tài 02II. Phạm vi, đối tượng n ghiên cứu 03III. Mục đích nghiên cứu 03IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 03PHẦN NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận 04II. Thực trạng 06III. Biện pháp giải quyết 071. Nâng cao nhận thức 072. Biện pháp cụ thể 072.1. Tổ chức tham quan học hỏi trường mầm non điển hình vềcông tác xã hội hóa giáo dục mầm non072.2. Tổ chức tập huấn cho tuyên truyền viên 08192.3. Tuyên truyền về trường Mầm non 082.4. Tổ chức các hội thi 082.5. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể 09IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 10PHẦN KẾT LUẬN 11I. Những bài học kinh nghiệm 11II .Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 11III. Khả năng ứng dụng và triển khai 11IV. Kiến nghị đề xuất 12TÀI LIỆU THAM KHẢO 1320

Tài liệu liên quan

  • Một số giải pháp phát triển xã họi hóa giáo dục ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011   2020 Một số giải pháp phát triển xã họi hóa giáo dục ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020
    • 126
    • 565
    • 6
  • Một số giải pháp tăng cường xã hội hoá giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn huyện thiệu hoá, tỉnh thanh hoá Một số giải pháp tăng cường xã hội hoá giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn huyện thiệu hoá, tỉnh thanh hoá
    • 107
    • 402
    • 0
  • một số giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông tỉnh bình phước một số giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông tỉnh bình phước
    • 122
    • 655
    • 1
  • một số biện pháp chỉ đạo xã hội hoá giáo dục mầm non một số biện pháp chỉ đạo xã hội hoá giáo dục mầm non
    • 15
    • 731
    • 2
  • skkn “ một số biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng và phát triển trường thcs-thpt tây sơn skkn “ một số biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng và phát triển trường thcs-thpt tây sơn
    • 10
    • 1
    • 4
  • Một số biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục  ở trường THCS Nguyễn Tri Phương, Phong Điền Một số biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường THCS Nguyễn Tri Phương, Phong Điền
    • 13
    • 676
    • 1
  • SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xã hội hoá giáo dục mầm non SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xã hội hoá giáo dục mầm non
    • 20
    • 3
    • 15
  • skkn Một số biện pháp chỉ đạo về công tác giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường khối mẫu giáo trong trường mầm non skkn Một số biện pháp chỉ đạo về công tác giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường khối mẫu giáo trong trường mầm non
    • 20
    • 1
    • 4
  • Một số giải pháp quản lý xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ an Một số giải pháp quản lý xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ an
    • 111
    • 567
    • 4
  • SKKN  một số kinh nghiệm thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng trường lớp xanh – sạch SKKN một số kinh nghiệm thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng trường lớp xanh – sạch
    • 10
    • 461
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(117 KB - 20 trang) - SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xã hội hoá giáo dục mầm non Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Ví Dụ Về Xã Hội Hoá Giáo Dục