Xã Hội Hóa Sự Nghiệp Giáo Dục Là Gì? - Luật Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
Giáo dục gắn liền với mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Vì thế mà để đạt được mục tiêu đó thì cần xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.
Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
Xã hội hóa giáo dục là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của Nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức hưởng thụ giáo dục của nhân dân.
Xã hội hóa giáo dục gồm hai thành phần chính đó là:
1. Xây dựng một xã hội học tập trong đó mọi người học tập thường xuyên, học tập suốt đời:
Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
Cũng theo Luật Giáo dục, việc phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu và gắn với từng bước phát triển của đất nước, việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nhằm tạo cơ hội để mọi công dân đều có thể tiếp cận giáo dục và học tập ở mọi cấp bậc, trình độ.
“Điều 4. Phát triển giáo dục
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
2. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
3. Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.”
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.
2. Vận động toàn xã hội tham gia đóng góp cho giáo dục
- Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Toàn dân tích cực học tập, vừa để phát triển vốn kiến thức của bản thân vừa để cống hiến cho xã hội, đưa đất nước phát triển vững mạnh hơn, sánh vai được cùng với các cường quốc trên thế giới. Cũng trong năm 2021 vừa qua, Đội tuyển Việt Nam dự Olympic toán quốc tế năm nay có 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 3 huy chương đồng. Trong đó, không chỉ là chủ nhân của huy chương vàng duy nhất, Đỗ Bách Khoa còn lọt vào top học sinh có kết quả thi cao của kỳ Olympic toán quốc tế năm 2021. Olympic toán quốc tế năm 2021 có 107 quốc gia tham dự và với kết quả đạt được, đội tuyển quốc gia Việt Nam xếp thứ 14/107 – một kết quả thật sự đáng tự hào, phản ánh nền giáo dục nước ta
- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Ví Dụ Về Xã Hội Hoá Giáo Dục
-
Ví Dụ Về Xã Hội Hóa Giáo Dục - Bí Quyết Xây Nhà
-
Ví Dụ Về Xã Hội Hóa Giáo Dục - Quang An News
-
Xã Hội Hóa Giáo Dục Là Gì ? Một Số Vấn đề Về Xã Hội Hoá Giáo Dục ...
-
Xã Hội Hóa Là Gì? Ví Dụ Về Xã Hội Hóa - Luật Hoàng Phi
-
Xã Hội Hoá Giáo Dục Là Gì? Nhà Trường Thu Tiền Xã ... - Luật Dương Gia
-
Ví Dụ Về Xã Hội Hóa Giáo Dục - Tốp Tổng Hợp Ứng Dụng Hàng Đầu ...
-
Xã Hội Hóa Giáo Dục Là Gì? Bản Chất, Vai Trò Và ý Nghĩa
-
Một Số Vấn đề Về Xã Hội Hoá Giáo Dục Theo Luật Giáo Dục Năm 2019
-
Câu 6: Xã Hội Hóa Giáo Dục | Ruby179
-
SKKN Một Số Biện Pháp Chỉ đạo Xã Hội Hoá Giáo Dục Mầm Non
-
Xã Hội Hóa Là Gì? Ví Dụ Về Xã Hội Hóa
-
Xã Hội Hóa Giáo Dục Và Vai Trò Của Nhà Nước - Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn