Câu 9 Dẫn Luận Ngôn Ngữ Học - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
Câu 9 dẫn luận ngôn ngữ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.3 KB, 4 trang )

9. Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về cơ cấu nghĩa của từ ?Bài viết cần trình bày các ý cơ bản sau:+ Khái niệm cơ cấu nghĩa của từ+ Các khái niệm: Nghĩa vị;Nghĩa tố; Từ đơn nghĩa; Từ đa nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa pháisinh, quy tắc sắp xếp và ký hiệu trình bày nghĩa vị từ đa nghĩa trong từ điển)+ Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu nghĩa của từ.Nghĩa của từ là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa những cái mà nóchỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu cho). Nghĩa của từ tồn tại trong từ và trong hệ thống ngônngữ. Trong ý thức của con người chỉ tồn tại sự hiểu biết về nghĩa của từ (không phải nghĩa củatừ). Hiểu nghĩa của từ: quy chiếu vào đúng sự vật có tên gọi là từ đó (theo quy ước của cả cộngđồng xã hội), đồng thời biết được những đặc trưng cơ bản nhất của sự vật đó, sử dụng từ đótrong giao tiếp đúng với các mẹo luật ngôn ngữ. Nghĩa của từ phản ánh những đặc trưng chung,khái quát sự vật, hiện tượng, là kết quả của nhận thức nhưng ít tiệm cận đến các chân lý khoahọc, nhiều từ không phản ánh khái niệm (thán từ, từ công cụ ngữ pháp…), có hàm chứa thêm sựđánh giá, cảm xúc, thái độ…Ví dụ: Nước là chất lỏng không màu, không mùi và hầu như không có vị, có sẵn trong ao hồ,sông suối…Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là những tổ chức lộn xộn. Nếu làmột từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có quan hệ với nhau, được sắp xếp theonhững cơ cấu tổ chức nhất định.Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng gồm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích rađược (gọi là các nghĩa tố – seme) và cũng được sắp xếp theo một tổ chức nào đó. Như vậy, xétcơ cấu nghĩa của từ là ta xác định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa, mỗi nghĩa có bao nhiêu thành tốnhỏ hơn, và tất cả chúng được sắp xếp trong quan hệ với nhau như thế nào. Mỗi một nghĩathường gồm một số nghĩa tố được tổ chức lại.Nghĩa tố được hiểu là một dấu hiệu logic ứng với một thuộc tính chung của sự vật, hiện tượng(biểu vật) được đưa vào nghĩa biểu niệm... Đó cũng chính là "yếu tố ngữ nghĩa chung của các từthuộc cũng một nhóm từ hoặc riêng cho nghĩa của một từ đối lập với nghĩa của những từ kháctrong cùng một nhóm".Ví dụ, một nghĩa của từ chân trong tiếng Việt được phân tích là: bộ phận thân thể động vật (ởphía dưới cùng) để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận động dời chỗ. Trong nghĩa này, có ba dấu hiệulogic của sự vật ứng với ba thuộc tính chung của nó, đã được đưa vào. Đó là ba nghĩa tố của mộtnghĩa trong từ chân. Ba nghĩa tố trên đây được phát hiện thông qua sự tập hợp và so sánh với cáctừ khác: tay, đầu, vai, ngực, bụng, lưng,... Nghĩa tố "bộ phận thân thể động vật" chung cho mọitừ trong nhóm. Hai nghĩa tố còn lại được phát hiện thông qua so sánh với các từ trong nhóm đểthấy những khác biệt trong dấu hiệu logic về vị trí, chức năng của sự vật được gọi tên (biểu vật).Ta có thể hình dung một tập hợp các nghĩa tố của nghĩa nghĩa cũng tương tự như một tập hợp cácnét khu biệt của một âm vị vậy. Chỉ có điều ở đây, các nghĩa tố nằm trong tương quan giả địnhlẫn nhau và thuyết minh cho nhau. Chúng quan hệ thứ tự, tôn tri trong tổ chức nghĩa. Ví dụ:Trong nghĩa của từ "chân" vừa phân tích, ta có ba nghĩa tố gọi theo thứ tự là a. b. c.Tuy nhiên, đó không phải là thứ tự thời gian, tuyến tính, mà thứ tự từ cái lớn đến cái nhỏ, từ cáicần yếu nhất đến cái ít cần yếu hơn... Điều này được miêu tả lại trong từ điển như một "phổ" củanhững lời giải nghĩa vậy.Lúc đầu, chúng ta đã nói rằng một từ có thể đơn nghĩa hoặc đa nghĩa. Tính đa nghĩa của ngônngữ ở cấp độ từ thể hiện qua từ đa nghĩa. Quan hệ đa nghĩa là một trong những dạng quan trọngnhất thuộc các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong từ.Có thể định nghĩa về từ đa nghĩa như sau: Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thịnhững đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khácnhau của thực tại.Ví dụ: Động từ che trong tiếng Việt có hai nghĩa. Động từ ăn có 12 nghĩa... (Từ điển tiếng Việt.Hà Nội, 1988). Chúng là các từ đa nghĩa.Với tư cách là đơn vị định danh, từ đa nghĩa cho ta thấy rằng: Từ có thể di chuyển từ chỗ gọi têncho đối tượng này sang gọi tên cho đối tượng khác, từ chỗ có nghĩa này, có thể có thêm nghĩakhác:Từ →Sự "di chuyển" đó có nguyên nhân ở nhận thức của người bản ngữ và tính chất tiết kiệm trongngôn ngữ. Hai nhân tố này tác động và ảnh hưởng lẫn nhau đã dẫn đến việc tạo lập từ đa nghĩacủa từ vựng. Các nghĩa của từ đa nghĩa được xây dựng và tổ chức theo những cách thức, trật tựnhất định. Vì vậy, người ta cũng có thể phân loại chúng. Có nhiều cách phân loại, nhưng thườnggặp nhất là những cách phân loại quan trọng như sau:1. Nghĩa gốc – Nghĩa phái sinhCách phân này dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa.Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, thường không giải thích được lý do,có thể được nhận ra một cách độc lập, không cần thông qua nghĩa khác, trên cơ sở nghĩa đó màngười ta xây dựng nên nghĩa khác. Ví dụ với từ chân:(1) Bộ phận thân thể động vật ở phía dưới cùng, để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận động rời chỗ;Nghĩa 1 của từ chân ở đây là nghĩa gốc. Từ nghĩa 1 người ta xây dựng nên các nghĩa khác của từnày bằng những con đường, cách thức khác nhau.Nghĩa phái sinh là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúng thường lànghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ.Ví dụ với từ chân:(2) Cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức (có chân trongban quản trị).Nghĩa 2 của từ chân vừa nêu là một ví dụ về nghĩa phái sinh.2. Nghĩa tự do – Nghĩa hạn chếCách phân loại này một mặt dựa vào mối liên hệ giữa từ (với tư cách là tên gọi) với đối tượng,mặt khác, là khả năng bộc lộ của nghĩa trong những hoàn cảnh khác nhau mà từ xuất hiện.Nếu một nghĩa được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào một hoàn cảnh bắt buộcnào, thì nghĩa đó được gọi là nghĩa tự do. Xét từ SẮT trong tiếng Việt, nó có nghĩa: Kim loại –rắn, cứng – màu sáng – tỉ khối 7,88 – nóng chảy ở nhiệt độ 1535 0C. Nghĩa này là nghĩa tự do vìđược bộc lộ trong mọi hoàn cảnh: Giường sắt, Mua sắt, Có công mài sắt có ngày nên kim,...Ngược lại, nếu một nghĩa chỉ được bộc lộ trong một (hoặc vài) hoàn cảnh bắt buộc thì nghĩa đóđược gọi là nghĩa hạn chế. Ví dụ: Ngoài nghĩa vừa nêu, từ SẮT còn bộc lộ nghĩa "Nghiêm ngặt,cứng rắn, và buộc phải làm theo" trong hoàn cảnh hạn chế: kỉ luật sắt hoặc bàn tay sắt.3. Nghĩa trực tiếp – Nghĩa gián tiếpHai loại nghĩa này được phân biệt dựa vào mối liên hệ định danh giữa từ với đối tượng.Nếu một nghĩa trực tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách trực tiếp, thìngười ta gọi đó là nghĩa trực tiếp (hay còn gọi là nghĩa đen). Ví dụ: Nghĩa thứ nhất của từ chânvà từ sắt, như vừa nói ở trên, là những nghĩa trực tiếp.Nếu một nghĩa gián tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách gián tiếp(thường thông qua hình tượng hoặc nét đặc thù của nó), thì người ta bảo nghĩa đó là nghĩachuyển tiếp (hay còn gọi là nghĩa bóng).Chẳng hạn, xét từ bụng trong tiếng Việt. Từ này có một nghĩa là ý nghĩ, tình cảm, tâm lí, ý chícủa con người. Nghĩa này là nghĩa chuyển tiếp (nghĩa bóng). Người Việt thường nói: Bụng bảodạ, Suy bụng ta ra bụng người, Con người tốt bụng,...Trong khi đó, nghĩa trực tiếp của từ bụngphải là "Bộ phận cơ thể người, động vật, trong đó chứa ruột, dạ dày...". Ví dụ: Người ta vẫn nói:Mổ bụng moi gan, Bụng mang dạ chửa, No bụng đói con mắt,...4. Nghĩa thường trực – Nghĩa không thường trựcCách phân loại này dựa vào tiêu chí: Nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu chung ổn định củanghĩa từ hay chưa.Một nghĩa được coi là nghĩa thường trực, nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ vàđược nhận thức một cách ổn định, như nhau trong các hoàn cảnh khác nhau.Ví dụ: Các nghĩa đưa ra xét của các từ chân, bụng, sắt đã nêu bên trên, đều là nghĩa thường trực.Chúng đã nằm trong cơ cấu nghĩa của các từ đó một cách rất ổn định, thường trực.Ngược lại, nếu có một nghĩa bất chợt nảy sinh tại một hoàn cảnh nào đó trong quá trình sử dụng,sáng tạo ngôn ngữ, nó chưa hề đi vào cơ cấu ổn định, vững chắc của nghĩa từ, thì nghĩa đó đượcgọi là nghĩa không thường trực của từ. Loại nghĩa này cũng còn được gọi là nghĩa ngữ cảnh.Ví dụ: Tên gọi áo trắng chỉ có nghĩa là thầy thuốc hoặc nhân viên y tế nói chung trong nhữnghoàn cảnh nói như sau:Đây tôi sống những tháng ngày nhân hậu nhấtMỗi mai hồng áo trắng đến thăm tôi.(Chế Lan Viên)Trong khi đó, áo trắng trong hoàn cảnh nói sau đây lại không phải vậy:Tôi về xứ Huế chiều mưaEm ơi áo trắng bây giờ ở đâu(Nguyễn Duy)Những cách phân loại trên chưa phải là toàn bộ sự phân loại nghĩa của từ, nhưng đó là nhữngcách phân loại quan trọng. Chúng sẽ được vận dụng như những tiêu chí cần thiết trong khi phântích để nhận diện, chia tách nghĩa của từ đa nghĩa cho hợp lí.

Tài liệu liên quan

  • ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC   MÔN : DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC (Itroduction to Linguistics) ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC MÔN : DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC (Itroduction to Linguistics)
    • 11
    • 8
    • 35
  • câu hỏi và bài tập dẫn luận ngôn ngữ học câu hỏi và bài tập dẫn luận ngôn ngữ học
    • 25
    • 14
    • 48
  • dẫn luận ngôn ngữ học dẫn luận ngôn ngữ học
    • 80
    • 2
    • 3
  • DẪN LUẬN NGÔN NGỮ học DẪN LUẬN NGÔN NGỮ học
    • 6
    • 745
    • 13
  • hệ thống ngôn ngữ   dẫn luận ngôn ngữ học hệ thống ngôn ngữ dẫn luận ngôn ngữ học
    • 8
    • 1
    • 8
  • Hướng dẫn tự học môn dẫn luận ngôn ngữ học đại học kinh tế quốc dân Hướng dẫn tự học môn dẫn luận ngôn ngữ học đại học kinh tế quốc dân
    • 40
    • 1
    • 5
  • Đề cương chi tiết môn học Dẫn luận ngôn ngữ học (Học viện Ngoại giao Việt Nam) Đề cương chi tiết môn học Dẫn luận ngôn ngữ học (Học viện Ngoại giao Việt Nam)
    • 5
    • 2
    • 38
  • Đề cương chi tiết học phần Dẫn luận ngôn ngữ (Học viện Tài chính) Đề cương chi tiết học phần Dẫn luận ngôn ngữ (Học viện Tài chính)
    • 7
    • 1
    • 27
  • Đề cương chi tiết học phần Dẫn luận ngôn ngữ học (Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP.HCM) Đề cương chi tiết học phần Dẫn luận ngôn ngữ học (Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP.HCM)
    • 8
    • 1
    • 0
  • DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
    • 304
    • 2
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(21.8 KB - 4 trang) - Câu 9 dẫn luận ngôn ngữ học Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Ví Dụ Về Nghĩa Phái Sinh