Câu Bị động - Passive Voices - 25 Chuyên đề Ngữ Pháp
Có thể bạn quan tâm
Câu bị động – Passive voices – 25 chuyên đề ngữ pháp tiếng anh lớp 12 – có đáp án, tài liệu này dưới dạng file Word được tải về miễn phí. Thầy/Cô và các em theo dõi chuyên đề qua đường link bên dưới
Link tải File nằm phía cuối bài viết:
CHUYÊN ĐỀ 18
CÂU BỊ ĐỘNG – PASSIVE VOICES
- LÍ THUYẾT
Câu bị động là loại câu được sử dụng khi chúng ta muốn nhấn mạnh vào bản thân một hành động, chủ thể thực hiện hành động hay tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì đó không quá quan trọng.
Điều kiện để có thể biến đổi một câu từ chủ động sang câu bị động là động từ trong câu chủ động phải là ngoại động từ (Transitive Verb).
* Ngoại động từ (Transitive Verb) là gì?
Ngoại động từ diễn tả hành động tác động trực tiếp lên người hoặc vật, nó luôn được theo sau bởi một tân ngữ. Nếu thiếu tân ngữ, câu sẽ không hoàn chỉnh.
Ví dụ:
He bought a bunch of flowers. (Anh ta mua một bó hoa hồng.)
(Ngoại động từ luôn cần thêm yếu tố bên ngoài là một danh từ hay đại từ theo sau để hoàn tất nghĩa của câu. Trong câu trên, chúng ta không thể nói “He bought” rồi ngừng lại. Danh từ đi theo ngay sau ngoại động từ được gọi là tân ngữ.)
Xem tiếp: Đảo ngữ - Inversions - 25 chuyên đề ngữ pháp
* Nội động từ (Intransitive Verb) là gì?
Nội động từ diễn tả hành động dừng lại với người nói hay người thực hiện nó. Nội động từ không cần có tân ngữ trực tiếp đi kèm theo. Nếu có tân ngữ thì phải có giới từ đi trước; tân ngữ này được gọi là tân ngữ của giới từ (prepositional object), không phải là tân ngữ trực tiếp.
Ví dụ:
He has just left. (Anh ta vừa đi rồi.)
We were at home last night. (Chúng tôi ở nhà tối qua.)
- Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
- Quy tắc
Để chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, cần nắm chắc các bước chuyển sau:
+ Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu chủ động (tân ngữ đứng sau động từ chính của câu).
+ Bước 2: Lấy tân ngữ của câu chủ động xuống làm chủ ngữ của câu bị động.
+ Bước 3: Động từ ở câu bị động chia giống thì với động từ ở câu chủ động, theo công thức (BE + VP2).
+ Bước 4: Đặt “by” trước chủ ngữ của câu chủ động rồi đặt chúng xuống cuối câu bị động hoặc trước trạng từ thời gian.
Lưu ý:
+ Nếu chủ ngữ trong câu chủ động là: people, everyone, someone, anyone, no one, … thì được bỏ đi trong câu bị động.
+ Nếu chủ ngữ trong câu chủ động là: I, you, we, they, he, she thì có thể bỏ đi trong câu bị động nếu ta không muốn đề cập tới chủ thể gây ra hành động.
Xem tiếp: Phát âm - pronunciation - 25 chuyên đề ngữ pháp - Tiếng Anh 12+ Nếu chủ ngữ của câu chủ động là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng “by” nhưng gián tiếp gây ra hành động thì dùng “with”.
Ví dụ:
The bird was shot by the hunter. (Con chim bị bắn bởi người thợ săn.)
The bird was shot with a gun. (Con chim bị bắn bởi một khẩu súng.)
+ Các trạng từ chỉ cách thức thường được đặt trước động từ ở dạng phân từ hai (Vp2) trong câu bị động.
Ví dụ:
The town has been totally destroyed after the storm.
(Thị trấn đã bị phá hủy hoàn toàn sau trận bão.)
- Bảng công thức các thì ử thể bị động
TENSES | ACTIVE VOICES | PASSIVE VOICES |
1. Present simple tense (hiện tại đơn) | S + V(n/d)/ V(s/es) | S + am/is/are + Vp2 |
2. Past simple tense (quá khứ đơn) | S + Ved/V(cột2) | S + was/were + Vp2 |
3. Present continuous tense (hiện tại tiếp diễn) | S + am/is/are + V-ing | S + am/is/are + being + Vp2 |
4. Past continuous tense (quá khứ tiếp diễn) | S + was/were + V-ing | S + was/were + being + Vp2 |
5. Present perfect tense (hiện tại hoàn thành) | S + have/has + Vp2 | S + have/has + been + Vp2 |
6. Past perfect tense (quá khứ hoàn thành) | S + had + Vp2 | S+ had + been + Vp2 |
7. Simple future tense (tương lai đơn) | S + Will + V(bare) | S + will + be + Vp2 |
8. near future tense (tương lai gần) | S + am/is/are + going to + V(bare) | S + am/is/are + going to + be + Vp2 |
9. Modal verbs (động từ khuyết thiếu) | S +modal verbs + V(bare) | S +modal verbs + be + Vp2 |
Ví dụ:
– Tom has cleaned the door. The door has been cleaned by Tom.
Xem tiếp: Danh động từ (gerund) và động từ nguyên mẫu (infinitive verb)(Trong câu này, “the door” là tân ngữ được đưa lên làm chủ ngữ của câu bị động, “has cleaned” là thì hiện tại hoàn thành nên khi chuyển về bị động được biến đổi thành “has been cleaned”. Đặt by + Tom rồi đưa xuống cuối câu bị động.)
– Mary will visit her grandmother tomorrow.
Mary’s grandmother will be visited (by her) tomorrow.
(Trong câu này, “her grandmother” là tân ngữ được đưa lên làm chủ ngữ của câu bị động, “will visit” là thì tương lai đơn nên khi chuyển về bị động được biến đổi thành “will be visited”, “by + her” đặt trước “tomorrow” (trạng từ thời gian).
Link tải File:
Chuyên đề 18.zip
Từ khóa » Chuyên đề 18 Passive Voice
-
Chuyên Đề 18 Câu Bị Động-Passive Voices - Tài Liệu Tiếng Anh
-
Chuyên đề 18-cảu Bị động - Passive Voices-anh 12
-
CHUYÊN ĐỀ Tiếng Anh 18 CÂU BỊ ĐỘNG - PASSIVE VOICES
-
Chuyên đề 18 - PASSIVE cx - Tài Liệu, Giáo án điện Tử
-
CHUYÊN ĐỀ NGỮ PHÁP TIẾNG ANH: CÂU BỊ ĐỘNG - Tài Liệu Text
-
Chuyên đề 18: Câu Bị động( Sách 25 Chuyên đề Tập 2) - YouTube
-
Chuyên đề Câu Bị động Tiếng Anh Có đáp án - Ngữ Pháp
-
Ôn Thi Vào Lớp 10 Chuyên đề Câu Bị động Trong Tiếng Anh
-
CÂU BỊ ĐỘNG (PASSIVE VOICE) - Tiếng Anh 8 Nâng Cao
-
25 Chuyên đề Trọng âm - CÂU BỊ ĐỘNG - PASSIVE VOICES
-
Ôn Thi Vào Lớp 10 Chuyên đề Câu Bị động Trong Tiếng Anh
-
20 Chuyên đề Ngữ Pháp Tiếng Anh ôn Thi THPT Quốc Gia
-
Ôn Tập Kiến Thức Tiếng Anh Lớp 9 | Chuyên Đề: Câu Bị Động