Câu Cảm Thán Là Gì? Đặc điểm Và Chức Năng Câu ... - DINHNGHIA.VN
Có thể bạn quan tâm
Câu cảm thán là gì? Cho ví dụ về câu cảm thán? Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Những dấu hiệu nhận biết của câu cảm thán là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung câu cảm thán sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây của DINHNGHIA.VN, cùng tìm hiểu nhé!
MỤC LỤC
Câu cảm thán là gì?
Khái niệm về câu cảm thán là gì? Đây là loại câu được sử dụng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc như vui vẻ, phấn khích, buồn bã, đau xót, ngạc nhiên.… của người nói đối với sự vật hiện tượng nào đó.
Đặc điểm để nhận biết biết câu cảm thán là gì? Trong câu cảm thán thường có các từ: than ôi, ôi, chao, chà, lắm, quá,… Câu cảm thán thường đứng ở đầu hoặc cuối câu trong đoạn văn và thường được kết thúc bằng dấu chấm than.
Ví dụ:
- Ôi! Chiếc váy thật là đẹp
- Trời ơi! Hôm nay là một ngày thật tồi tệ
- Bộ phim này hay quá!
Chức năng của câu cảm thán
Bên cạnh định nghĩa về câu cảm thán là gì, chúng ta cần nắm được các chức năng của loại câu này. Câu cảm thán được sử dụng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc người viết. Câu cảm thán được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ nói hàng ngày; trong văn viết, câu cảm thán được thể hiện để khắc họa cảm xúc của nhân vật và giúp bài viết gần gũi và thực tế hơn.
Câu cảm thán thể hiện cảm xúc chủ quan của một cá nhân. Câu cảm thán hay được sử dụng trong văn biểu cảm, miêu tả, thơ… Tuy nhiên, trong hợp đồng, đơn từ, biên bản hay những văn bản quan trọng thì không nên sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất của văn bản, không thể hiện sự chính xác và khách quan.
Luyện tập về câu cảm thán
Để giúp các bạn hiểu hơn về bài học câu cảm thán là gì chúng ta cùng đi giải một số bài tập sau đây nhé.
Bài tập sách giáo khoa về câu cảm thán là gì
Bài tập 1 (trang 44, SGK t2):
Không phải tất cả các câu trong đoạn trích trên đều là câu cảm thán. Dựa vào đặc điểm và chức năng của câu cảm thán, thì có thể nhận thấy câu cảm thán trong đoạn trích trên bao gồm các câu sau:
- a) “Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay!” – Bộc lộ sự lo lắng trước tình thế đê sắp vỡ
- b) “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” – Thể hiện sự mong nhớ chốn cũ, rừng xưa của con hổ
- c) “Chao ôi ….ngu dại của mình mà thôi” – Sự ân hận, tự trách về những hành động hung hăng của Dế Mèn.
Bài tập 2 (trang 45 SGK t2):
Các câu trên đều bộc lộ cảm xúc:
Ở câu (a), (b) là sự than thở, oán trách
Câu (c) thể hiện tâm trạng buồn rầu
Câu (d) thể hiện sự ân hận, tự trách
Các câu trên bộc lộ cảm xúc, tuy nhiên nó không phải là câu cảm thán vì không mang dấu hiệu và hình thức câu cảm thán: không sử dụng từ ngữ cảm thán, không có dấu chấm than khi kết thúc câu
Bài tập 3: Đặt câu cảm thán
- a) Trước tình cảm người thân dành cho mình:
- Ôi! Em cảm ơn chị nhiều lắm
- Con cũng yêu mẹ rất nhiều!
- b) Khi thấy mặt trời mọc
- Bình minh lên đẹp quá!
- Ôi! Mặt trời mọc thật là đẹp!
Bài tập 4: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.
Câu nghi vấn:
- Hình thức: sử dụng các từ để hỏi như: ai, làm sao, thế nào, cái gì, ở đâu, thời gian nào, có không,… Câu nghi vấn thường có dấu hỏi ở cuối câu
- Chức năng: dùng để hỏi, thể hiện sự thắc mắc của người hỏi
Ví dụ:
Bạn có khỏe không?
Bạn học lớp A hay lớp B?
Chị đi đâu thế?
Bài tập này làm thế nào?
Câu cầu khiến:
- Hình thức: có chứa các từ như hãy, chớ, thôi, nào, đi,… có dấu chấm than ở cuối câu
- Chức năng: ngữ điệu ra lệnh, đề nghị, ra lệnh, khuyên bảo,… dùng để thể hiện mong muốn của người nói
Ví dụ:
Nhanh lên nào!
Hãy làm bài tập đi nào!
Thôi đừng lo lắng, tất cả rồi sẽ ổn thôi
Đừng vứt rác ở đây.
Câu cảm thán:
- Hình thức: có chứa các từ: than ôi, ôi, chao, chà, lắm, quá,… Câu cảm thán thường đứng ở đầu hoặc cuối câu và kết thúc bằng dấu chấm than
- Chức năng: Câu cảm thán là câu sử dụng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc như vui vẻ, phấn khích, buồn bã, ngạc nhiên,… của người nói đối với sự vật hiện tượng nào đó
Ví dụ:
Bạn hát hay quá!
Tuyệt vời! bạn ấy nhảy rất là đẹp.
Ôi! Cháu cảm ơn bà
Bài tập mở rộng về câu cảm thán
Sau khi làm xong các bài tập ở sách giáo khoa về nội dung câu cảm thán là gì, các bạn nên tham khảo một số bài tập mở rộng sau đây để củng cố thêm kiến thức nhé.
Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán là gì?
- Dùng từ ngữ nghi vấn trong câu, có dấu hỏi cuối câu
- Có dấu chấm than ở cuối câu và dùng ngữ điệu cầu khiến, khuyên bảo
- Sử dụng những từ ngữ cảm thán và có dấu chấm than ở cuối câu.
- Thể hiện cảm xúc trong câu
Gợi ý:
Câu A: Đây là dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn
Câu B: Có dấu chấm than cuối câu là một trong những dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán.Tuy nhiên, trong cầu lại sử dụng ngữ điệu cầu khiến, không bộc lộ cảm xúc của người nói người viết. Vì vậy, đây không phải là dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán mà là dấu hiệu để nhận biết câu cầu khiến
Câu C (đáp án đúng): đây là dấu hiệu để nhận biết về câu cảm thán
Câu D: Câu cảm thán dùng để thể hiện cảm xúc của người nói. Tuy nhiên có rất rất nhiều trường hợp câu nói thể hiện cảm xúc nhưng không có các dấu hiệu về sử dụng từ ngữ cảm thán, có dấu chấm than cuối câu nên không được coi là câu cảm thán. Ví dụ như câu: “Ai làm cho bể kia đầy. Cho ao kia cạn cho gầy cò con?” Ý nghĩa câu này thể hiện cảm xúc bất lực, là lời than thở của người nông dân trong chế độ cũ; tuy nhiên, đây cũng không được coi là câu cảm thán.
Bài 2: Câu nào dưới đây là câu cảm thán
- Cậu lo lắng quá làm gì!
- Dừng lại! Đừng đụng vào đồ của tớ.
- Cậu có bận gì không?
- Trời hôm nay đẹp quá!
Gợi ý:
Dựa vào dấu hiệu nhận biết của câu cảm thán: có từ ngữ cảm thán, dấu chấm than cuối câu có thể thấy rằng:
Câu A: có dấu chấm than cuối câu nhưng không có từ ngữ cảm thán.
Câu B: tương tự câu A, có dấu chấm than cuối câu nhưng không có từ ngữ cảm thán.
Câu C: không có dấu hiệu nào của câu cảm thán
Câu D (đáp án đúng): từ ngữ cảm thán “quá”, có dấu chấm than cuối câu.
Bài tập tự luận
Bài tập 1: Chuyển các câu sau thành câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán
- a) Em đi học
- b) Mùa thu đến
- c) Hoa phượng nở
- d) Trời đang mưa
Gợi ý:
Câu nghi vấn:
- Em đi học chưa?
- Mùa thu đến rồi phải không?
- Hoa phượng nở vào mùa nào?
- Trời mưa có to không?
Câu cầu khiến:
- Em hãy đi học chăm chỉ vào
- Mùa thu đến nhanh lên
- Hãy cùng đợi hoa phượng nở nào
- Nhanh lên! Trời đang mưa rồi kia
Câu cảm thán:
- Ôi! Em đi học thật chăm chỉ.
- Mùa thu thật đẹp biết bao!
- Ôi! Hoa phượng nở rồi kìa
- Trời mưa to quá!
Bài tập 2: Diễn đạt cảm xúc của mình thông qua câu cảm thán trong các tình huống sau:
- a) Khi nhận được một món quà
- b) Khi ngạc nhiên, thán phục
- c) Khi gặp phải rủi ro nào đó
- d) Khi khen ngợi một ai đó
- e) Khi đọc một cuốn sách hay
Gợi ý:
- Ôi! Một món quà rất tuyệt vời!
- Trời ơi! Bạn ấy chạy nhanh quá!
- Trời! Hôm nay là một ngày thật xui xẻo
- Chao ôi! Hôm nay bạn thật là đẹp
- Cuốn sách này hay ghê!
Trên đây là tổng hợp kiến thức về bài học câu cảm thán là gì, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích cho quá trình học tập. Nếu có thắc mắc về chuyên đề câu cảm thán là gì, hãy để lại bình luận ngay dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ hỗ trợ giải đáp giúp bạn.
3/5 - (2 bình chọn) Please follow and like us:Từ khóa » Chức Năng Câu Cảm Thán Ví Dụ
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Chức Năng Của Câu Cảm Thán? Cách đặt Câu ...
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Đặc điểm, Chức Năng Và Ví Dụ Minh Họa?
-
Câu Cảm Thán: Khái Niệm - Đặc điểm - Chức Năng Và Một Số Bài Tập ...
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Đặc điểm Và Ví Dụ Trong Câu Cảm Thán
-
Khái Niệm Câu Cám Thán? Một Số Ví Dụ Về Câu Cảm Thán
-
Câu Cảm Thán Là Gì ? Ví Dụ ? Đặc điểm Và Chức Năng ? Tiếng Việt ...
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Phân Loại Câu Cảm Thán - Luật Hoàng Phi
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Đặc điểm Và Chức Năng Của Câu Cảm Thán
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Ví Dụ Và Cách Nhận Biết Câu Cảm Thán
-
[CHUẨN NHẤT] Ví Dụ Về Câu Cảm Thán - TopLoigiai
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Dùng để Làm Gì? Cho Ví Dụ Và Bài Tập
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Sử Dụng Câu Cảm Thán Trong Câu ... - Wiki Secret
-
[CHUẨN NHẤT] Câu Cảm Thán Là Gì? - TopLoigiai
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết, Ví Dụ Về Câu Cảm Thán