Câu Cảm Thán Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết, Ví Dụ Về Câu Cảm Thán
Có thể bạn quan tâm
Trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở chúng ta đã có điều kiện được học rất nhiều loại câu khác nhau như câu cầu khiến, câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn,… Mỗi loại câu sẽ có đặc điểm và dấu hiệu nhận biết riêng, vậy hôm nay các bạn hãy cùng thapgiainhietliangchi đi tìm hiểu về câu cảm thán là gì? Dấu hiệu nhận biết, ví dụ về câu cảm thán, khái niệm, dấu hiệu nhận câu cảm thán biết qua bài viết sau đây.
Khái niệm câu cảm thán là gì?
Câu cảm thán là gì? Câu cảm thán là câu có những từ ngữ mang tính chất cảm thán như: ôi, hỡi ơi, than ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, xiết bao, biết bao,biết chừng nào,… được dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); câu cảm thán xuất hiện phổ biến trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. Khi viết câu cảm thán chúng ta thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Ví dụ về câu cảm thán:
“Ôi, cái bình hoa này đẹp quá!”
“Đẹp vô cùng Tổ quốc, Đất nước ta ơi!”
Dấu hiệu để nhận biết của câu cảm thán
Một câu sẽ là câu cảm thán nếu có các dấu hiệu nhận biết sau đây bao gồm:
- Khi trong câu xuất hiện các từ, cụm từ như than ôi, chao ôi, ôi, chao, hỡi ơi, trời ơi, chúa ơi, bố mẹ ơi, ông ơi, bà ơi, con ơi, quá, lắm…
- Câu nói, câu văn được kết thúc bằng dấu chấm than.
- Đôi khi có thể không xuất hiện những dấu hiệu trên cũng có thể là câu cảm thán, tùy vào nội dung câu chuyện và cách sử dụng kiểu liên kết câu của tác giả ( người nói, người viết).
Câu cảm thán có những chức năng chính nào?
Không phải bất cứ khi nào, bất kỳ trường hợp nào ta cũng có thể sử dụng câu cảm thán được, vì nếu sử dụng không đúng mục đích, đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa và mức độ nghiêm trọng của câu chuyện, lời nói đó.
- Câu cảm thán được dùng để nói lên ý kiến cá nhân của người viết, người đọc mà ý kiến đó mang nghĩa bộc lộ cảm xúc trực tiếp, chân thật về sự vật, sự việc đó.
- Nó giúp người đọc, người nghe hiểu được những câu nói, lời văn đó là cảm xúc và cao trào của bài văn, mà tác giả muốn bộc lộ.
- Câu cảm thán được dùng để cảm ơn người khác về sự giúp đỡ lớn lao hay không thể diễn tả hết ý nghĩa qua câu nói.
- Dùng để bộc lộ nỗi buồn khi thất bại hay mất đi một điều gì đó quý giá nhất mà ta có được.
- Để nói lên những điều bất ngờ, hạnh phúc mà mình gặp qua trong cuộc sống.
Lưu ý khi viết văn bản, hợp đồng những văn bản mang tính chất hành chính, pháp luật chúng ta không nên sử dụng câu cảm thán.
Phân loại câu cảm thán
Việc phân tích cấu trúc, ngữ pháp của câu cảm thán trong tiếng Việt rất phức tạp bởi sự đa dạng phong phú về hình thức biểu hiện của các câu cảm thán. Tuy nhiên, qua khảo sát và phân tích các cứ liệu, căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của nòng cốt câu (bao gồm có chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính của câu), mà ta có thể chia câu cảm thán tiếng Việt thành hai loại chính như sau:
Loại thứ nhất: Câu cảm thán không có thành phần nòng cốt câu
Ví dụ về câu cảm thán không có nòng cốt câu: A!; A ha!; Ôi!; …
Loại thứ hai: Câu cảm thán có thành phần nòng cốt câu
Dựa trên tiêu chí về khả năng kết hợp và về vị trí trong câu của các yếu tố cảm thán so với nòng cốt câu, mà ta có thể chia loại thứ hai này thành các loại nhỏ như sau:
– Câu cảm thán dùng từ cảm thán với cấu trúc: Từ cảm thán + Nòng cốt câu.
Ví dụ câu cảm thán:
“Ôi, mẹ về!”;
“Ôi, bông hoa mới đẹp làm sao!”;
“Chao ôi, nước biển Vũng Tàu chiều nay xanh cái màu xanh của ngọc bích”; …
– Câu cảm thán có cấu trúc: Yếu tố cảm thán + Nòng cốt câu.
Ví dụ câu cảm thán:
“Quái, sao vắng thế!”;
“Ôi giời ơi, thế thì có mà đợi đến sáng!”; …
– Câu cảm thán có yếu tố cảm thán xen lẫn giữa nòng cốt câu, với cấu trúc giản lược như sau: Chủ ngữ + Yếu tố cảm thán + Vị ngữ hay Vị ngữ + Câu cảm thán + Chủ ngữ.
Xem thêm: Câu nghi vấn là gì? Dấu hiệu nhận biết và ví dụ về câu nghi vấn
Ví dụ câu cảm thán:
“Nhượng chanh chua được, cay nghiệt được, mà tàn nhẫn được. Nó thật là đáo để!” – Trong tác phẩm Ở hiền của Tác giả Nam Cao
“Cái óc thẩm mỹ bình dân Việt Nam thật là thảm hại!” – tác giả Vũ Trọng Phụng, Số đỏ.
“Cậu ấy đến là tích cực!”.
– Câu cảm thán có các yếu tố cảm thán nằm trong thành phần câu ghép.
Ví dụ câu cảm thán:
“Thương ôi, người tân nhân tôi khổ thật, mà thiên hạ trầm 1uân trong khổ cảnh ấy biết là bao nhiêu!” – tác giả Nguyễn Thái Học, Câu chuyện một tối của người tân hôn.
“Một người có dã tâm như thế mà chị còn bênh vực được ư?” – tác giả Khái Hưng
Bài tập về câu cảm thán
Sau khi đã nắm được khái niệm câu cảm thán là gì, dấu hiệu nhận biết, phân loại câu cảm thán chúng ta hãy cùng một số bài tập mở rộng sau đây để củng cố lại kiến thức nhé.
Bài tập trắc nghiệm về câu cảm thán
Bài tập 1: Dấu hiệu để nhận biết một câu cảm thán là gì?
- Dùng các từ ngữ nghi vấn trong câu, có dấu hỏi ở cuối câu.
- Có dấu chấm than nằm ở cuối câu và dùng ngữ điệu cầu khiến hoặc khuyên bảo.
- Sử dụng những từ ngữ cảm thán và sử dụng dấu chấm than ở cuối câu để kết thúc.
- Thể hiện, bộc lộ cảm xúc trong câu.
Gợi ý làm bài tập 1:
Câu A: Đây chính là dấu hiệu nhận biết của câu nghi vấn.
Câu B: Có dấu chấm than cuối câu cũng là một trong những dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán.Tuy nhiên, trong cầu lại sử dụng ngữ điệu cầu khiến, khuyên bảo chứ không bộc lộ cảm xúc của người nói người viết. Vì vậy, đây sẽ không phải là dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán mà là sẽ tín hiệu để nhận biết câu cầu khiến.
⇒ Câu C là đáp án đúng: đây là dấu hiệu để nhận biết về một câu cảm thán.
Câu D: Câu cảm thán thường dùng để thể hiện cảm xúc của người nói. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp câu nói khác thể hiện cảm xúc nhưng không có những tín hiệu sử dụng yếu tố cảm thán, có dấu chấm than ở cuối câu nên không được đánh giá là câu cảm thán.
Ví dụ như câu: “Ai làm cho bể kia đầy/ Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”
Ý nghĩa của câu này thể hiện cảm xúc bất lực cũng là lời than thở, trách móc của người nông dân; tuy nhiên, câu trên cũng không được cho là câu cảm thán.
Bài 2: Trong các câu sau đây câu nào là câu cảm thán
- Cậu lo lắng thái quá làm gì!
- Tạm ngừng! Đừng có đụng vào đồ của tớ.
- Cậu có bận bịu gì không?
- Trời hôm nay đẹp quá ta!
Gợi ý làm bài tập 2:
Dựa vào các dấu hiệu để nhận biết của câu cảm thán như: có từ ngữ cảm thán, dấu chấm than ở cuối câu ta có thể thấy rằng:
Câu A: có dấu chấm than cuối câu nhưng lại không có từ ngữ cảm thán.
Câu B: tương tự câu A, có dấu chấm than ở cuối câu nhưng không có từ ngữ cảm thán.
Câu C: không có bất cứ dấu hiệu nào của câu cảm thán
Câu D là đáp án đúng: có từ ngữ cảm thán “quá”, có dấu chấm than ở cuối câu.
Bài tập tự luận về câu cảm thán
Bài tập 1: Chuyển các câu cho sẵn sau đây thành câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
- Em đi làm
- Ngày thu đã đến
- Hoa sữa nở
- Trời đang nắng
Gợi ý làm bài tập 1:
– Câu nghi vấn:
- Em đi làm chưa?
- Ngày thu đã đến rồi phải không?
- Hoa sữa nở vào mùa nào?
- Trời nắng có to không?
– Câu cầu khiến:
- Em hãy đi làm chăm chỉ vào
- Ngày thu mau đến nhanh lên
- Hãy cùng đợi hoa sữa nở nào
- Nhanh lên! Trời đang nắng to rồi kia
–Câu cảm thán:
- Ôi! Em đi làm thật chăm chỉ.
- Ngày thu mới đẹp biết bao!
- Ôi! Hoa sữa nở rồi kìa
- Trời nắng to quá!
Bài tập 2: Diễn đạt cảm xúc của mình bằng một câu cảm thán trong các tình huống sau đây:
- a) Khi được tặng một món quà
- b) Khi ngạc nhiên và thán phục
- c) Khi gặp phải một rủi ro nào đó
- d) Khi khen ngợi một người nào đó
- e) Khi đọc được một cuốn sách hay
Gợi ý làm bài tập 2:
- Ôi! Một món quà mới thật tuyệt vời làm sao!
- Trời ơi! Bạn ấy chạy nhanh quá đi!
- Trời! Hôm nay thật là một ngày xui xẻo với tôi.
- Chao ôi! Hôm nay bạn thật là xinh đẹp
- Cuốn sách này thú vị ghê!
Bài viết trên là những kiến thức về câu cảm thán, hy vọng rằng sau khi theo dõi bài viết các bạn đã trả lời được câu hỏi câu cảm thán là gì? Dấu hiệu nhận biết, chức năng, phân loại câu cảm thán. Sau khi đã nắm được kiến thức các bạn nên dành chút thời gian để làm các bài tập về câu cảm thán để củng cố lại kiến thức cho chắc chắn.
Từ khóa » Chức Năng Câu Cảm Thán Ví Dụ
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Chức Năng Của Câu Cảm Thán? Cách đặt Câu ...
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Đặc điểm, Chức Năng Và Ví Dụ Minh Họa?
-
Câu Cảm Thán: Khái Niệm - Đặc điểm - Chức Năng Và Một Số Bài Tập ...
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Đặc điểm Và Ví Dụ Trong Câu Cảm Thán
-
Khái Niệm Câu Cám Thán? Một Số Ví Dụ Về Câu Cảm Thán
-
Câu Cảm Thán Là Gì ? Ví Dụ ? Đặc điểm Và Chức Năng ? Tiếng Việt ...
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Phân Loại Câu Cảm Thán - Luật Hoàng Phi
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Đặc điểm Và Chức Năng Của Câu Cảm Thán
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Ví Dụ Và Cách Nhận Biết Câu Cảm Thán
-
[CHUẨN NHẤT] Ví Dụ Về Câu Cảm Thán - TopLoigiai
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Dùng để Làm Gì? Cho Ví Dụ Và Bài Tập
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Đặc điểm Và Chức Năng Câu ... - DINHNGHIA.VN
-
Câu Cảm Thán Là Gì? Sử Dụng Câu Cảm Thán Trong Câu ... - Wiki Secret
-
[CHUẨN NHẤT] Câu Cảm Thán Là Gì? - TopLoigiai