Câu Cảm Thán Là Gì? Đặc điểm Và Chức Năng Của Câu Cảm Thán

Khái niệm câu cảm thán

Định nghĩa chính xác: câu cảm thán là câu sử dụng để bộc lộ cảm xúc như vui vẻ, đau xót, phấn khích, ngạc nhiên,..của người nói đối với sự vật hoặc hiện tượng nào đó.

Thông thường sau câu cảm thán có dấu chấm than.

Khi giao tiếp với mọi người hay đọc một bài văn, đoạn hội thoại nào đó, chúng ta rất hay bắt gặp được những câu bày tỏ cảm xúc của người nói, người viết. Tuy nhiên, bạn chỉ nhận biết được khi đã hiểu câu cảm thán là gì còn đối với những người chưa từng hiểu thì đây thực sự là vấn đề khó khăn. Nhưng điều này không có gì đáng lo ngại khi câu cảm thán cũng có nhiều dấu hiệu nhận biết đặc biệt.

Chức năng của câu cảm thán

Câu cảm thán sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc là người viết. Sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày. Với các ngôn ngữ trong biên bản, hợp đồng, đơn…không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất cần sự chính xác, khách quan.

Thông thường, từ câu thán đứng đầu hoặc cuối câu.

Bài tập thực hành:

Bài 1:

Đặt câu cảm , trong đó có :

a) Một trong các từ : Ôi, ồ, chà đứng trước.

b) Một trong các từ lắm , quá, thật đứng cuối.

*Đáp án : VD: Ôi, biển đẹp quá !

Bài 2:

Chuyển các câu sau thành các loại câu hỏi, câu khiến, câu cảm:

a) Cánh diều bay cao.

b) Gió thổi mạnh.

c) Mùa xuân về.

*Đáp án :

a) –Cánh diều bay cao không ?

– Cánh diều hãy bay cao lên !

– Ôi, cánh diều bay cao quá !

Bài 3:

Hãy diễn đạt cảm xúc của mình trong những tình huống sau đây bằng những câu cảm :

a) Được đọc một quyển truyện hay.

b) Được tặng một món quà hấp dẫn.

c) Bất ngờ gặp lại một người bạn thân xa nhau đã lâu.

d) Làm hỏng một việc gì đó.

e) Gặp phải một sự rủi ro nào đó.

*Đáp án :

VD: e) Ôi, thật là xui xẻo !

Luyện tập SGK

Cùng Wikihoidap.org luyện tập các bài tập trong sách giáo khoa các bạn nhé.

Câu 1: Tìm các câu cảm thán trong bài.

Trong câu a câu cảm thán đó là: Than ôi!, Lo thay!, Nguy thay!

Trong câu b câu cảm thán đó là: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Trong câu c câu cảm thán là: Chao ôi, có biết đâu rằng…của mình thôi.

Câu 2: Phân tích tình cảm, cảm xúc trong câu.

Trong câu a, b, c đều thể hiện tình cảm, cảm xúc nhưng không phải là câu cảm thán. Bởi vì không có hình thức của câu cảm thán đó là dấu câu, từ ngữ cảm thán.

=> Kết luận không có câu cảm thán.

Câu 3: Đặt 2 câu cảm thán giúp bộc lộc cảm xúc người nói.

– Tình cảm người thân dành cho mình: Con yêu bố mẹ lắm!

– Khi thấy mọc trời mọc: Mặt trời mọc cảnh tượng thật hùng vĩ biết bao!

Câu 4: Nêu lại đặc điểm, hình thức, chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

– Câu nghi vấn sử dụng chính để hỏi, đặc điểm nhận dạng: có dấu chấm hỏi cuối câu.

– Câu cầu khiến sử dụng mục đích đó là yêu cầu, mệnh lệnh hoặc khuyên nhủ… thường câu sẽ có thêm ngữ điệu cầu khiến, cuối câu có dấu chấm than.

– Câu cảm thán bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói/người viết. Đặc điểm nhận dạng đó là trong câu có từ ngữ cảm thán và cuối câu thường có dấu chấm than.

Câu cảm thán thực sự rất dễ học và rất dễ nhận biết chính bởi vì sự thông dụng của nó trong giao tiếp hàng ngày. Để có thể học tập và tiếp thu tốt câu cảm thán, các bạn học sinh nên chú ý các dạng bài tập trên để làm cho hiệu quả nhé!!! Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình ôn tập.

Từ khóa » Chức Năng Câu Cảm Thán Ví Dụ