Câu đố Dân Gian Của Người Việt Nhìn Từ Góc độ Ngôn Ngữ Học

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học
  • pdf
  • 78 trang
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  VÕ THỊ KIM XOA MSSV: 6086298 CÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGƢỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hƣớng dẫn: NGUYỄN VĂN TƢ Cần Thơ, năm 2012 Trang 0 ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN 1.1.1. Khái niệm về câu đố 1.1.2. Nguồn gốc hình thành câu đố 1.1.3. Phân loại câu đố 1.1.4. Nội dung câu đố 1.2. KHÁI QUÁT VỀ LÍ THUYẾT TỪ VỰNG HỌC 1.2.1. Chức năng của từ 1.2.2. Các thành phần nghĩa của từ 1.2.3. Hiện tượng nhiều nghĩa 1.2.4. Sự chuyển nghĩa của từ 1.2.5. Hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm từ vựng 1.3. KHÁI QUÁT VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ 1.3.1. Biện pháp tu từ ẩn dụ 1.3.2. Biện pháp tu từ nhân hóa 1.3.3. Biện pháp tu từ so sánh Chƣơng 2. HÌNH THỨC XÂY DỰNG CÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGƢỜI VIỆT 2.1. MỘT SỐ HÌNH THỨC XÂY DỰNG CÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGƢỜI VIỆT 2.1.1. Một số thể loại văn bản xây dựng câu đố dân gian của người Việt 2.1.1.1. Lời đố có dạng thơ 3 tiếng đến 8 tiếng 2.1.1.2. Lời đố có dạng thơ thể lục bát và song thất lục bát Trang 1 2.1.1.3. Lời đố có dạng thơ thể thất ngôn 2.1.2. Một số biên pháp tu từ xây dựng câu đố dân gian của người Việt 2.1.2.1. Một số câu đố được xây dựng bằng biện pháp ẩn dụ 2.1.2.2. Một số câu đố được xây dựng bằng biện pháp nhân hóa 2.1.2.3. Một số câu đố được xây dựng bằng biện pháp so sánh 2.2. CÂU ĐỐ ĐƢỢC XÂY DỰNG DỰA VÀO CÁC HIỆN TƢỢNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA 2.2.1. Câu đố được xây dựng dựa vào hiện tượng đồng nghĩa 2.2.2. Câu đố được xây dựng dựa vào hiện tượng trái nghĩa 2.2.3. Câu đố được xây dựng dựa vào hiện tượng đồng âm Chƣơng 3. CÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGƢỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC 3.1. CÂU ĐỐ ĐƢỢC HÌNH THÀNH DỰA VÀO CHỨC NĂNG CỦA TỪ 3.1.1. Chức năng miêu tả 3.1.2. Chức năng dụng học 3.1.3. Chức năng phát ngôn 3.1.4. Chức năng cú học 3.2. CÂU ĐỐ ĐƢỢC HÌNH THÀNH DỰA VÀO CÁC THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA TỪ 3.2.1. Dựa vào nghĩa biểu vật 3.2.2. Dựa vào nghĩa biểu niệm 3.2.3. Dựa vào nghĩa biểu thái 3.3. CÂU ĐỐ ĐƢỢC HÌNH THÀNH DỰA VÀO HIỆN TƢỢNG NHIỀU NGHĨA 3.3.1. Căn cứ vào quan điểm lịch đại, câu đố có nghĩa gốc và nghĩa phái sinh 3.3.2. Căn cứ vào quan điểm đồng đại, câu đố có nghĩa cơ bản và nghĩa phụ 3.3.3. Căn cứ vào sự phân biệt ngôn ngữ /lời nói, câu đố có nghĩa từ vựng và nghĩa tu từ 3.4. CÂU ĐỐ ĐƢỢC HÌNH THÀNH DỰA VÀO SỰ CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ 3.4.1. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ 3.4.2. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ Trang 2 PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC Trang 3 LỜI NÓI ĐẦU Thắm thoát mà bốn năm đại học sắp trôi qua. Tôi nhớ ngày nào còn bỡ ngỡ, ngượng ngùng khi bước chân vào giảng đường đại học, còn ngơ ngác với bao bạn bè xa lạ mà giờ đây tôi sắp phải chia tay thời sinh viên của mình. Niềm vui hòa lẫn với nỗi buồn, cảm giác mà đôi khi tôi không lí giải được. Vui vì mình sắp hoàn thành xong chương trình đại học, sắp bước vào đời với bao hy vọng, hoài bảo và ước mơ, nhưng ẩn sâu trong niềm vui đó là sự tiếc nuối của những tháng ngày đã qua bởi để thực hiện được những ước mơ, hoài bảo đó tôi phải rời xa mái trường, xa thầy cô, bạn bè và tôi tự hỏi rồi đây trên bước đường đời có khi nào chúng tôi gặp lại nhau và mấy ai còn trở lại giảng đường này? Chỉ cần nghĩ đến đó thôi mà tôi lại ngậm ngùi, bốn năm dài gắn bó, yêu thương với thầy cô, bạn bè. Xin cám ơn giảng đường đại học đã cho tôi những giờ lên lớp bổ ích với bao kiến thức trong đời. Xin cám ơn toàn thể thầy cô bộ môn Ngữ Văn của Khoa sư phạm và Khoa khoa học xã hội và nhân văn đã cùng chúng tôi đồng hành suốt bốn năm dài với bao vất vả và gian lao trong việc truyền thụ kiến thức và đặc biệt tôi chân thành cám ơn Thầy đã giúp tôi hoàn thành đề tài luận văn của mình một cách hoàn chỉnh nhất. Xin chân thành cám ơn và mong sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và các bạn. Trang 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, với áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống, con người cần có thời gian nghỉ ngơi, giải trí để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi. Và với sự phát triển vượt bật của công nghệ thông tin, nhu cầu giải trí của con người được đáp ứng thật dễ dàng và tiện lợi: nghe nhạc, xem phim, chat với nhau trên internet, trò chuyện qua điện thoại,… Những tưởng con người hiện đại sẽ từ bỏ quá khứ, từ bỏ cách giải trí thuộc văn hóa dân gian, thế nhưng họ vẫn còn giữ lại những nét truyền thống của văn hóa dân gian, truyền thống của dân tộc như: hát ả đào, múa rối nước,… đặc biệt hình thức đố đáp dân gian vẫn còn tồn tại và phát triển. Trải qua thời gian khá dài, câu đố không những không bị mai một mà ngày càng phát triển và có những đặc điểm nổi bật, hình thức đố đa dạng, phong phú, ý nghĩa của nó cũng vô cùng thâm thúy, sâu sắc. Nghĩa của câu đố không chỉ thể hiện ở bên ngoài, được diễn đạt bởi các câu chữ, có mặt trong lời nói mà còn có ý nghĩa ẩn đằng sau nghĩa biểu hiện ấy. Để thấy được sự độc đáo ấy trong câu đố, người viết chọn đề tài Câu đố dân gian của ngƣời Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, cụ thể là tìm hiểu thêm về câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ của từ vựng học với phần nghĩa của từ để có thể hiểu rõ hơn ý nghĩa ẩn đằng sau mỗi câu đố. 2. Lịch sử vấn đề Khi ngôn ngữ phát triển, khi nhu cầu hiểu biết về thế giới xung quanh trở thành nhu cầu thiết yếu thì câu đố đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó của con người. Và trong quá trình lao động, con người không ngừng học tập, sáng tạo, chính vì vậy câu đố cũng không ngừng phát triển và có những đặc điểm nổi bật. Nghiên cứu sự xuất hiện của câu đố trong một môi trường cụ thể với không gian và thời gian nhất định, tìm hiểu về phương diện từ ngữ, về cách thức sáng tác, tìm hiểu cho hết ý nghĩa, nội dung, giá trị nghệ thuật của các câu đố là công việc lâu dài và của nhiều người. Nhìn lại các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, có một số công trình mang tích chất sưu tập, tuyển chọn và biên soạn lại tuỳ theo mục đích của người biên soạn hoặc là những công trình, những bài nghiên cứu về một góc độ nào đó của câu đố. Có thể kể ra dưới đây một số công trình về câu đố tiêu biểu: 1) Ninh Viết Giao (sưu tập và biên soạn), 1997, Câu đố Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. Trang 5 2) Triều Nguyên (biên soạn), 2010, Tìm hiểu về câu đố người Việt, Nxb Khoa học xã hội. 3) Khoa Ngữ Văn Đại học Cần Thơ, 1997, Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Giáo dục. 4) Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, 1998, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục. 5) Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ, 1998, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6) Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Lý Hữu Tấn, Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Lê Trí Viễn, 1978, Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục. 7) Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, 1999, Văn hóa dân gian - Văn học Việt Nam những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục. 8) Quế Chi, 2005, Câu đố - Tục ngữ - Ca dao Việt Nam, Nxb Thanh niên. Trong các công trình nghiên cứu về câu đố thì có hai công trình của hai tác giả Ninh Viết Giao và Triều Nguyên đáng chú ý nhất. Trước hết là công trình nghiên cứu của Ninh Viết Giao, tác giả đã nghiên cứu các vấn đề như nguồn gốc câu đố, nội dung, ý nghĩa câu đố, đặc tính câu đố, phương pháp sáng tác câu đố và ảnh hưởng của câu đố với các loại hình văn học dân gian khác và với văn học thành văn. Với tác giả Triều Nguyên, có nhiều vấn đề được đặt ra như: câu đố dùng cách tả thực, câu đố dùng cách chuyển trường, câu đố dùng cách chơi chữ, mô hình câu đố, câu đố tá ý, v.v.... Bên cạnh đó, một số bài nghiên cứu về câu đố như: 1) Dương Thành, số 11, 2005, Thử tìm hiểu phương ngữ trong câu đố Việt, Ngôn ngữ và đời sống. 2) Lý Toàn Thắng, Nguyễn Thị Thanh Huyền, số 3, 2009, Về cách thức tri nhận thế giới của người Việt ( trên ngữ liệu câu đố về động vật và thực vật), Tạp chí VHDG. Ngoài ra, người viết được biết những khoá luận văn nghiên cứu về câu đố có số lượng rất ít. Mới chỉ thấy một số công trình nghiên cứu như: Cách sử dụng từ ngữ trong câu đố người Việt, năm 2002 - Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Ngữ văn của tác giả Trương Thị Bình Dương, Trường Đại học Cần Thơ; Từ ngữ trong câu Trang 6 đố Việt Nam, 2009 - Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Ngữ văn của tác giả Trần Thị Phương Thảo, Trường Đại học Cần Thơ. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu chỉ chọn một số câu đố tiêu biểu để tìm hiểu, phân tích về một phương diện nào đó. Chúng tôi nhận thấy những công trình nghiên cứu về câu đố theo cách nhìn của ngôn ngữ học không nhiều. Đặc biệt, nghiên cứu câu đố theo lý thuyết từ vựng học lại càng ít. Chọn đề tài này để nghiên cứu, chúng tôi muốn hiểu thêm câu đố của người Việt về hình thức cũng như các phương thức xây dựng câu đố, các hiện tượng từ vựng ngữ nghĩa khi xây dựng câu đố và ý nghĩa của mỗi câu đố. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nhỏ vào chặng đường nghiên cứu một thể loại của văn học dân gian. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về đề tài này, trước hết, nguời viết sẽ đi vào tìm hiểu nguồn gốc hình thành cũng như về nội dung câu đố dân gian của người Việt. Tiếp theo, bài viết muốn làm rõ thêm các câu đố được xây dựng theo phương diện từ vựng học, cụ thể là chỉ ra các hình thức cũng như những phương thức xây dựng câu đố, các hiện tượng từ vựng ngữ nghĩa khi xây dựng câu đố. Từ đó giúp người đọc hiểu chính xác hơn ý nghĩa ẩn đằng sau mỗi câu đố. 4. Phạm vi nghiên cứu Câu đố cũng như các thể loại văn học dân gian khác, là một thể loại văn học truyền miệng, thế nhưng nó được ghi chép lại và cách thức xây dựng câu đố cũng đặc sắc, đa dạng và phong phú. Từ góc nhìn của ngôn ngữ học, có thể nghiên cứu câu đố về nhiều phương diện, tuy nhiên luận văn chỉ tập trung phương diện từ vựng học, cụ thể là phần nghĩa của từ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, người viết sẽ bắt đầu từ việc đi tìm đọc các câu đố, tham khảo các bài viết liên quan, các công trình nghiên cứu về câu đố. Bài viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như nêu ra các vấn đề rồi chứng minh các vấn đề, cụ thể là đưa ra các dẫn chứng đã được chọn lọc để giải quyết các vấn đề đã nêu về câu đố. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, phân tích các vấn đề đã nêu, các dẫn chứng đã nêu và tổng kết lại các kết quả phân tích. Trang 7 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN 1.1.1. Khái niệm về câu đố Câu đố là một thể loại của văn học dân gian. Câu đố phản ánh các sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch đi, lối nói một đàng hiểu một nẻo. Những sự vật, sự việc, hiện tượng được nêu lên trong câu đố là những cái vốn có sẵn, tồn tại trong hiện thực khách quan. Tác giả dân gian đã quan sát những nét tương đồng giữa các sự vật, giữa vật đố tức lời giải với vật được miêu tả tức lời đố. Chẳng hạn khi đố về “con chuột”, người dân quan sát và so sánh hình dáng của con chuột với quả mướp, còn tính chất, hoạt động của nó là ăn phá, làm hư hại tài sản của người nông dân. Từ đó nảy sinh ra câu đố: Vừa bằng quả mướp Ăn cướp cả làng. (con chuột) 1.1.2. Nguồn gốc hình thành câu đố Câu đố dân gian của người Việt ra đời và tồn tại theo dòng thời gian là do nhu cầu giải trí của con người trong lúc lao động, nhu cầu cần hiểu biết về các sự vật, sự việc và hiện tượng xung quanh, nhu cầu giáo dục nhau những hiểu biết, những nhận xét đó để lao động sản xuất đạt hiểu quả hơn. Chính vì vậy, câu đố ra đời gắn liền với đời sống của người dân lao động. 1.1.3. Phân loại câu đố 1.1.3.1. Căn cứ vào hình thức diễn tả, câu đố được chia thành hai loại: câu đố chính hiệu và câu đố vay mượn. Sáng tạo ra câu đố, người dân lao động ngoài sử dụng văn học dân gian mà còn mượn văn học viết để làm câu đố. - Câu đố chính hiệu thuộc loại văn học dân gian: + Ca dao trở thành câu đố: Trang 8 Thân em như cục gỗ tròn, Lăn đi lăn lại chẳng mòn tí mô. (hòn đá lăn) Đôi ta như gậy chống rèm, Vừa đôi thì lấy ai dèm mặc ai. (đôi đũa ăn cơm) Nhớ em lệ chảy bùi ngùi, Khăn lau không ráo, áo chùi không khô. (bánh ướt) + Tục ngữ trở thành câu đố: Hai năm rõ mười, Còn người còn của. (hai bàn tay) Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. (cây dừa) Vừa bằng hột đỗ, ăn dỗ cả làng. (con ruồi) + Thành ngữ trở thành câu đố: Có đầu có đuôi mà không có khúc giữa. (bọn trộm cướp) Vì ta có câu thành ngữ “đầu kẻ trộm, đuôi kẻ cướp”. - Đó là văn học dân gian còn đối với văn học viết cũng thật phong phú. Tài năng của nhân dân còn được thể hiện qua việc vận dụng thơ Kiều. Nhiều câu thơ trong Truyện Kiều đã trở thành câu đố một cách tài tình, sáng tạo, thông minh, vô cùng sinh động: Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song. (cái diều sáo) Lời thề thốt trăm năm đính ước có thiên nhiên chứng giám giữa Thúy Kiều và Kim Trọng là câu đố về “cái diều sáo”. Hay các câu đố sau đây cũng được tác giả dân gian vận dụng từ Truyện Kiều: Chém cha cái số hoa đào Trang 9 Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi. (cái hoa cửi) Xưa sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. (cái pháo) Ngoài Truyện Kiều, ta còn thấy tác giả dân gian còn vận dụng thơ của các tác giả khác để tạo thành câu đố: Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây. (cây cách) Câu đố về “cây cách” cũng là câu thơ thứ 111-112 trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm. Hay câu đố về “quả thanh yên” được rút ra từ những câu thơ 965 - 966 trong truyện thơ nôm Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu: Nước trong rửa sạch ruột trơn Một câu danh lợi chi sờn lòng ta. (quả thanh yên) 1.1.3.2. Căn cứ vào đối tượng phản ánh, câu đố được chia ra làm hai loại: loại thuộc tự nhiên và loại thuộc văn hóa - Hiện tượng tự nhiên đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong tâm thức của con người, phản ánh khá rõ trong các câu đố dân gian: Cây cao ngàn trượng, Hạt rụng tứ tung, Nấu thì được, nướng thì không. (mưa) Không sơn mà đỏ, Không gõ mà kêu, Không khều mà rụng. (mặt trời, sấm, mưa) Xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng Bắc cầu thiên lý nằm ngang một mình. (cầu vồng) Trang 10 Ngoài ra còn có một số câu đố phản ánh những mặt sinh hoạt văn hóa của nhân dân như vui chơi, học hành. Mặt em phương trượng chữ điền, Thịt em thì trắng, áo đen bọc ngoài. Lòng em có đất có trời, Có câu nhân nghĩa có lời hiếu trung. Dù khi quân tử có dùng, Thì em lại ngỏ tấm lòng cho xem. (quyển sách chữ nho) Mười năm làm bạn với đèn Giúp người quân tử chẳng hèn chí cao. (sách) 1.1.4. Nội dung câu đố 1.1.4.1. Chứa đựng tri thức thực tiễn Đối tượng phản ánh của câu đố là các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, phần lớn có liên quan đến hoạt động sinh hoạt của người dân. Những vật đố đối tượng quan sát của câu đố là những sự vật quen thuộc trong lao động cũng như trong sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. Để xây dựng và giải đáp về câu đố, cả người đố và người giảng phải có sự hiểu biết về các đồ vật tồn tại trong cuộc sống. Có cây mà chẳng có cành, Có trái cam sành lơ lửng trên không. (chữ i) “Chữ i” được ví như dáng cây khô, dấu chấm bên trên tạo nên “chữ i” như trái cam lo lửng. Hai anh cùng giống cùng nòi, Anh thích ngồi trốc, anh đòi cõng chơi. Gió sương, mưa nắng mặc trời, Từ xưa vốn bạn không rời nhà nông. (tơi, nón) Nửa đầu dòng hai chỉ “cái nón”, nửa cuối dòng hai chỉ “cái tơi”; ba dòng còn lại nêu đặc điểm chung của “tơi” và “nón”. Trang 11 Bà Ba đi chợ Cầu Nôm, Bà đi sau rốt luôn mồm nhanh lên, Bà đi trước thì thiếu hàm trên, Bà đi giữa thì thiếu hàm dưới, Chỉ bà đi cuối là đủ hai hàm. (người đi bừa, con trâu, cái bừa) Dòng thứ hai và dòng cuối chỉ “người đi bừa”, dòng thứ ba chỉ “con trâu”, dòng thứ tư chỉ “cái bừa”, riêng dòng đầu chỉ sự phối hợp của ba đối tượng trên. Trong cách thức mô tả vật đố, câu đố thường nói đến những nét đặc trưng về hình thể sự vật, nêu chức năng, hoạt động, nguồn gốc của sự vật và quá trình hình thành của những sự vật ấy. - Có những câu đố miêu tả những nét đặc trưng về hình thể của sự vật: Thân dài lưỡi cứng là ta, Không râu không cẳng đố là cái chi? (cái ba) Mình tròn trọn vẹn, Răng nhọn như chông. Ở nhà ngồi không, Ra ngoài đồng nhảy chôm chổm. (cái nơm) - Nhiều câu đố nêu lên chức năng của sự vật: Tay cầm bán nguyệt xênh xang Làm tôi vì chúa sửa sang cỏi bờ. (cái liềm) Đem thân che gió cho người Rồi ra mang tiếng là người chẳng khôn. (cái dại) - Đố về trạng thái đang hoạt động của sự vật: Con gì cánh mỏng đuôi dài Lúc bay, lúc đậu cánh thời đều giương. (con chuồn chuồn) Xin lửa ông Táo, Trang 12 Đốt đầu thầy tu, Sấm động ù ù, Rồng bay phấp phới (hút thuốc lào) - Nhiều câu đố nói lên nguồn gốc của sự vật: Vốn xưa nó ở trên non, Đem về mà tạc trên tròn dưới vuông. (cái bồ) Vốn xưa ở đất sinh ra, Mà ai cũng gọi tôi là con quan, Dốc lòng cùng nước lo toan, Đầy vơi phó mặc thế gian ít nhiều. (cái ấm nước) - Có những câu đố phản ánh được những điều quan sát có quá trình của nhân dân: Có đầu mà chẳng có đuôi, Có một khúc giữa cứng ruôi lại mềm. (cái đòn gánh) Sinh ra con gái má hồng, Gả đi lấy chồng đất nước người ta, Bao giờ tuổi tác đã già, Thì em lại cứ quê cha trở về. (cái nồi) Câu đố là tác phẩm của những người lao động, câu đố nhận thức sự vật cụ thể với cả nguồn gốc, chức năng và quá trình hình thành của sự vật ấy. Đặc điểm ấy thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa câu đố với lao động và với cuộc sống thực tiễn hằng ngày của nhân dân. Nhìn chung, đặc điểm nổi bật của nội dung câu đố là tính chất hiện thực, cụ thể, trực quan. Câu đố cũng thiên về xu hướng vạch ra những chi tiết, hay những nét riêng biệt của sự vật thường không khái quát hóa, không nêu đặc trưng chung của một loạt sự vật hiện tượng cùng loại. Từ những nội dung trên ta lại thấy rằng câu đố thật sự do lao động mà có, nên gắn bó chặt chẽ với lao động với cuộc sống thực tiễn hằng ngày Trang 13 của nhân dân. Sự gắn bó này không chỉ ở phạm vi các vật, các việc đem ra đố, mà còn thể hiện cả ở những hình ảnh để gợi lên những dấu hiệu đặc trưng cần phải đoán ra của vật đố, việc đố. Điều này đúng với lời nhận xét của một nhà nghiên cứu văn học Nga: “Câu đố nhận thức những sự vật cụ thể thông qua nguồn gốc, ý nghĩa và quá trình biện chứng của đời sống những sự vật ấy”. (Dẫn theo Chu Xuân Diên, Văn học dân gian Việt Nam, nxb ĐH& THCN, tr.277). 1.1.4.2. Chứa đựng ý nghĩa xã hội Khi miêu tả thế giới hiện thực xung quanh con người, nhiều câu đố mang thêm ý nghĩa xã hội, mặc dù đó không phải là mục đích của câu đố. Qua ý nghĩa xã hội, câu đố cũng phản ánh những mối quan hệ giữa người với người. Về mặt này, tuy không phong phú bằng các loại hình khác trong văn học dân gian nhưng nó cũng thể hiện được tính đấu tranh giai cấp và tính phê phán mềm dẻo trong nội bộ nhân dân. Trong một số câu đố mà bản thân vật đem ra đố là vấn đề xã hội, chúng ta thấy biểu hiện ra một cách trực tiếp tư tưởng chống đối giai cấp thống trị: Không vay mà trả. (sưu thuế) Nhưng thường chúng ta chỉ tìm thấy được sự phản ánh những tư tưởng giai cấp đó một cách gián tiếp qua các đề tài xã hội mà câu đố dựa vào để xây dựng hình tượng ẩn dụ: Một lũ ăn mày, một lũ quan Quanh đi quẩn lại cùng một đoàn Đêm khuya gió lạnh đèn thì tắt Hết cả ăn mày, hết cả quan. (đèn kéo quân) - Ngoài ra, nhiều câu đố còn đề cao, ca ngợi người lao động và những công việc hoặc dụng cụ lao động do họ làm ra: Quê em vốn ở trên rừng, Yêu em, anh vượt đường trường anh lên, Da em vừa nhám vừa đen, Nhưng lòng máu đỏ, anh đem em về, Có em màu đượm nắng hè, Có em áo cũng thêm bề thêm xinh. Trang 14 (củ nâu) - Nhiều câu đố nói đến một số hiện tượng phản ánh về mối quan hệ giữa con người với nhau, về thực trạng đời sống ở góc độ nhất định: Nắng ba năm ta không bỏ bạn, Mưa một ngày bạn lại bỏ ta. (cái bóng) Đây là câu đố về “cái bóng” nhưng đằng sau nó có ý nghĩa xã hội thật sâu sắc là lên án tình bạn có tính chất cơ hội. Hay câu đố về “chiếc chiếu” lại chính là lời phàn nàn của người vợ bị người chồng ngược đãi: Xưa kia em trắng như ngà, Vì chàng quân tử em đà thâm thâm, Trách ai mang tính vô tâm, Chàng đánh chàng đập chàng lại còn nằm với tôi. (chiếc chiếu) 1.2. KHÁI QUÁT VỀ LÍ THUYẾT TỪ VỰNG HỌC 1.2.1. Chức năng của từ 1.2.1.1. Chức năng miêu tả Đó là chức năng biểu hiện các sự vật, hiện tượng mà con người nhận thức được. Đó cũng là chức năng định danh các đối tượng và biểu hiện những hiểu biết của con người về các đối tượng đó. Các từ của tiếng Việt thiên về việc thực hiện chức năng này là các từ thuộc từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ. Ý nghĩa từ vựng của các từ thuộc loại này chính là cơ sở để chúng thực hiện được chức năng miêu tả. - Chức năng biểu hiện (tái hiện): là chức năng tạo hình của ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ ta hình dung được sự vật, hiện tượng như nó đang diễn ra. Một số thực từ có chức năng biểu hiện như các từ: róc rách, thì thào, bập bùng, lấp loáng, phất phới,... - Chức năng định danh: Đặt cho sự vật, sự việc, hành động,… một tên gọi nào đó. 1.2.1.2. Chức năng dụng học Đó là chức năng bộc lộ các nhân vật giao tiếp về các mặt tình cảm, thái độ, quan hệ của họ đối với nhau và thái độ, tình cảm của họ đối với sự vật, sự việc được nói tới Trang 15 hay đối với chính hoạt động giao tiếp mà họ đang tiến hành. Đó là chức năng dẫn xuất (định vị) của từ. - Chức năng bộc lộ: biểu thị mối quan hệ giữa người nói và sự vật, đối tượng được nói tới. Đấy là những quan hệ xã hội, quan hệ về không gian, quan hệ về thời gian,… Ngoài ra, chức năng này còn bộc lộ trực tiếp, trạng thái, tâm lí, sinh lí của người nói đối với hiện thực khách quan. Thực hiện chức năng này trước hết là các từ tình thái làm dấu hiệu bộc lộ trực tiếp các cảm xúc, các trạng thái tâm lí như: ồ, ái, ối, ôi, ứ, chao, chao ôi, a, a ha,…; các từ tình thái bộc lộ thái độ, đánh giá của người nói: chính, nhất là, đặc biệt là, thậm chí,… - Chức năng dẫn xuất: Nêu ra hoặc xác định cho người ta biết cái chúng đang đề cập đến. Các từ định vị chỉ rõ tương quan về không gian và thời gian giữa sự vật và hiện tượng đang được nói đến với vị trí do người nói lấy làm chuẩn: này, kia, ấy, nọ, đó, đây, đấy, nay, nãy,… Những từ đã, sẽ,…. dẫn xuất các tình thái của hoạt động, những từ và, với, của, vì,… dẫn xuất các quan hệ. 1.2.1.3. Chức năng phát ngôn Đó là chức năng chỉ ra các hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong quá trình giao tiếp. - Chức năng hiệu lệnh: Đây là một chức năng có liên quan với hành vi ngôn ngữ. Chức năng này hướng trực tiếp vào hành động của người giao tiếp hoặc hướng dẫn hành động của người giao tiếp, tức yêu cầu ở người nghe một thái độ hoặc hành động nào đó. Trong hệ thống ngôn ngữ, những từ chuyên dùng cho chức năng này khá ít ỏi. Đó là các từ như: chớ, đừng, hãy, nên,…. Ngoài ra có một số từ biểu vật và biểu niệm thường được dùng thiên về chức năng hiệu lệnh như: cấm, đòi, yêu cầu, đề nghị, mong, mời, xin,… - Chức năng đưa đẩy: Chức năng duy trì sự giao tiếp. Đây không phải là chức năng trọng tâm nhưng cần thiết cho một giao tiếp bắt đầu, tiếp diễn hoặc kết thúc. Tiếng Việt có nhiều từ ngữ đưa đẩy. Có loại dùng trước câu để kêu gọi, hướng sự chú ý của người nghe vào giao tiếp như: này, hỡi, bớ, ơi, ê,… hoặc để mở đầu cho câu nói như: dạ, thưa, bẩm, vâng, ừ,… Có loại chen vào giữa câu để đệm như: tất nhiên, tức thì,… Có loại đứng ở cuối câu để căn dặn như: nhé, nhỉ, ư, mà,… Các từ dùng để hỏi: ai, gì, nào, đâu, sao, thế nào, bao nhiêu, hả, hử, ư, à, nhỉ, nhé, … Trang 16 1.2.1.4. Chức năng cú học Chức năng cú học là chức năng giúp liên kết các từ trong câu tạo nên thông điệp, ta có các quan hệ từ chuyên thực hiện chức này như: và, nhưng, song, hoặc, tại, bởi, do, vì, nên, để, bằng, với, mà, của, cho,…; kết hợp sử dụng các từ nhỉ, nhé,… biểu thị sự thân mật, hả, hử,… thể hiện thái độ bề trên. 1.2.2. Các thành phần nghĩa của từ 1.2.2.1. Nghĩa biểu vật Nghĩa biểu vật là loại sự vật được từ gọi tên, biểu thị. Nghĩa biểu vật của từ đi là tất cả các vận động rời chỗ của người, của động vật. Nghĩa biểu vật của từ đỏ là tất cả các màu sắc của máu, của hoa, của lá cờ… mà chúng ta nhìn thấy. Nói như Đỗ Hữu Châu: “Sự vật, hiện tượng, đặc điểm … ngoài ngôn ngữ, được từ biểu thị tạo nên ý nghĩa biểu vật của từ”. [1; tr.89] Hay: “Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị được gọi là từ biểu vật. Hay nói cách khác, nghĩa biểu vật của từ là các ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ”. [12; tr.29] Có một điều cần chú ý là ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các ánh xạ trong tự nhiên. Ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạo những cái có trong thực tế theo cách nhận thức của từng nhân vật. Ta có thể chứng minh điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong một ngôn ngữ cụ thể và dựa vào việc so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa các ngôn ngữ. - Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế, sự vật luôn luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn nghĩa biểu vật trong ngôn ngữ lại mang tính đồng loạt, khái quát. - Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là: sự chia cắt hiện thức khách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ. 1.2.2.2. Nghĩa biểu niệm Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm. Hay nói cách khác, khái niệm là một phạm trù của tư duy được hình thành từ những hiểu biết trong thực tế khách quan. Đấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng. Trang 17 Các thuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa. Tập hợp của các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành nghĩa biểu niệm. Như vậy, nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các nghĩa biểu vật mà liên hệ với hiện thực khách quan, mặt khác lại có quan hệ với khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ với hiện thực ngoài ngôn ngữ. Vậy, “Nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một số nghĩa biểu vật của từ. Chính vì nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm. So sánh các nét nghĩa của các từ trong cặp và với nét nghĩa của các từ khác cặp, chúng ta thấy có những nét nghĩa chung cho nhiều từ và những nét riêng cho từng từ”. [1; tr.100] 1.2.2.3. Nghĩa biểu thái “Thuộc phạm vi nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh giá như to nhỏ, mạnh - yếu,… nhân tố cảm xúc như dễ chịu, khó chịu, sợ hãi,… Nhân tố thái độ như trọng, khinh, yêu, ghét,… mà từ gợi ra cho người nói, người nghe”.[1; tr.109] Sự vật hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người. Do đó, cùng một tên gọi, con người thường kèm theo những cách đánh giá của mình. Núi thường gợi ra cái gì to lớn, biển gợi ra cái mênh mông, lâu đài gợi sự cao to, hang hốc gợi ra sự sâu thẳm, tối tăm. Còn đối với nhân tố cảm xúc, thái độ cũng vậy, có những từ khi phát âm gợi cho chúng ta những cảm xúc sợ hãi: ma quái, chém giết, tàn sát,… Có những từ gợi ra cảm giác dễ chịu như: thanh thoát, êm ái,…; có những từ bộc lộ sự khinh bỉ như: đê tiện, hèn hạ, thô bỉ,…; có những từ thể hiện sự tôn trọng như: cao quý, ca ngợi, đàng hoàng, thẳng thắng,… 1.2.3. Hiện tƣợng nhiều nghĩa 1.2.3.1. Khái niệm Cùng một hình thức ngữ âm của từ có thể thích ứng với nhiều phạm vi sự vật, hiện tượng khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là hiện tượng nhiều nghĩa từ vựng.[12; tr. 31] Trang 18 1.2.3.2. Phân loại các nghĩa trong từ nhiều nghĩa - Căn cứ vào quan điểm lịch đại (tiêu chí thời gian), có thể phân nghĩa của từ nhiều nghĩa ra làm hai loại: nghĩa gốc và nghĩa phái sinh. + Nghĩa gốc là nghĩa có trước hay nghĩa đầu tiên, còn được gọi là nghĩa từ nguyên. + Nghĩa phái sinh là nghĩa xuất hiện sau, được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. - Căn cứ vào quan điểm đồng đại có thể chia nghĩa của từ nhiều nghĩa thành hai loại: nghĩa cơ bản và nghĩa phụ. + Nghĩa cơ bản hay nghĩa chính là nghĩa biểu vật mà những người trong một cộng đồng ngôn ngữ thường sử dụng nhất đối với một từ nào đấy khi nó đứng một mình và ít thuộc vào ngữ cảnh hơn cả. Nghĩa chính thường là cơ sở để giải thích nghĩa phụ. + Nghĩa phụ là nghĩa được phát triển từ một nét nghĩa nào đó của nghĩa chính. Đó là nghĩa lệ thuộc vào ngữ cảnh, do đó muốn hiểu rõ được nó phải dựa vào văn cảnh. - Căn cứ vào sự phân biệt ngôn ngữ (lời nói) có thể chia nghĩa của từ nhiều nghĩa ra thành hai loại: nghĩa từ vựng và nghĩa tu từ. + Nghĩa từ vựng là nghĩa đã được cố định hóa, và phổ biến trong toàn dân. + Nghĩa tu từ là nghĩa chưa được cố định hóa, mang tính chất cá nhân và tạm thời, được sử dụng nhằm làm cho sự diễn đạt tăng tính hình ảnh, tính biểu cảm và thêm sinh động. 1.2.4. Sự chuyển nghĩa của từ Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng cao. Những nhu cầu về mặt trí tuệ và những nhu cầu về mặt tu từ buộc ngôn ngữ phải luôn thay đổi và sáng tạo để biểu thị những sự vật, hiện tượng và những nhận thức mới. Để thay thế cách diễn đạt, những tên gọi cũ đã mòn không còn khả năng gợi tả, bộc lộ cảm xúc và gây ấn tượng sâu sắc ở người nghe nữa. Thay đổi nghĩa của một số từ có sẵn, thổi vào chúng một luồng sinh khí mới là một biện pháp tiết kiệm, sống động giàu tính dân tộc, dễ dàng nhận được sự chấp nhận của nhân dân, đáp ứng được kịp thời nhu cầu của giao tiếp. Có hai phương thức chuyển nghĩa của từ là chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ và chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. Trang 19 Tải về bản full

Từ khóa » Câu đố Dân Gian Là Gì