Đặc Trưng Ngôn Ngữ Của Câu đố Dân Gian Việt Nam - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.docx) (186 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thạc sĩ - Cao học
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
Đặc trưng ngôn ngữ của câu đố dân gian Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.88 KB, 186 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM--------------------BÙI THỊ THU HUYỀNCÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆTNHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌCLUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌCVietluanvanonline.comPage 1THÁI NGUYÊN - 2009Vietluanvanonline.comPage 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯPHẠM--------------------BÙI THỊ THU HUYỀNCÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆTNHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌCChuyên ngành: Ngôn ngữMã số: 66 22 01LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌCNgười hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO THỊ VÂNTHÁI NGUYÊN - 2009Vietluanvanonline.comPage 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêngtôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa aicông bố trong các công trình khác.Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009Tác giảBÙI THỊ THU HUYỀNMỤC LỤCMỞ ĐẦU........................................................................................................... i1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... 12. Lịch sử vấn đề...........................................................................................23. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 43.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................43.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................44. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................54.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................... 54.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................55. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................55.1. Phương pháp thống kê phân loại........................................................55.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp.....................................................56. Đóng góp mới của luận văn.....................................................................57. Cấu trúc của luận văn..............................................................................6CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................71.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN................................................ 71.1.1. Khái niệm câu đố..............................................................................71.1.2. Phân loại câu đố............................................................................... 91.1.3. Hoàn cảnh sử dụng câu đố............................................................101.2. SƠ LƢỢC VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ................................... 111.2.1. Biện pháp tu từ nhân hoá..............................................................111.2.2. Biện pháp tu từ ẩn dụ.................................................................... 131.2.3. Biện pháp tu từ so sánh................................................................. 141.3. KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT NGỮ DỤNG HỌC...........................151.3.1. Chiếu vật và các phƣơng thức chiếu vật......................................151.3.2. Hành vi ngôn ngữ...........................................................................181.3.3. Khái quát về hội thoại....................................................................201.3.4. Khái quát về lập luận.....................................................................221.3.5. Lý thuyết về tiền giả định..............................................................251.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG.........................................................................27CHƢƠNG II: CÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGƢỜI VIỆT......................28NHÌN TỪ BÌNH DIỆN HÌNH THỨC.........................................................282.1. CÂU ĐỐ XÉT THEO THỂ LOẠI VĂN BẢN.....................................282.1.1. Câu đố có dạng thơ........................................................................ 282.1.2. Câu đố có dạng lời nói thông thƣờng...........................................372.2. CÂU ĐỐ XÉT THEO LÝ THUYẾT CẦU TRÚC HỘI THOẠI.......392.2.1. Câu đố có dạng một cặp trao - đáp...............................................392.2.2. Câu đố có dạng đoạn thoại............................................................412.3. CÂU ĐỐ XÉT THEO LÝ THUYẾT LẬP LUẬN...............................432.3.1. Câu đố có luận cứ tƣờng minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn....432.3.2. Câu đố có kết luận tƣờng minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn .. 452.3.3. Số lƣợng luận cứ , kết luận trong một lập luận...........................472.3.4. Hiện tƣợng luận cứ đồng hƣớng lập luận trong câu đố............452.3.5. Vai trò của luận cứ trọng tâm trong lời đố có môtip giống nhau ...502.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG.........................................................................52CHƢƠNG 3: MỘT SỐ CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG ...53CÂU ĐỐ DÂN GIAN NGƢỜI VIỆT.........................................................533.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG CÂU ĐỐ...........................................................533.1.1.Căn cứ vào tri thức ngôn ngữ và tri thức về cuộc sống..............533.1.2. Căn cứ vào những tri thức nền khác............................................623.2. PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG CÂU ĐỐ...........................................943.2.1. Phƣơng thức đánh lạc hƣớng chiếu vật..................................... 953.2.2. Phƣơng thức thay thế bổ sung....................................................1083.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG......................................................................112KẾT LUẬN.................................................................................................. 113MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài1.1.Câu đố là một thể loại của văn học dângian. Đã từ lâu, trong đời sống tinh thần của người laođộng, câu đố chiếm một vị trí đáng kể. Như mọi loại hìnhdân gian, câu đố len vào từng nhà, đi vào tư duy của mọilứa tuổi, từ những em bé ngây thơ cho đến các cụ già đầubạc. Có thể nói, hoạt động đố - đáp được người lao độnghưởng ứng và trở nên phổ biến ở mọi vùng miền, nhất là ởvùng nông thôn. Từ Bắc chí Nam, ai ai cùng biết vài bacâu đố và không ít lần tham gia vào trò chơi đố giải.1.2.Câu đố có một vai trò đặc biệt quan trọngtrong đời sống xã hội. Đố - đáp không đơn thuần chỉ làmột trò chơi giải trí thông thường mà còn là một sân chơitrí tuệ bổ ích bằng ngôn từ (chúng tôi nhấn mạnh chất trítuệ trong câu đố). Trên sân chơi ấy, người tham gia chơiđược mài sắc năng lực tư duy, óc phán đoán đồng thờiđược rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ linhhoạt trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt đối với trẻ em, câu đố là những một trongnhững phương tiện đắc lực giúp trẻ có được một bộ não phát triển toàn diện.Việc đưa câu đố đến cho trẻ là cách làm tốt để chúng có điều kiện phát triểnnhanh về trí tuệ.1.3.Câu đố có tác dụng sư phạm, giáo dục.Câu đố giúp thoả mãn óc tò mò, lòng khao khát ham hiểubiết của trẻ nhỏ. Câu đố được người lớn dùng để giáo dụccác em, dạy cho các em những hiểu biết thường thức trongsinh hoạt hàng ngày, trong học tập, vui chơi. Hơn thế nữa,câu đố là một phương tiện hữu ích cho trẻ nhỏ và ngườinước ngoài học tiếng Việt. Sở dĩ như vậy vì bằng việc sửdụng những hình ảnh kiểu ví von trong loại đố chữ giúpngười học dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ mặt chữ.1.4.Đã có không ít công trình nghiên cứu vềcâu đố song phần lớn các công trình này mới chỉ dừng lạiở việc sưu tầm câu đố rồi giải đáp ẩn số. Cũng có một sốtài liệu nghiên cứu về câu đố nhưng ở mức khái quát.Chưa thấy có công trình nghiên cứu câu đố dân gian, đặcbiệt nghiên cứu về câu đố dân gian của người Việt dướigóc nhìn ngôn ngữ học một cách bài bản.Với những căn cứ trên, chọn đề tài “Câu đố dân gian người Việt nhìntừ góc độ ngôn ngữ học” để nghiên cứu người viết mong muốn góp thêm mộtcách nhìn về câu đố dưới ánh sáng của một số lý thuyết ngôn ngữ học.2. Lịch sử vấn đềCâu đố ra đời từ rất sớm. Khó có thể ấn định một thời gian cụ thể đểđánh dấu sự ra đời của câu đố. Nhưng có thể khẳng định một điều rằng, khicon người lấy lao động làm lẽ sống, khi ngôn ngữ phát triển, khi nhu cầu hiểubiết thế giới xung quanh trở thành một đòi hỏi thường ngày thì khi đó câu đốra đời.Điểm lại tình hình nghiên cứu, tư liệu của chúng tôi cho thấy có khoảnghơn 40 công trình nghiên cứu về câu đố, trong đó có 11 công trình mang tíchchất sưu tập, tuyển chọn và biên soạn lại tuỳ theo mục đích của người biênsoạn. Số còn lại là những công trình, những bài nghiên cứu về một góc nào đócủa câu đố.Có thể kể ra dưới đây một số công trình sưu tập về câu đố tiêu biểu:1) Câu đố Việt Nam (Thiên Lữ, Võ Hồng sưu tầm), Nxb Thanh Hoá, 2000.2) Câu đố Việt Nam (Hồ Anh Thái biên soạn), Nxb Hải Phòng, 2004.3)Câu đố dân gian (Lữ Huy Nguyên, Trần Gia Linh, NguyễnĐình Chỉnh sưu tầm), Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1989.4)Câu đố dân gian Việt Nam (Xuân Thu sưu tầm), NxbThanh Niên, Hà Nội, 1998.5) Câu đố Việt Nam (Ninh Viết Giao sưu tầm), Nxb Khoa học Xã hội, 1990.6) Câu đố Việt Nam (Nguyễn Văn Trung biên soạn), Nxb Tp Hồ Chí Minh,1986.7) Câu đố người Việt (Triều Nguyên biên soạn), Nxb Thuận Hoá, 2007.Trong số các công trình kể trên có ba công trình được chú ý nhiều hơncả là công trình của các tác giả Triều Nguyên, Nguyễn Văn Trung và NinhViết Giao. Bên cạnh việc tập hợp một số lượng khá lớn câu đố, tác giảNguyễn Văn Trung, còn giới thiệu xuất xứ, nguồn gốc; hoàn cảnh sử dụng,mục đích, chức năng câu đố; cách cấu tạo câu đố về mặt ngữ pháp, ngữ điệu,ngữ nghĩa...Với tác giả Triều Nguyên, phần khái luận về câu đố người Việtcho thấy cách tiếp cận câu đố ở bình diện thể loại khá toàn diện và có nhữngkiến giải thấu đáo. Có nhiều vấn đề được đặt ra lần đầu như:“ trường và hiệntượng xuất nhập trường trong câu đố”,“mô hình câu đố”,“câu đố tá ý”v.v...Một số tài liệu có bàn đến câu đố nhưng hết sức sơ lược dưới dạngchương, mục, ví dụ: 1) Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủbiên)[32]; 2) Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian củaĐỗ Bình Trị [60]; 3) Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu [64];4) Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 3) do Viện Khoa học Xã hộiViệt Nam biên soạn [65]. Ngoài ra cũng thấy đây đó một số bài nghiên cứu vềcâu đố như: 1) “Hiện tượng đồng dạng khác nghĩa và đồng nghĩa khác dạngcủa câu đố” của tác giả Phạm Văn Tình [58]; 2)“Các hình thức chơi chữtrong câu đố”- tác giả Triều Nguyên [42]; 3)“Câu đố và tư duy nghệ thuật”của Hồ Quốc Hùng [27]; 4)“Câu đố và văn chương bình dân” của Phạm VănĐang [18]. Đặc biệt, theo chúng tôi được biết những khoá luận, luận văn hayluận án tiến sĩ nghiên cứu về câu đố có số lượng rất ít. Mới chỉ thấy một sốcông trình nghiên cứu như: “Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố ViệtNam với trẻ em” - Luận văn thạc sĩ Ngữ văn của tác giả Trần Thị Lan [34], đềtài nghiên cứu khoa học:“Tìm hiểu về câu đố trong chương trình tiếng ViệtTiểu học” của tác giả Đặng Thị Quỳnh [47]; Luận văn thạc sĩ “Bước đầu tìmhiểu cách tri nhận thế giới của người Việt (trên ngữ liệu câu đố)” của tác giảNguyễn Thị Thanh Huyền [29].Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về câu đố thường nặng về sưutầm, tuy đưa ra nhận xét song đó chỉ là những gợi ý đối với người đọc. Cónhững công trình nghiên cứu chỉ chọn một số câu đố tiêu biểu để tìm hiểu,phân tích về một phương diện nào đó. Ba công trình chúng tôi vừa nhấn mạnhlà có chiều sâu hơn cả.Tóm lại, tư liệu điều tra của chúng tôi cho thấy những công trình về câuđố theo cách nhìn của ngôn ngữ học không nhiều. Đặc biệt, nghiên cứu câuđố dưới ánh sáng của lý thuyết ngữ dụng học lại càng hiếm. Chọn đề tài nàyđể nghiên cứu, chúng tôi muốn hiểu thêm câu đố về các phương diện nhưhình thức câu đố, căn cứ cũng như phương tiện xây dựng câu đố. Hy vọng kếtquả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần bé nhỏ vào chặng đường nghiên cứumột thể loại hấp dẫn của văn học dân gian.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là câu đố dân gian người Việt đã đượcbiên tập, tuyển chọn trong cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 3)của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, 2005 và cuốnCâu đố Việt Nam của Nguyễn Văn Trung, Nxb TP HCM, 1986.3.2. Phạm vi nghiên cứuTừ góc nhìn của ngôn ngữ học, có thể nghiên cứu câu đố về nhiềuphương diện, song luận văn chỉ tập trung vào ba phương diện, đó là:- Hình thức của câu đố- Căn cứ xây dựng câu đố- Phương thức xây dựng câu đố4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu4.1. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu câu đố về các phương diện trên, luận văn muốn làm rõthêm các kiểu câu đố xét từ phương diện hình thức và nội dung, đồng thời chỉra những căn cứ cũng như phương thức xây dựng câu đố. Qua đó gián tiếpgiúp người đọc thấy được điều kiện để giải đáp câu đố đúng, chính xác.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứuĐề tài đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể sau:-Khảo sát, phân loại câu đố căn cứ vào cấu tạohình thức và phương thức tạo lập của chúng.- Miêu tả, phân tích các loại các kiểu câu đố đã được phân loại ở trên.- Tổng kết các kết quả nghiên cứu bằng bảng biểu hoặc bằng lời.5. Phƣơng pháp nghiên cứuThực hiện đề tài này, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiêncứu chủ yếu sau đây:5.1. Phương pháp thống kê phân loạiSử dụng phương pháp nghiên cứu này để thống kê các kiểu câu đố theocác tiêu chí đã định trước.5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợpPhương pháp nghiên cứu này được vận dụng để phân tích tư liệu thốngkê và tổng kết lại các kết quả phân tích.6. Đóng góp mới của luận vănNếu đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, về mặt lý luận sẽ góp thêmmột cái nhìn mới về câu đố dân gian người Việt. Đó là cách nhìn theo quanđiểm của ngữ dụng học.Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốntìm hiểu thêm về câu đố.7. Cấu trúc của luận vănNgoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn chia làm3 chương:Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết1.1.Khái quát về câu đố dân gian1.2.Sơ lược về một số biện pháp tu từ1.3.Khái quát lý thuyết ngữ dụng học1.4.Kết luận chươngChƣơng 2: Câu đố dân gian ngƣời Việt nhìn từ bình diện hình thức2.1. Câu đố xét theo thể loại văn bản2.2. Câu đố xét theo lý thuyết cấu trúc hội thoại2.3. Câu đố xét theo lý thuyết lập luận2.4. Kết luận chươngChƣơng 3: Một số căn cứ và phƣơng thức xây dựng câu đố dân gianngƣời Việt3.1.Căn cứ xây dựng câu đố3.1.1. Căn cứ vào tri thức ngôn ngữ3.1.2. Căn cứ vào các tri thức nền khác3.2. Phương thức xây dựng câu đố3.2.1. Phương thức đánh lạc hướng chiếu vật3.2.2. Phương thức thay thế - bổ sung3.3. Kết luận chươngKết luậnTài liệu tham khảoCHƢƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬNĐể làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu hình thức, những căn cứcũng như phương thức xây dựng câu đố, luận văn sẽ trình bày khái quát vềcâu đố dân gian và sơ lược về một số biện pháp tu từ, lý thuyết ngữ dụng họccó liên quan.1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN1.1.1. Khái niệm câu đố1.1.1.1. Khái niệmCâu đố là một thể loại của văn học dân gian. Thuật ngữ câu đố đượcdùng từ lâu và phổ biến trong dân gian với hàm nghĩa chỉ một loại hình sángtác của folklore. Câu đố không đơn thuần là một hiện tượng ngôn ngữ, nócũng không phải là một tác phẩm (tác phẩm hiểu theo nghĩa là một cấu trúcnghệ thuật) có các yếu tố được sắp xếp theo bố cục, diễn biến nhất định nhằmthể hiện một tư tưởng chủ đề nào đó, nhưng mỗi câu đố đều có một nội dunghoàn chỉnh, được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng. Từ xưa,Aristôt đã xếp câu đố vào lĩnh vực“sự bắt chước có tính nghệ thuật”(dẫn theo[44,244]). Do vậy Aristôt đã định nghĩa:“Câu đố là một kiểu ẩn dụ hay” vàcoi cái hay đặc biệt của câu đố ở chỗ “trong khi nói về cái tồn tại thực tế, câuđố đồng thời kết hợp với cả cái hoàn toàn không thể có được”(dẫn theo[44,244]).Về phía các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, quan niệm vềcâu đố của họ cũng không đi chệch hướng nghiên cứu của các bậc tiền bối.Theo tác giả Vũ Ngọc Phan:“Câu đố là một loại hình sáng tác phản ánh cácsự vật, hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch (nói một đằnghiểu một nẻo)” [44,257]. Quan niệm này nhấn mạnh cách nói chệch trong câuđố. Tác giả Triều Nguyên trong công trình nghiên cứu Câu đố người Việt củamình lại chú ý đến mặt cấu tạo của câu đố. Ông đưa ra một cách nhìn về câuđố như sau:“Câu đố là một thể loại văn học dân gian, gồm hai bộ phận, bộphận lời đố và bộ phận lời giải (vật đố); lời đố bằng văn vần, nhằm miêu tảvật đố một cách xác thực, hợp lẽ nhưng làm cho lạ hoá để khó đoán nhận; lờigiải nêu tên vật đố, là những sự vật, hiện tượng phổ biến, ai cũng từng biết,từng hay” [40,28] . Còn theo GS. Nguyễn Văn Trung [61], quan niệm về câuđố của tác giả dựa trên hai mặt: mặt cấu tạo và mặt xã hội. Về mặt cấu tạo,câu đố có cấu trúc của một đối thoại gồm hai phần: lời đố và lời giải. Lời đốlà một câu hỏi dưới hình thức: tên vật có những hình dáng, đặc điểm, côngdụng này hay tên vật giống như vật được nói ra là gì? Như vậy câu đố là mộtđịnh nghĩa, xét theo nội dung dựa trên khái niệm căn bản: tương tự .Về mặt xãhội, câu đố là một cuộc chơi sử dụng đồ chơi là hình ảnh, từ và ý nghĩa, làmột chơi chữ nhằm mục đích giải trí tinh thần vui vẻ. Thay vì chỉ đưa ra mộtđịnh nghĩa, ông đề nghị đưa ra nhiều định nghĩa tuỳ theo phương diện nhìnvấn đề hoặc nhiều chiều cạnh của đối tượng. Bởi theo ông những định nghĩanày không nhằm bày tỏ thực chất hay yếu tính của câu đố vì bản chất hay yếutính của câu đố là siêu hình không ai kiểm nghiệm được. Cái có thể kiểmnghiệm và quan sát được ở đây chỉ có thể là những sự mô tả yếu tố cấu tạocủa câu đố mà thôi.1.1.1.2. Đặc điểm lời đố và vật đốCó thể thấy các định nghĩa trên đều chú ý tới đặc điểm cấu tạo của câuđố. Câu đố bao gồm hai bộ phận: lời đố và vật đố.a) Lời đốLời đố nêu đặc điểm, thuộc tính hay phẩm chất của vật đố một cáchtrực tiếp hoặc gián tiếp. Có lời đố miêu tả hình dáng của sự vật, ví dụ:(1) Trong nhà có bà hai đầu. (Cáivõng)[66,537] Có lời đố nêu nguồn gốc của sựvật:(2) Thân em xưa ở bụi treMùa đông xếp lại, mùa hè mở ra.(Cái quạt)[66,529]Có lời đố nêu chức năng của vật:(3) Đem thân che nắng cho ngườiChẳng thương thì chớ lại cười không khôn.( Cái giại) [50,314]Cũng có khi một vật đố có nhiều lời đố. Mỗi lời đố lại chú ý tới đặcđiểm khác nhau của sự vật.b) Vật đốVật đố - đối tượng phản ánh của câu đố, là các sự vật, hiện tượng củathế giới khách quan và phần lớn là ở nông thôn có liên quan mật thiết đếncông việc lao động, sinh hoạt hàng ngày của người lao động. Chẳng hạn nhưcái cày, bừa, hái, liềm, trâu, bò, cối xay lúa, cái vó, cái nơm v.v…Trong thiênnhiên, đối tượng quan sát của câu đố là các thực thể tự nhiên như trăng, sao,mặt trời; các loài động thực vật…Tất cả đối tượng quan sát của câu đố đều cótính chất hiện thực – cụ thể, trực quan.Đi theo cách tiếp cận câu đố của tác giả Nguyễn Văn Trung, chúng tôimuốn làm rõ hơn nữa đặc điểm của lời đố và tính chất xã hội của câu đố.1.1.2. Phân loại câu đốCác nhà khảo cứu thường phân biệt ba loại câu đố: câu đố bằng hìnhvẽ, câu đố bằng hành động và câu đố bằng lời (tiếng, chữ). Nghiên cứu củaNguyễn Văn Trung cho thấy ở Việt Nam ít thấy hai loại câu đố bằng hànhđộng và câu đố bằng hình vẽ mà chỉ thịnh hành câu đố bằng lời.Về phân loại câu đố, dựa vào kỹ thuật tạo câu đố chúng tôi nhấn mạnhđến hai loại câu đố: Câu đố trực tiếp và câu đố gián tiếp.1.1.2.1. Câu đố trực tiếpCâu đố trực tiếp là loại câu đố không sử dụng đến kỹ thuật so sánh, ẩndụ hay bất cứ một phương tiện tu từ nào khác ngoài việc miêu tả sự vật đúngvới những gì nó có. Chẳng hạn đố về cây rau sam:(4) Lá xanh cành đỏ hoa vàngHạt đen, rễ trắng, đố chàng biết chi?(Rau sam)[66,176]Hay đố về trạng thái đang hoạt động của con chuồn chuồn:(5) Con gì cánh mỏng đuôi dàiLúc bay, lúc đậu cánh thời đều giương.(Con chuồn chuồn)[66,275]câu đố đều dùng phương pháp miêu tả trực tiếp.b) Câu đố gián tiếpCâu đố gián tiếp là câu đố sử dụng các kỹ thuật ví, so sánh, ẩn dụ trongviệc xây dựng hình ảnh đố của vật đố.Ví dụ so sánh dùng các từ: như, là, bằng, vừa bằng…(6) Vừa bằng lá tre, le the mặt nước.(Conđỉa)[66, 261] So sánh không dùng từ: như, là, bằng…Đây là những ẩn dụ:(7) Bốn cột đình rinh tảng đáHai ông tướng tá đi trước vunggươm Hai bà đi sau quạt hầu lia lịa.(Con trâu)[66,247]Có khi vừa ẩn dụ, vừa so sánh:(8) Mình đen như quạ, da trắng nhưbông Giữa thắt cổ bồng, đít đeo nồinước.(Chõ xôi)[66,485]1.1.3. Hoàn cảnh sử dụng câu đốTác giả Nguyễn Văn Trung nhấn mạnh ba nhân tố của hoàn cảnh sửdụng câu đố là: con người, không gian và thời gian sử dụng. Dựa vào 3 nhântố này, người ta chia hoàn cảnh sử dụng câu đố thành hai loại: loại không cótổ chức và loại có tổ chức.Loại không có tổ chức muốn nói tới số lượng người tham gia ít nhấtphải có hai người, nhiều từ năm sáu người trở nên, không nhất định số người.Tuỳ lúc, tuỳ nơi, lúc đi làm việc ngoài đồng, lúc học chữ, lúc nhàn rỗi, banngày hay ban chiều, khi ngồi năm tụm ba trên phản, ngoài hè, bất cứ lúc nàongười ta cũng có thể đố nhau. Hoàn cảnh sử dụng thông thường phổ biến hơncả là buổi tối sau khi ăn cơm, nhất là lúc trời rét mưa phùn, người trong nhàquây quần bên nhau nghe kể chuyện cổ tích hay ra đố hoặc tự sáng tạo ranhững câu đố mới.Loại có tổ chức là loại đòi hỏi một số điều kiện về tổ chức và vật chất,khi đó câu đố được sử dụng như một sự trình diễn. Chẳng hạn câu đố trongtuồng, chèo chỉ được nói ra khi diễn kịch trên sân khấu, do những vật đóngvai thằng hề diễn. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung, câu đốcòn được sử dụng có tổ chức như thai chợ. Thai chợ có nghĩa là những ngườihành nghề ra câu đố chọn một chỗ ngồi, nơi thường có đông người qua lạinhư chợ, bến đò, quán ăn, họ bày ra một số trò chơi, sau đó anh ta bắt đầu raocâu đố bằng cách hát lên để lôi cuốn người đến xem và tham dự cuộc chơi. Ởmột số tỉnh miền Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long có tục tổ chức thai đốnhân ngày lễ cúng thần của làng vào rằm tháng riêng âm lịch mỗi năm.Trong hai loại hoàn cảnh trên, loại hoàn cảnh không có tính tổ chức làthường gặp nhất trong cuộc sống sinh hoạt của người lao động.1.2. SƠ LƢỢC VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ1.2.1. Biện pháp tu từ nhân hoá1.2.1.1. Khái niệmNhân hoá (còn gọi là nhân cách hoá) là một biến thể của ẩn dụ, trongđó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người đểbiểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người, nhằm làmcho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm chongười nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình [33,63].Ví dụ (11):Khăn thương nhớai Khăn rơi xuốngđất? Khăn thươngnhớ ai Khăn vắttrên vai?(ca dao)Khăn trong ngữ cảnh này là cái khăn có sở chỉ. Nhưng nó không còn làmột thứ hàng dệt thông thường, có hình dài hoặc vuông, dùng để lau chùi,chít đầu, quàng cổ hay trải bàn mà nó đã được nhân hoá, đã có hồn, có tâmthức, biết “thương nhớ”.1.2.1.2. Hình thức cấu tạoVề mặt hình thức, nhân hoá có thể được cấu tạo theo hai cách:a) Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của conngười để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng khôngphải con người.Ví dụ (12):Làn thu thuỷ nét xuân sơnHoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.(Nguyễn Du)“Ghen”,“hờn” là hai trạng thái cảm xúc của con người được chuyểnsang miêu tả thái độ, cảm xúc của hoa, liễu. Hoa, liễu được nhân cách hoá trởthành những con người đang ganh tị với sắc đẹp của nàng Kiều.b) Coi đối tượng không phải con người như conngười và tâm tình trò chuyện với nhau:Ví dụ (13):Núi cao chi lắm núi ơiNúi che mặt trời chẳng thấy người thương.(ca dao)1.2.2. Biện pháp tu từ ẩn dụ1.2.2.1. Khái niệm“Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sựtương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra)giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh vớikhách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chấ ) B có tên gọi được chuyểnsang dùng cho A” [33,52].Ví dụ (14)Giá đành trong nguyệt trên mâyHoa sao hoa khéo đoạ đầy bấyhoa.(Truyện Kiều)Ở đây, hoa (B) mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ người phụ nữ có nhan sắc (A).1.2.2.2. Phân loại ẩn dụa) Căn cứ vào từ loại và chức năng, có thể chia ẩndụ thành 3 loại: ẩn dụ định danh, ẩn dụ nhận thức, ẩn dụhình tượng.Ẩn dụ định danh là những ẩn dụ từ vựng xuất hiện do kết quả của việcthay thế một tên gọi này bằng một tên gọi khác có hình thức đồng âm.Ví dụ :đầu làng, chân trời, má phanh...Ẩn dụ nhận thức nảy sinh do kết quả của việc làm biến chuyển khảnăng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từcụ thể đến trừu tượng. Ví dụ: những tính từ như: lạnh lẽo, mơn mởn, vằng vặcvốn có ý nghĩa cụ thể, thường kết hợp với các danh từ như: băng tuyết, câycối, vầng trăng, nay được ẩn dụ hoá dùng với ý nghĩa trừu tượng, và có khảnăng kết hợp với cả những danh từ như: tâm hồn (lạnh lẽo), tuổi xuân (mơnmởn), tấm gương (vằng vặc).Ẩn dụ hình tượng là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa. Ví dụ hoa đồngnghĩa với phụ nữ có nhan sắc. Trong ngôn ngữ văn chương, ẩn dụ là phươngthức bình giá riêng của cá nhân nhà văn.b) Căn cứ vào đặc điểm ngữ pháp, có thể chia ẩndụ thành hai loại: ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ ngữ dụng.Ẩn dụ ngôn ngữ là kiểu ẩn dụ được xây dựng trên những mối liên tưởngkhách quan vốn được phản ánh trong những dấu hiệu hàm chỉ.Ví dụ (15): Biển có nghĩa là một vùng nước mặn rộng lớn nói chungtrên bề mặt trái đất. Do đó, bất cứ khối lượng to lớn trên một diện tích rộngđều được coi là biển như biển lửa, biển lúa...Ẩn dụ ngữ dụng là kiểu ẩn dụ được xây dựng dựa vào văn cảnh cụ thể.Muốn hiểu được ẩn dụ ấy phải đặt trong khuôn khổ của câu hoặc cả văn bản.1.2.3. Biện pháp tu từ so sánh1.2.3.1. Khái niệm“So sánh là đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quankhông đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đónhằm diền tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [33,154].Ví dụ (16):Da đen như cột nhà cháyTheo ví dụ (16) da đen và cột nhà cháy là hai đối tượng khác loạinhưng chúng có điểm tương đồng nhau về màu sắc là có cùng màu đen.1.2.3.2. Cấu tạoVề mặt cấu tạo, mô hình của một so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố. Vídụ (16) có đầy đủ 4 yếu tố này:+ Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh (da)+ Yếu tố 2: phương diện so sánh (màu sắc đen)+ Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (như)+ Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh (cột nhà cháy)

Tài liệu liên quan

  • Đặc trưng ngôn ngữ của Pantun tiếng Melayu Đặc trưng ngôn ngữ của Pantun tiếng Melayu
    • 27
    • 503
    • 0
  • Đặc trưng ngôn ngữ của Pantun tiếng Melayu Đặc trưng ngôn ngữ của Pantun tiếng Melayu
    • 283
    • 1
    • 1
  • Đặc trưng ngôn ngữ của người dẫn chương trình trong các chương trình văn hóa của đài truyền hình Việt Nam ( Luận văn ThS. Ngôn ngữ học) Đặc trưng ngôn ngữ của người dẫn chương trình trong các chương trình văn hóa của đài truyền hình Việt Nam ( Luận văn ThS. Ngôn ngữ học)
    • 281
    • 724
    • 5
  • CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC  ĐÀO TẠO  TUYỂN TẬP NHỮNG CÂU ĐỐ  DÂN GIAN VIỆT NAM HAY  VÀ ĐÁP ÁN DÀNH CHO HỌC SINH. CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TUYỂN TẬP NHỮNG CÂU ĐỐ DÂN GIAN VIỆT NAM HAY VÀ ĐÁP ÁN DÀNH CHO HỌC SINH.
    • 36
    • 785
    • 0
  • tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo cần thơ tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo cần thơ
    • 166
    • 387
    • 2
  • BÁO cáo   NGHIÊN cứu NHỮNG đặc TRƯNG NGÔN NGỮ của HIỆN TƯỢNG VIẾT TRONG THƯ điện tử TIẾNG ANH đối CHIẾU với TIẾNG VIỆ   BÁO cáo NGHIÊN cứu NHỮNG đặc TRƯNG NGÔN NGỮ của HIỆN TƯỢNG VIẾT TRONG THƯ điện tử TIẾNG ANH đối CHIẾU với TIẾNG VIỆ
    • 8
    • 546
    • 1
  • Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản tin tiếng việt (so sánh với văn bản tin tiếng anh) Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản tin tiếng việt (so sánh với văn bản tin tiếng anh)
    • 268
    • 711
    • 4
  • Đặc trưng ngôn ngữ của câu đố dân gian Việt Nam Đặc trưng ngôn ngữ của câu đố dân gian Việt Nam
    • 186
    • 3
    • 0
  • ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ của NGƯỜI dẫn CHƯƠNG TRÌNH TRONG các CHƯƠNG TRÌNH văn hóa của đài TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ của NGƯỜI dẫn CHƯƠNG TRÌNH TRONG các CHƯƠNG TRÌNH văn hóa của đài TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
    • 22
    • 424
    • 0
  • Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ của các nhãn hiệu rượu trung quốc   đối chiếu với đặc trưng ngôn ngữ của các nhãn hiệu rượu việt nam  Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ của các nhãn hiệu rượu trung quốc đối chiếu với đặc trưng ngôn ngữ của các nhãn hiệu rượu việt nam
    • 118
    • 101
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(239.69 KB - 186 trang) - Đặc trưng ngôn ngữ của câu đố dân gian Việt Nam Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Câu đố Dân Gian Là Gì