Câu đố Tiếng Việt: Vì Sao Dùng "Dốt đặc CÁN MAI" Mà Không Phải ...

"Dốt đặc cán mai" là câu thành ngữ thường được dùng trong trong giao tiếp để chỉ ai đó đầu óc kém cỏi, dốt nát đến mức mù tịt, không biết gì. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vì sao lại gọi là "dốt đặc cán mai". Dốt thì ai cũng biết nhưng cán mai thì là cái gì? Thành ngữ này xuất phát từ đâu?

"Cán mai" là cái cán cuốc dùng để đào đất. Trong khi cán xẻng, cán cuốc làm bằng tre, rỗng ruột thì cán mai làm bằng một loại gỗ đặc ruột. Chính từ ngữ nghĩa này mà thành ngữ "dốt đặc cán mai" ra đời và được dân gian sử dụng rất hiệu quả. Chê người dốt quá, người ta nói là "dốt đặc cán mai" là không có chỗ nào mà nhét chữ vào được nữa.

Câu đố tiếng Việt: Vì sao dùng "Dốt đặc CÁN MAI" mà không phải cán xẻng, cán cuốc? Đáp án đơn giản nhưng thông minh lắm mới nghĩ ra - Ảnh 1.

Chê người ngu dốt quá, người ta nói là "dốt đặc cán mai" là không có chỗ nào mà nhét chữ vào được nữa. (Ảnh minh họa)

Trong "Dốt Đặc và Biết Tuốt" (của Liên Xô trước đây), có hai nhận vật trái ngược nhau về phẩm chất trí tuệ. Một anh thì cái gì cũng biết, còn anh kia thì mu ti mù tịt, đầu óc đặc như mật ong. Có cảm giác bộ não trong đầu anh ta đặc sệt, chẳng có chỗ nào để chứa kho tri thức như người thường. Chính từ tính chất "đặc" mà dân gian thêm hai từ nữa để có thành ngữ "dốt đặc cán mai".

Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, đây là cách lựa chọn khá thông minh của dân gian để nhắc nhở người dốt phải học hành tu tỉnh. Ngày xưa khi nông nghiệp còn thô sơ lạc hậu, gần như nhà nào cũng có chiếc mai, ngày nào đi làm đồng cũng phải dùng đến. Điều này để nhắc nhở người dốt răn mình mỗi ngày, nhìn thấy hình ảnh chiếc mai, chiếc cuốc đó mà rèn giũa bản thân mình.

Một thành ngữ khác cũng khiến nhiều người thắc mắc là "Dốt có đuôi". Nhiều người cho rằng, thành ngữ "dốt có đuôi" xuất hiện gắn liền với chế độ khoa cử dưới thời phong kiến. Thoạt tiên, thành ngữ này chỉ có ý chê bai một đối tượng không đến nỗi dốt nát. Họ cũng là người có đỗ đạt trong kì thi hội, thi đình hẳn hoi.

  • Câu đố Tiếng Việt: "Cây cao nghìn trượng, lá rụng tứ tung, nấu thì được, nướng thì không, đố là gì?" – Vắt óc suy nghĩ cả ngày không ra đáp án

Số là, sau kì thi, những người trúng tuyển được tập trung lại để yết kiến vua. Họ được sắp xếp thứ tự từ người đỗ cao nhất đến người đỗ thấp nhất (tức đứng cuối, đứng rốt) với quần áo mũ miện nhà vua ban phát chỉnh tề. Người đứng sau cùng đội chiếc mũ có tai dài, vì thế người ta mới chế giễu là "có đuôi". Rõ ràng trong mắt sĩ tử và dân chúng thì người đội mũ có đai dài trông như cái "đuôi ấy", vẫn là người dốt hơn cả so với những người có mặt. Từ đây, trong lời ăn tiếng nói của nhân dân xuất hiện thành ngữ "dốt có đuôi" để chế giễu tất cả những ai dốt nát.

Một số thành ngữ, ca dao, tục ngữ liên quan đến sự ngu dốt:

- "Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng", thà không biết một tí gì còn hơn tỏ ra biết nhiều nhưng cái gì cũng biết lơ mơ, nửa vời.

- "Dốt còn hay nói chữ", "dốt như bò" là những thành ngữ chỉ người dốt, yếu kém trong nhận thức nhưng lại vẫn huyênh hoang rằng mình hiểu biết.

- "U mê ám chướng": Ngu muội tin theo, làm theo một cách mù quáng, ngu ngốc.

- "Ba năm ở với người đần, chẳng bằng một lúc đứng gần người khôn". Đây là một câu tục ngữ nói về những người có suy nghĩ đúng đắn khi chơi với những người khôn. Câu tục ngữ này cũng tương tự như câu gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, câu tục ngữ nói rằng nên chọn những thông minh chơi, tránh chơi với những người đần.

- "Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình": Người tài giỏi ở trong hoàn cảnh bó buộc, tù túng; người phụ nữ lấy phải người chồng không xứng với mình. Câu nói tỏ vẻ bất đắc chí với cuộc sống hiện tại.

Tổng hợp

Từ khóa » Giải Nghĩa Câu Dốt đặc Cán Mai