Truy Nguồn Gốc điển Tích độc Lạ Dốt đặc Cán Mai - Kiến Thức

  • Xã hội
    • Tuyển sinh
    • Đọc 30s
    • Soi - Xét
    • Sống 4 màu
    • Hỏi/Đáp
    • Người tốt - Việc tốt
    • Cải chính - Xin lỗi
  • Kho tri thức
    • Thâm cung
    • Di sản
    • Ta & Tây
    • Giải mã
    • Phong thủy
    • Tri thức Việt - Toàn cầu
    • Thiền
  • Khoa học & Công nghệ
    • Khoa học
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Tiền - Vàng
    • Nhà - Đất
    • Đại gia
    • Tiêu dùng
    • Hàng hót
  • Quân sự
    • Tin tức
    • Vũ khí
    • Quân đội
    • Quân sự Việt Nam
  • Thế giới
    • Thế giới 24h
    • Nóng - Sâu
    • Hồ sơ
    • Đời sống
  • Ô tô - Xe máy
    • Xe
    • Phụ kiện
    • Dân chơi
  • Đời sống
    • Tin tức
    • Làm đẹp - giảm cân
    • Mẹ & Bé
    • Ăn ngon
    • Dinh dưỡng - Thuốc
    • Yêu - tám
  • Giải trí
    • Chat Sao
    • VBiz
    • Showbiz ngoại
    • Mốt và phong cách
    • Phim - nhạc
  • Cộng đồng trẻ
    • Nhịp sống
    • Sốt mạng
    • Yêu
    • Thể thao
    • Chơi - Phượt
  • Bạn đọc - Điều tra
TRENDING KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH CỦA DÂN TỘC 2900 TẤN GIÁ ĐỖ Ủ CHẤT CẤM TAI NẠN MÁY BAY Ở HÀN QUỐC Xem thêm các dòng sự kiện
  • Trang chủ
  • Kho tri thức
  • Giải mã
“Truy” nguồn gốc điển tích độc lạ: Dốt đặc cán mai Cập nhật lúc: 14:45 07/08/2015 Google News facebook twitter - - + print friendly

TIN LIÊN QUAN

Điển tích “mọc sừng” và “cắm sừng” từ đâu mà có?

Điển tích “mọc sừng” và “cắm sừng” từ đâu mà có?

Điển tích “con cà con kê” bắt nguồn từ đâu?

(Kiến Thức) - Không phải ai cũng biết vì sao lại gọi là “dốt đặc cán mai”. Dốt thì ai cũng biết nhưng cán mai thì là cái gì? Thành ngữ này xuất phát từ đâu?

Không phải ai cũng biết vì sao lại gọi là “dốt đặc cán mai”. Dốt thì ai cũng biết nhưng cán mai thì là cái gì. Trong cuộc sống trước đây, mai – là một dụng cụ dùng để đào đất. Cán mai thường được làm bằng gỗ táu, là thứ gỗ rất đanh (cứng), đông đặc. Ngày nay, cái mai không còn nhiều trong đời sống và từ “dốt đặc cán mai” cũng ngày càng ít xuất hiện. Đầu óc đặc sệt như cán mai PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam cho biết, trong giao tiếp, đôi khi để chỉ ai đó đầu óc kém cỏi, dốt nát đến mức mù tịt, không biết gì, người ta hay dùng thành ngữ “dốt đặc cán mai” để hàm chỉ. Ví dụ, nhà văn Đoàn Giỏi viết: “Hai năm học chưa xong lớp 1, cái thằng ấy đúng là dốt đặc cán mai. Bà Hơn còn tốn nhiều cơm với thằng này lắm”, “Hương chức hội tề nhiều ông dốt đặc cán mai, tập được một chữ ký tên đã là khá lắm”. Về giải nghĩa từ, dốt là một tính từ, chỉ ai đó kém về trí lực, chậm hiểu, chậm tiếp thu. Trong một lớp học, sẽ có những em học kém, chậm tiếp thu, được xếp vào loại “dốt”. Cán mai là cái cán cuốc dùng để đào đất. Cán mai thường làm bằng gỗ táu là thứ gỗ rất đanh (cứng), đúc đông đặc. Nên chê người ngu dốt quá, người ta nói là dốt đặc cán mai là không có chỗ nào mà nhét chữ vào được. Cũng có khi người ta nói: “dốt đặc cán mai táu”. Táu tức là gỗ táu. Mai là một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào một cái cán dài. Cán mai khác với cán xẻng, cán cuốc... Trong khi cán xẻng, cán cuốc làm bằng tre, rỗng ruột thì cán mai làm bằng một loại gỗ đặc ruột. Chính từ ngữ nghĩa này mà thành ngữ “dốt đặc cán mai” ra đời và được dân gian sử dụng rất hiệu quả. “Dốt đặc cán mai, dốt dài cán cuốc”, dốt đến thế là cùng. Ai mà được ví với câu thành ngữ này thì thật đáng xấu hổ. Phải mau mau học hành, tu chỉnh, trau dồi kiến thức sao cho bằng anh bằng em, kẻo tủi hổ với bạn bè. “Dốt đặc” chỉ người dốt nhưng với sắc thái mạnh hơn “dốt”. Người ta thường nghĩ những ai kém trí tuệ, dốt nát thì đầu óc “đặc như bí”, chẳng có chỗ nào thoáng đạt, thông minh sáng láng. Chúng ta từng đọc truyện “Dốt Đặc và Biết Tuốt” (của Liên Xô trước đây), với hai nhận vật trái ngược nhau về phẩm chất trí tuệ. Một anh thì cái gì cũng biết, còn anh kia thì mu ti mù tịt, đầu óc đặc như mật ong. Có cảm giác bộ não trong đầu anh ta đặc sệt, chẳng có chỗ nào để chứa kho tri thức như người thường. Chính từ tính chất “đặc” mà dân gian thêm hai từ nữa để có thành ngữ “dốt đặc cán mai”.
Ảnh minh họa.
Điển tích từ ông thầy đồ PGS.TS Phạm Văn Tình cho hay, “dốt có đuôi”, “dốt lòi đuôi” cũng là những từ dùng để chỉ người dốt theo nghĩa nêu trên dựa trên điển tích về một ông thầy đồ nhưng cũng là chế độ khoa cử thời phong kiến. Ban đầu, thành ngữ này chỉ có ý chê bai một đối tượng không đến nỗi dốt nát. Họ cũng là người có đỗ đạt trong kỳ thi hội, thi đình hẳn hoi. Số là, sau kỳ thi, những người trúng tuyển được tập trung lại để yết kiến vua. Họ được sắp xếp thứ tự từ người đỗ cao nhất đến người đỗ thấp nhất (tức đứng cuối) với quần áo mũ miện nhà vua ban phát chỉnh tề. Người đứng sau cùng đội chiếc mũ có tai dài, vì thế người ta mới chế giễu là “có đuôi”. Rõ ràng trong mắt sĩ tử và dân chúng thì người đội mũ có đai dài trông như cái “đuôi ấy”, vẫn là người dốt hơn cả so với những người có mặt. Từ đây, trong lời ăn tiếng nói của nhân dân xuất hiện thành ngữ “dốt có đuôi” để chế giễu tất cả những ai dốt nát. Một số người khác lại cho rằng, thành ngữ này có xuất xứ từ một câu chuyện cười Việt Nam. Chuyện rằng, một thầy đồ được mời đến cúng cho gia chủ tên là Tròn. Nhưng than ôi, thầy đồ gì mà chữ nghĩa chẳng được bao nhiêu. Đến cái tên của gia chủ là Tròn mà ông ta cũng chẳng biết viết, đành khoanh một vòng tròn. Chẳng may, có một kẻ tinh nghịch đã sổ thêm một nét vào “chữ Tròn” ông vừa mới viết. Khi đọc sớ, thầy không biết, cứ việc theo hình vẽ mà đọc tên gia chủ là “Gáo”. Chủ nhà giật mình, cải chính. Ông thầy cúng biết mình nhầm, xấu hổ lắm, những mong có lỗ nào mà chui ngay xuống đất. Qua câu chuyện này, thành ngữ “dốt có đuôi” có hai cách hiểu về xuất xứ và cũng có hai biến thể khác nhau: “dốt có đuôi” và “dốt có chuôi”. Dẫu hiểu thế nào thì thành ngữ này cũng chỉ biểu hiện ý nghĩa: “dốt nát và không giấu được cái dốt của mình”. “Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”, thà không biết một tí gì còn hơn tỏ ra biết nhiều nhưng cái gì cũng biết lơ mơ, nửa vời. Hoặc “dốt còn hay nói chữ”, “dốt như bò” là những thành ngữ chỉ người dốt, yếu kém trong nhận thức nhưng lại vẫn huyênh hoang rằng mình hiểu biết.
Ảnh minh họa.
Mai, cuốc, thuổng “bị vạ lây” Trong đời sống sản xuất nông nghiệp ngày nay, các nông cụ như mai, cuốc, thuổng dùng để cày, đào xới đất đã dần dần ít xuất hiện do có các phương tiện khác thay thế như máy cày, máy bừa. Tuy nhiên, theo GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa thì hình ảnh ví von “dốt đặc cán mai” vẫn được dùng phổ biến và người nghe vẫn hiểu, dù chắc rằng những người thuộc lứa tuổi trẻ bây giờ nhất là trẻ ở thành phố khó hình dung mai là vật dụng gì, hình thù ra sao, vì sao cán mai lại đặc. Cán mai đặc giống như cái đầu của kẻ dốt (đặc sệt vào, chả có chỗ nào mà nhét thêm được cái gì khác). Cán thuổng thì dài ơi là dài, giống như cái sự dốt kia không tiêu hoá được. Vậy là từ những vật dụng hàng ngày trong nông nghiệp, cái mai, thuổng bỗng dưng “bị vạ lây”, gán cho một đặc tính không mấy tốt đẹp của con người. Bản thân cái mai, cái cuốc không hề có hàm nghĩa nào nói về sự ngu dốt. Người không có trí tuệ, lười học tập, phấn đấu luôn bị dè bỉu, phê phán. Đặc biệt là những người khoe khoang hiểu biết, học thức thì lại càng bị dân gian lên án bằng những hình ảnh ví von như “thùng rỗng kêu to”, “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, ý nói người xấu xí, có khuyết tật thì lại hay cố tỏ ra mình tốt đẹp, có ưu điểm. Kẻ dốt nát, kém cỏi lại hay khoe khoang mình giỏi giang, thông minh; bất tài nhưng lại hay khoe khoang khoác lác, phô trương. Theo lý giải của GS Ngô Đức Thịnh, người Việt vốn trọng sự học với truyền thống “tôn sư trọng đạo”, người có chữ nghĩa trong xã hội luôn được coi trọng, kẻ “vai u thịt bắp mồ hôi dầu”, “lấy thịt đè người”, “người quân tử lấy đức, kẻ tiểu nhân lấy sức”... không được coi trọng. Một người đỗ đạt làm quan thì cả làng hân hoan đón mừng, nhưng một anh học trò đi thi trượt về thì buồn não nuột chẳng ai thèm quan tâm. Xuất phát từ quan điểm đó, việc chê bai, chế giễu người học dốt, học kém cũng dễ hiểu, cũng qua cách chế giễu đó mà người ta mong muốn người bị chế giễu sẽ vì xấu hổ mà phải cố gắng học hành, dùi mài kinh sử để thoát khỏi cái tiếng dốt ấy. Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, việc sử dụng thành ngữ “dốt đặc cán mai” là cách lựa chọn khá thông minh của dân gian để nhắc nhở người dốt phải học hành tu tỉnh. Ngày xưa khi nông nghiệp còn thô sơ lạc hậu, gần như nhà nào cũng có chiếc mai, ngày nào đi làm đồng cũng phải dùng đến. Điều này để nhắc nhở người dốt răn mình mỗi ngày, nhìn thấy hình ảnh chiếc mai, chiếc cuốc đó mà rèn giũa bản thân mình. Bảo Khánh

Tin tài trợ

  • Chỉ trong 2 ngày, Chứng khoán Agribank nhận được 2 án phạt về thuế

    Chỉ trong 2 ngày, Chứng khoán Agribank nhận được 2 án phạt về thuế

    Vinaconex 5 lại tiếp tục xin khất nợ cổ tức sang năm thứ 14

    Vinaconex 5 lại tiếp tục xin khất nợ cổ tức sang năm thứ 14

    Vi phạm thuế, Chứng khoán BIDV bị xử phạt hơn 700 triệu đồng

    Vi phạm thuế, Chứng khoán BIDV bị xử phạt hơn 700 triệu đồng

  • Dầu khí IDICO chi 50 tỷ mua trái phiếu của chủ KCN Thủ Thừa

    Dầu khí IDICO chi 50 tỷ mua trái phiếu của chủ KCN Thủ Thừa

    Nhà hàng cây Sake có lấn sông Sài Gòn?

    Nhà hàng cây Sake có lấn sông Sài Gòn?

    Vinafor ước lãi sau thuế 325 tỷ đồng năm 2024

    Vinafor ước lãi sau thuế 325 tỷ đồng năm 2024

  • Hoàng Anh Gia Lai bị phạt và truy thu thuế gần 1 tỷ đồng

    Hoàng Anh Gia Lai bị phạt và truy thu thuế gần 1 tỷ đồng

    Novaland chi 7.000 tỷ đồng mua lại 21 lô trái phiếu trước hạn

    Novaland chi 7.000 tỷ đồng mua lại 21 lô trái phiếu trước hạn

    VNDirect hạ khuyến nghị đối với KBC do chậm trễ tiến độ dự án

    VNDirect hạ khuyến nghị đối với KBC do chậm trễ tiến độ dự án

Theo dòng sự kiện

  • Biệt thự cao cấp Trung Quốc xây tường bằng... xốp (07/08, 10:15)
  • Bà Hà lấy đơn tự thú của ông Nguyễn Thanh Chấn từ mạng? (07/08, 10:00)

>> xem thêm

Bình luận về bài viết này Chia sẻ Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Sử dụng lại thông tin email và họ tên từ lần bình luận gần nhất Gửi Nhập lại Họ tên (*) Email (*) Hoàn thành

    BÀI ĐỌC NHIỀU

  • Số phận bi thương chung chồng của ba con gái Tào Tháo

    Số phận bi thương chung chồng của ba con gái Tào Tháo

  • Bật mí những chuyện “thâm cung bí sử” về Alexander đại đế

    Bật mí những chuyện “thâm cung bí sử” về Alexander đại đế

  • Nhìn lại toàn cảnh vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Nhìn lại toàn cảnh vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Xem Tổng thống Obama làm việc và hưởng thụ cuộc sống

    Xem Tổng thống Obama làm việc và hưởng thụ cuộc sống

  • Tận mục thành cổ có vị thế cực hiểm ở Hà Giang

    Tận mục thành cổ có vị thế cực hiểm ở Hà Giang

Tin tức Giải mã mới nhất

  • Sự thật kinh hoàng hồ axit lớn nhất thế giới trong lòng núi lửa (30/12, 19:08)
  • Giải mã trận chiến Iwo Jima khắc nghiệt trong Thế chiến 2 (30/12, 14:45)
  • Khai quật mộ cổ ở Na Uy, chuyên gia tái mặt khi thấy vật 'lạ' (30/12, 12:25)
  • Mở mộ cổ của người Viking, chuyên gia mừng húm vì thấy vật hiếm (30/12, 08:48)
  • 15 sự thật bất ngờ về lịch sử đất nước Syria (30/12, 08:12)
  • Bí ẩn chưa lời giải về đầu đá khổng lồ của người Olmec (30/12, 07:48)
  • Thú vị ngày năm mới của 10 nền văn hóa lớn trên thế giới (30/12, 07:12)
  • Tại sao lại đốt quần áo sau khi người thân qua đời? (30/12, 07:06)
  • Ảnh hiếm cuối thời nhà Thanh hé lộ góc khuất của một triều đại (30/12, 06:42)
  • Giải mã ngôn ngữ thần bí, thiêng liêng của người Bắc Âu cổ đại (29/12, 19:08)

Bình luận(0)

ĐỌC NHIỀU NHẤT

  • Cuộc sống của bà Lê Hoàng Diệp Thảo hậu ly hôn nghìn tỷ

  • Ukraine chưa kịp ăn mừng, đã dính đòn “hồi mã thương” của Nga

  • “Kiểm kê” khối tài sản gần 400 tỷ của Lý Nhã Kỳ

  • Việt Nam phát hiện loài cây chưa từng xuất hiện trên thế giới

  • Phát hiện tấm vải ngàn tuổi, sửng sốt thấy 8 chữ tiên tri năm 2040

  • Người về quê nghỉ Tết bất ngờ khi được CSGT... chặn dừng

  • Nhan sắc vợ thứ hai kém 14 tuổi của nhạc sĩ Huy Tuấn

  • Danh tính cô gái cười tươi rói ngay sau khi rời tòa ly hôn

  • Phát hiện loài động vật mới chấn động nhất Việt Nam 2023

  • Salon tóc để nhân viên nữ mặc mát mẻ khiến khách phẫn nộ

  • Cô gái ngày xưa Đoàn Văn Hậu từng lỡ dở giờ ra sao?

  • Loài động vật “dai sức” nhất hành tinh, cần đến 8 giờ để giao phối

  • Cận cảnh biệt phủ 10.000 m2 của Thanh Bạch và “bà trùm” Thúy Nga

  • Dùng AI phục dựng đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, giật mình dung mạo

  • Vũ khí của Quân đội Nga gây chấn động chiến tuyến Ukraine

  • Góc ảnh đặc biệt gây kinh ngạc về cuộc sống ở Triều Tiên

  • 4 tuổi giàu nhất từ Rằm tháng Giêng Giáp Thìn, đổi đời chóng mặt

  • Đi tập gym, cô gái Quảng Ninh tự tin diện đồ "bằng bàn tay"

  • Bất ngờ cuộc sống của người lao động ở Triều Tiên

  • Mất tích gần 30 năm trong vũ trụ, phi hành gia bất ngờ tái xuất?

  • Tuyệt chủng 11 triệu năm trước, thú quý hiếm bỗng “tái xuất” ở Việt Nam

  • Israel thua trận đầu ở Gaza, Hamas tiêu diệt tổng cộng 24 xe tăng

  • Loài cây kịch độc trong Sách Đỏ thế giới, ở Việt Nam mọc đầy

  • Hot girl Phú Thọ sở hữu nhan sắc vạn người mê

Từ khóa » Giải Nghĩa Câu Dốt đặc Cán Mai