Câu Hỏi đọc Hiểu (phiếu Học Tập) Môn Ngữ Văn 9 Có đáp án Chi Tiết ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Ngữ văn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.88 KB, 44 trang )
HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU (PHIẾU HỌC TẬP) THIẾT KẾ THEOBÀI ( MỖI BÀI TỪ 5-7 PHIẾU HỌC TẬP), CÓ ĐÁP ÁN CỤ THỂ CHI TIẾTCHUYÊN ĐỀ THƠ, VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI(TRUYỆN KIỀU VÀ TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN, CHUYỆN NGƯỜI CONGÁI NAM XƯƠNG, HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ)VĂN BẢN: CHỊ EM THÚY KIỂU(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏiĐầu lòng hai ả tố nga,Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.Mai cốt cách, tuyết tinh thần,Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.(Trích Ngữ văn 9 tập 1)Câu 1: Hãy cho biết đoạn thơ nằm trogn văn bản nào, của ai? Nêu vị trí nội dungchính của đoạn thơ trên?Câu 2: Hãy giới thiệu vài nét chính về tác giả và nguồn gốc của Truyện Kiều?Câu 3: Giải thích nghiã của từ “tố nga”?Câu 4: Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ thứ ba và nêu hiệuquả của biện pháp đó?Câu 5: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bốn câu thơ em vừa chép?Gợi ý:Câu 1: Đoạn thơ nằm trong văn bản “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.Nội dung chính: Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều, đoạn trích nằm ởphần đầu tác phẩm Truyện Kiều, phần gặp gỡ và đính ước.Câu 2:* Nguyễn Du (1965 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.- Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.1- Nguyễn Du từ nhỏ có cuộc sống sung sướng, thông minh, giỏi văn chương.Nhưng lên 9 tuổi mồ côi cha và 12 tuổi mồ côi mẹ, cuộc sống của Nguyễn Du cónhiều biến đổi, phải sống tự lập từ đây.- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và vănchương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo choNguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm đồng cảm sâu sắc với những đau khổcủa nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhan đạo chủ nghĩalớn.* Nguồn gốc Truyện KiềuTruyện Kiều có nguồn gốc cốt truyện từ một tác phẩm văn học của TrungQuốc Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyễn Du đã mượn cốttruyện và nhân vật. Tuy nhiên, phân sáng sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn. Chínhđiều này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.Câu 3: “tố nga”: người con gái đẹp.Câu 4: Câu thơ thứ ba “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” sử dụng biện pháp tu từ ẩndụ. Cốt cách của cây mai mảnh dẻ, thanh cao; tuyết trắng trong và đẹp . Ngầm sosánh Vân, Kiều với “ mai”, “ tuyết”, Nguyễn Du muốn khẳng định vẻ đẹp dịuđang, tronng trắng, thanh cao của hai chị em.Câu 5:Mở đoạn:- Giới thiệu được tác giả,- Giới thiệu được vị trí và nội dung chính khổ thơ.Tham khảo câu mở đoạn: Bốn câu thơ trên trích từ văn bản “ Cảnh ngày xuân”trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã rất thành công trong việc giớithiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Thân đoạn:- Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, cổ điển đểgiới thiệu về lai lịch, vị trí trong gia đình và vẻ đẹp của hai chị em. Họ là haingười con gái đầu trong gia đình họ Vương, Thúy Kiều là chị, Thúy Vân làem- Câu thơ thứ ba “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” sử dụng biện pháp tu từ ẩndụ. Cốt cách của cây mai mảnh dẻ, thanh cao; tuyết trắng trong và đẹp . Ngầm so2sánh Vân, Kiều với “ mai”, “ tuyết”, Nguyễn Du muốn khẳng định vẻ đẹp dịuđang, trong trắng, thanh cao của hai chị em.- Nhịp điệu 4/4, 3/3 ở câu thơ thứ hai, nhịp nhàng, đối xứng, làm nổi bật được vẻđẹp đến độ hoàn mĩ của cả hai chị em.- Tác giả sử dụng lời bình để khép lại bốn câu thơ đầu:“Mỗi người một vẻ”, chothấy nét riêng từ nhan sắc, tính cách, tâm hồn của mỗi người; “Mười phân vẹnmười”, đã tô đậm được vẻ đẹp đến độ toàn diện, hoàn hảo của hai chị em.Kết đoạn( 1 câu): Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ .Có thể nói, lời giới thiệu vô cùng ngắn gọn, nhưng đã mang đến cho chúng tanhiều thông tin phong phú và những ấn tượng đậm nét nhất về vẻ đẹp của hai nhânvật Thúy Vân và Thúy Kiều; đồng thời, cũng bộc lộ được cảm hứng ca ngợi cái tàihoa, nhan sắc của con người qua nghệ thuật điêu luyện, tài hoa của Nguyễn Du.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2Cho câu thơ sau: “Vân xem trang trọng khác vời”Câu 1: Hãy chép tiếp ba câu thơ tiếp theo? Cho biết nội dung chính của bốn câuthơ đó?Câu 2: Giải nghĩa từ “ khuôn trăng đầy đặn”?Câu 3: Tìm từ Hán Việt trong đoạn thơ và giải thích nghĩa của các từ đóCâu 4: Những hình tượng nghệ thuật nào trong đoạn thơ mang tính ước lệ khi gợitả vẻ đẹp của Thúy Vân? Từ những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nétriêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?Câu 5:Thúy Vân được miêu tả như thế nào?Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ và phân tích tácdụng?Câu 7: Nhận xét cách sử dụng các từ “ thua” và “ nhường” của tác giả?Cảm nhận của em về bốn câu thơ trên bằng một đoạn văn từ 8- 10 câu( sử dụng lờidẫn trực tiếp)Gợi ý:Câu 1: Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân.Câu 2: “ khuôn trăng đầy đặn”: gương mặt đầy đặn như trăng tròn; nét ngài nởnang( nét ngài: nét lông mày): ý nói lông mày hơi đậm, cốt tả đôi mắt đẹp. Cả câuthơ nhằm gợi tả vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân.Câu 3:3- Trang trọng: thể hiện sự cao sang, quý phái, đài các.- Đoan trang: thể hiện sự nghiêm trang, đứng đắn.Câu 4:- Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp củaThúy Vân: trăng, ngài, hoa, ngọc, mây, tuyết.- Những hình tượng ấy cho em thấy được vẻ đẹp và tính cách, số phận củaThúy Vân: Đó là một vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, một vẻ đẹp hài hòađến thiên nhiên cũng phải chấp nhận “nhường, thua” trước vẻ đẹp ấy màkhông đố kị, ghen ghét, dự báo một cuộc đời êm ả, bình lặng.Câu 5:Thúy Vân được miêu tả :- Vẻ đẹp trang trọng quí phái.- Khuôn mặt tròn trịa, tươi sáng như trăng rằm; lông mày đậm như conngài; miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong trẻo và quí giá như ngọcngà; mái tóc mềm mại, bồng bềnh như làn mây; làn da trắng, mịn mànghơn tuyết.Câu 6: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ:- Ẩn dụ hình thức ( khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt)- Nhân háo ( mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da)- Liệt kê các chi tiết: khuôn mặt, nét ngài, nụ cười, giọng nói, mái tóc, làndaTác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân- dịu dàng, trang nhã, phúchậu, hài hòa, đúng là “ mười phân vẹn mười”.Câu 7: Cách dùng từ “ thua” và “ nhường” thể hiện sự nhường nhịn củathiên nhiên trước vẻ đẹp của Vân. Đó là vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên,dự báo một cuộc đời bình yên, không sóng gió.Câu 8: Cảm nhận của em về bốn câu thơ trên bằng một đoạn văn từ 8- 10câu( sử dụng lời dẫn trực tiếp)* Mở đoạn: Bốn câu thơ trên trích trong văn bản “Chị em Thúy Kiều”thuộc tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã làm nổi bật vẻ đẹp của ThúyVân.* Thân đoạn:4- Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả cụ thể: khuôn mặt đầy đặn, cân đối,phúc hậu. Nghệ thuật liệt kê phối hợp với các tính từ làm toát lên vẻ đẹp phúc hậu:từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc, nụ cười, phong thái.- Đặc biệt nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ và sử dụng thành ngữ dân gian “hoa cười… trang – Mây thua … da”. Nguyễn Du mượn vẻ đẹp của thiên nhiên để làm nổibật vẻ đẹp của Thúy Vân.- Từ ngữ chọn lọc, đặc tả kết hợp với các tính từ làm toát lên vẻ đẹp lộng lẫycủa Thúy Vân. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp hài hòa của thiên thiên, tạo hóa.Thiên nhiên nhường, thua trước vẻ đẹp ấy mà không ghen ghét, đố kị, dự báo mộtcuộc đời bình yên, hạnh phúc.- Bằng ngòi bút tài hoa kết hợp việc sử dụng các nghệ thuật ước lệ tượngtrưng, ẩn dụ, nhân hóa, so sánh … Nguyễn Du đã đặc tả vẻ đẹp quý phái, đài cáccủa Thúy Vân.* Kết đoạn: Tóm lại, chỉ bằng những câu thơ luc bát ngắn gọn, tác giảNguyễn Du đã tái hiện bức chân dung Thúy Vân dịu dàng, trang nhã, phúc hậu, hàihoà.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3Cho câu thơ: “ Kiều cành sắc sảo mặn mà”Câu 1: Hãy chép tiếp những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều?Câu 2: Vì sao nhà thơ lại miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau?Câu 4: Tác gỉa đã sử dụng bút pháp nào để miêu tả nhân vật?Câu 5: Tại sao tác giả viết “hoa ghen”, “ liễu hờn”?Câu 6: Tìm một thành ngữ được sử dụng trong đoạn em vừa chép và nêu hiệu quảcủa việc sử dụng thành ngữ ấy?Câu 7: Xét theo cấu tạo, các từ “ sắc sảo”, “ mặn mà” thuộc kiểu từ gì? Hai từ đócó tác dụng gì trong việc miêu tả chân dung Thúy Kiều?Câu 8: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa hai hình ảnh “ làn thu thủy”, “ nét xuânsơn”?Câu 9: Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thànhtừ “buồn”. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làmảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ.Câu 10: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều( khoảng từ 10 đến515 câu ). Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập (gạch một gạch dưới câu ghép đẳnglập đó).Gợi ý:Câu 1: HS chép chính xác tiếp những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.Câu 2: Nhà thơ lại miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau là sử dụng thủ phápđòn bẩy để tô đậm hơn vẻ đẹp và tài năng, tính cách của Kiều- nhân vật chính củatác phẩm: Vân đã đẹp, Kiều càng đẹp hơn, tài năng hơn.Câu 4: Tác gỉa đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, bút pháp điểm nhãn và thủpháp đòn bẩy để miêu tả Thúy Kiều.Câu 5: Tác giả viết “hoa ghen”, “ liễu hờn” để tô đậm vẻ đẹp của nàng Kiều. Vẻđẹp của nàng khiến cho thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị vì nó vượt lên trên mọitiêu chuẩn của tạo hóa.“ Ghen”, “ hờn” là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện sự oán trách, ghen ghét, đố kịcủa tạo hóa. Nguyễn Du viết như vậy còn ngầm dự báo về số phận truân chuyên,sóng gió của nàng.Câu 6: Thành ngữ “ nghiêng nước, nghiêng thành” lấy ý ở một câu chữ Hán, cónghiã là ngoảnh lại nhìn một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại nhìn cái nữathì nước nước người ta bị nghiêng ngả. Ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữcó thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước.Câu 7: Xét theo cấu tạo, các từ “ sắc sảo”, “ mặn mà” thuộc kiểu từ láy. Từ “ sắcsảo” miêu tả vẻ đẹp trí tuệ, “ mặn mà” miêu tả vẻ đẹp hình thức của Kiều.Câu 8: “ làn thu thủy” là làn nước màu thu, “ nét xuân sơn” là nét núi mùa xuân.Hai hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của Kiều: đôi mắt đẹp, trong sáng như nước mùa thu,lông mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân.Câu 9: Nói được ý: Từ “buồn” không diễn tả được nỗi uất ức, đố kỵ, tức giậnnhư từ “hờn”; do đó chưa phù hợp với ý nghĩa dự báo số phận Kiều trong câuthơ của Nguyễn Du.Câu 10: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều( khoảng từ 10 đến15 câu ). Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập (gạch một gạch dưới câu ghép đẳnglập đó).* Mở đoạn( 1 câu):- Giới thiệu được tác giả- Giới thiệu được vị trí và nội dung chính khổ thơ.6Tham khảo câu mở đoạn: Những câu thơ trên trích trong văn bản “Chị emThúy Kiều” thuộc tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã làm nổi bật vẻđẹp của Thúy Kiều cả tài lẫn sắc.* Phần thân đoạn: Gồm các câu với đầy đủ dẫn chứng, lý lẽ làm rõ vẻ đẹpsắc sảo, thông minh, đa cảm của Kiều, thể hiện cụ thể ở Tài và Sắc.+ Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng ước lệ “ thuthủy”( nước mùa thu), “xuân sơn” ( núi mùa xuân), hoa , liễu. Nét vẽ của thinhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của mỗi giai nhân tuyệtthế.+ Được gợi tả qua đôi mắt của Kiều, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anhcủa tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm trong lòngngười.+ Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy”- làn nước mùa thu dợn sóng gợi lên thật sốngđộng vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng long lanh, linh hoạt. Còn hình ảnh ước lệ‘nét xuân sơn- nét núi mùa xân gợi lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻtrung.+ Vẻ đẹp quá hoàn mĩ và sắc sảo của Kiều có sức quyến rũ lạ lùng khiến thiênnhiên không thể dẽ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kị,ghen ghét, báo hiệu lành ít, dữ nhiều “ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”+ Không chỉ mang một vẻ đẹp “ nghiêng nước, nghiêng thành”, Kiều còn làmột cô gái thông minh rất mực tài hoa “ Thông minh vốn.....một trương”.+Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm của thẩm mĩ phong kiếngồm cả đủ: cầm, kì, thi, họa dặc biệt nhất vẫn là tài đàn của nàng, đó là sởtrường, năng khiếu ( nghề riêng) vượt lên trên mọi người ( ăn đứt)+ Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng. Cungđàn bạc mệnh mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết hồn người, ghi lại tiếnglong của một trái tim đa sầu đa cảm.+ Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng câu thành ngữ “nghiêng nước, nghiêng thành” để cực tả giai nhân.+ Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹpcủa Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, phải đố kị “ hoa ghen, liễu hờn”nên số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.7 Kết đoạn: Như vậy, chỉ mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du khôngchỉ miêu tả được nhân vật mà còn dự báo được trước tương lai của nhân vật,không những truyền cho người đọc tình cảm yêu mến nhân vật mà truyền cảnỗi lo âu phấp phỏng về tương lai số phận nhân vật.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4Chép lại bốn câu thơ cuối theo trí nhớ trong văn bản “ Chị em Thúy kiều” của tácgiả Nguyễn Du và trả lời câu hỏi:Câu 1: Hãy nêu nội dung chính của những câu thơ đó?Câu 2: Giải thích nghĩa của các từ “ hồng quần”, “ tuần cập kê”, “ong bướm”.Câu 3:Gia cảnh: Họ sống trong một gia đình “phong lưu”, khuôn phép, nề nếpCâu 4: Cuộc sống của hai chị em Kiều được miêu tả như thế nào?Câu 5: Tình cảm của Nguyễn Du đối với các nhân vật ra sao?Câu 6: Viết đoạn văn ngắn gọn trình bày cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du quađoạn trích?Gợi ý:Câu 1: HS chép đúngNội dung: Nhận xét chung về cuộc sống và phẩm hạnh của hai chị em.Câu 2:- “ hồng quần” là quần đỏ, ý chỉ người phụ nữ ( hoán dụ) vì ngày xưangười phụ nữ nghà quyền quý ở Trung Quốc thường mặc quần đỏ,- “ tuần cập kê” ý nói đến độ tuổi biết yêu đương nam nữ.- “ong bướm” chỉ tình yêu nhưng có phần không đứng đắn.Câu 3: Gia cảnh: Họ sống trong một gia đình “phong lưu”, khuôn phép, nề nếpCâu 4: Cuộc sống của hai chị em Kiều rất êm đềm, hạnh phúc. Dù đã đến tuổi“cập kê”- tuổi búi tóc cài trâm nhưng họ vẫn giữ được khuôn phép, nề nếp.Câu 5: Tình cảm của Nguyễn Du đối với các nhân vật : yêu quý, trân trọng vẻ đẹp,tài năng, nhân cách của họ.Câu 6:8* Mở đoạn: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa, đoạn trích “ Chịem Thúy Kiều” của đã thể hiện rất rõ cảm hứng nhân văn của ông.* Thân đoạn: Cần đảm bảo các ý sau:- Gợi tả vẻ đẹp của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều, Nguyễn Du đã trân trọng,đề cao những giá trị, vẻ đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, phẩmhạnh, khát vọng ý thức về thân phận, nhân phẩm cá nhân.- Bên cạnh việc trân trọng cái đẹp là những dự cảm đầy xót thương về kiếpngười hồng nhan bạc mệnh, tài mệnh tương đố của Nguyễn Du. Đó chính làbiểu hiện của tấm lòng thương cảm sâu sắc, tràn đầy cảm hứng nhân văn vớicon người của Nguyễn Du.* Kết đoạn: Tóm lại, đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” đã rất thành côngtrong việc thể hiện tình cảm mến yêu, trân trọng, ngợi ca- đó chính là cảmhứng nhân văn được bao trùm trong tác phẩm.------------------------------------------------------------------------------------VĂN BẢN: CẢNH NGÀY XUÂN( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1Chép chính xác bốn câu thơ đầu của bài “ Cảnh ngày xuân” ( Nguyễn Du) và trảlời câu hỏi:Câu1: Nêu nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép?Câu 2: Tìm từ Hán Việt, giải nghĩa.Câu 3: Giải thích nghĩa của từ “tận” và tìm từ khác có nghĩa giống từ “tận”. Theoem có thể thay những từ em vừa tìm được cho từ “tận” được không?Câu 4: Cảnh vật được gợi tả ở thời gian nào? Em dựa vào câu thơ nào để biết điềuđó?Câu 5: Bức tranh mùa xuân được vẽ lên bằng những hình ảnh nào? Nêu cảm nhậncủa em về bức tranh đó bằng một đoạn văn từ 9 – 12 câu. Trong đó có sử dụng câughép, phân tích cấu tạo ngữ pháp.GỢI Ý:9Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn thơ : Đoạn thơ miêu tả bức tranh thiên nhiênmùa xuân .Câu 2: Từ Hán Việt “Thiều quang”: ánh sáng đẹp, tức là nói ánh sáng mùa xuân.Câu 3: – Từ “tận”: bao la, rộng lớn, mênh mông không rõ điểm dừng.- Nghĩa tương tự: tít, mãi, xa, …- Không thể thay thế những từ trên bằng từ “tận” vì từ “tận” có sức gợi tả,tạo cảm giác mênh mông, rộng lớn hơn những từ kia.Câu 4 :Cảnh vật được gợi tả là cảnh tháng ba, mùa xuân, căn cứ vào câu thơ: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.” Mùa xuân có 90 ngày, đã hơn sáumươi ngày trôi qua, nghĩa là đã sang tháng ba.Câu 5: Bức tranh mùa xuân được vẽ lên bằng những hình ảnh:- Hình ảnh những cánh én chao liệng đầy trời, rộn ràng như thoi đưa( con én đưathoi) gợi thời gian trôi chảy, gợi ra không gian cao rộng của bầu trời và không khíấm áp của màu xuân.- Hình ảnh “ thiều quang” gợi một không gian tươi sáng, đầy nắng ấm.- Hình ảnh “ cỏ non” vẽ ra một không gian khoáng đạt, tràn ngập sắc xanh, gợi sựtươi mới và sức sống dạt dào của mùa xuân.- Hình ảnh “ cành lê trắng điểm một vài bông hoa” gợi một mùa xuân trong trẻo,dịu dàng, thanh khiết.-> Đó là một bức tranh xuân trong trẻo, tươi sáng, ấm áp, thanh tân, tràn đầy sứcsống.Nêu cảm nhận của em về bức tranh đó bằng một đoạn văn từ 9 – 12 câu. Trong đócó sử dụng câu ghép, phân tích cấu tạo ngữ pháp.* Mở đoạn: Bốn câu thơ trên trích trong văn bản “Cảnh ngày xuân” thuộctác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã khắc họa cảnh mùa xuân tươi đẹp.* Thân đoạn:- Thời gian và không gian mùa xuân được diễn tả rất hay “Ngày xuân … sáumươi”.- Cánh én chao liệng gợi không gian bầu trời mùa xuân rộng lớn, bao la, cócảm giác về sự trôi qua rất nhanh của thời gian. Hình ảnh nhân hóa kết hợp ẩn dụ“con én đưa thoi” đã thể hiện rõ điều đó.10- “Thiều quang” là chỉ ánh sáng mùa xuân tươi đẹp, ấm áp của chín chụcngày xuân mà nay đã ngoài sáu mươi ngày tức là thời gian đã vào cuối xuân. Điềuđó cho thấy sự nuối tiếc về thời gian của nhà thơ.- Bức họa tuyệt đẹp của mùa xuân được đặc tả ở hai câu thơ “Cỏ non …bông hoa”.- Cỏ non/ không chỉ gợi màu xanh non mềm mại, ngọt ngào mà nó /còngợi sức sống mãnh liệt của đồng cỏ, đồng thời tượng trưng cho sức sống mãnhliệt của mùa xuân. Đặc biệt từ “tận” cho thấy được thảm cỏ bao la, rộng lớn, ngútngàn tới chân trời.- Nhà thơ đã sử dụng hiện tượng đảo ngữ “trắng điểm” vừa tả được sự tinhkhôi, trong trẻo, vừa làm cho cảnh vật trở nên sinh động. Hơn nữa từ “điểm” làmcho cảnh vật trở nên có hồn, sống động.* Kết đoạn( 1 câu): Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung của đoạn thơTham khảo câu kết đoạn: Với tài năng của mình bằng việc sử dụng các biện phápnghệ thuật, các từ ngữ có sức gợi tả lớn, Nguyễn Du đã vẽ lên một bức tranh thiênnhiên mùa xuân đầy sức sống với không gian cao rộng, tươi đẹp.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:Thanh minh trong tiết tháng baLễ là tảo mộ hội là đạp thanhGần xa nô nức yến anhChị em sắm sửa bộ hành chơi xuânDập dìu tài tử giai nhânNgựa xe như nước áo quần như nêmNgổn ngang gò đống kéo lênThoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay( Cảnh ngày xuân)Câu 1: Liệt kê các từ láy, từ ghép trong đoạn thơ. Những từ ấy gợi lênkhông khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?Câu 2: Tìm ít nhất 2 từ Hán Việt trong đoạn thơ và giải nghĩa?Câu 3: Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 câu thơ:Gần xa nô nức yến anhChị em sắm sửa bộ hành chơi xuân11Dập dìu tài tử giai nhânNgựa xe như nước áo quần như nêmCâu 4: Từ lễ hội du xuân trong đoạn thơ, em hãy trình bày suy nghĩ của mình vềlễ hội mùa xuân hiện nay, bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ?Gợi ý:Câu 1: Các từ láy: “nô nức, dập dìu, ngổn ngang”; các từ ghép : “thanh minh, gầnxa, yến anh, chị em, sắm sửa, bộ hành, tài tử, giai nhân, ngựa xe, quần áo,vàng vó”. Những từ ấy gợi lên sự đông vui, tấp nập của lễ hội và tâm trạngnáo nức, rộn ràng của những người đi hội.Câu 2: Từ Hán Việt:- Tài tử: những người con trai có tài, giỏi giang.- Giai nhân: những người con gái đẹp, có địa vị.Câu 3: Hai câu thơ: “Gần xa nô nức yến anhChị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ và đảo ngữ- “Yến anh” là hình ảnh ẩn dụ chỉ từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân nhưchim én, chim oanh bay ríu rít, qua đó gợi tả không khí đông vui, nhộn nhịp của lễhội ngày xuân.- Từ láy “ nô nức” được đảo lên trước “ yến anh” nhấn mạnh tâm trạng rộn ràng,náo nức của những người đi trảy hội.- Hai câu thơ: Dập dìu tài tử giai nhânNgựa xe như nước áo quần như nêmĐã sử dụng phép tu từ hoán dụ, đảo ngữ và so sánh. “ Áo quần” là hình ảnh hoándụ chỉ con người. Từ láy “ dập dìu” được đảo lên trước “ tài tử giai nhân” cùng haihình ảnh so sánh “ ngựa xe như nước”, “ áo quần như nêm” đã gợi tả không khíđông vui, nhộn nhịp của lễ hội: người và xe qua lại không ngớt.Câu 4: Từ lễ hội du xuân trong đoạn thơ, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lễhội mùa xuân hiện nay, bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ?1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề12* Tham khảo câu mở đoạn: Nằm ở phần đầu Truyện Kiều, phần gặp gỡ và đínhước, đoạn trích cảnh ngày xuân của Nguyễn Du đã miêu tả bức tranh thiên nhiênvà lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng của tiết thanh minh; qua đó, người đọccảm nhận được nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nét đẹp ấy vẫn còn lại chođến ngày hôm nay.2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các ý sau:a) Lễ hội mùa xuân trong thơ Nguyễn Du- Những câu thơ đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã mở ra một không gian nềntuyệt đẹp của mùa xuân, để nổi lên không khí của lễ hội mùa xuân.- Lễ hội Thanh minh diễn ra trong tháng ba, có.+ Lễ tảo mộ: đi viếng mộ, đốt nhang, biếu tiền vàng cho người thân đã khuấtđể thể hiện tình cảm của người đang sống luôn nhớ tới người đã khuất. Đây là nétđẹp tâm linh của người Việt.+ Hội đạp thanh: Du xuân trên đồng cỏ xanh để ngắm cảnh:- Không khí của lễ hội: đông vui, tưng bừng, náo nức như đàn chim yến,chim oanh.- Người đi lễ hội: trên con đường nhộn nhịp, ngựa xe như nước chảy, ngườiđi lễ hội là những chàng trai, cô gái đẹp. Trong đó có cả chị em Thúy Kiều.Bằng một loạt các từ láy, từ ghép hai âm tiết là danh từ, động từ, tính từ ởmức độ dàỳ đặc, kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhà thơ đã làmsống dậy không khí lễ hội du xuân. Đó là nét đẹp truyền thống văn hóa lễ hội củangười Việt.b) Suy nghĩ về lễ hội mùa xuân hôm nayTừ không khí lễ hội du xuân trong thơ Nguyễn Duy gợi cho chúng ta suynghĩ về lễ hội mùa xuân hôm nay.- Lễ hội mùa xuân hôm nay vẫn tiếp nối những nét đẹp truyền thống từ xaxưa:+ Thời gian lễ hội : Ba tháng mùa xuân.+ Lễ hội diễn ra ở cả ba miền: Nơi nào cũng có những lễ hội đặc sắc tiêubiểu: lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội Chùa Hương ở Hà Nội, lễ Cầu Ngư củanhững người dân vùng biển miền Trung, Miền Nam,…+ Người đi lễ hội không chỉ du xuân ngắm cảnh đẹp mà còn cầu mong chocuộc sống an vui, tốt lành.13+ Ngày nay, trong tiết Thanh minh chúng ta vẫn đi viếng mộ, đốt nhang, tiềnvàng cho người thân đã khuất. Điều này thể hiện truyền thống thờ cúng tổ tiên.- Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay cũng xuất hiện một số mặt trái.+ Một số tệ nạn : mê tín di đoan, lợi dụng lễ hội để phục vụ lợi ích cá nhân,…- Người đi lễ hội nhiều khi có hành động thiếu văn hóa: cướp lộc, chen lấnxô đẩy, ăn mặc phản cảm, vứt rác bừa bãi,…- Bài học: Trân trọng giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc quanhững lễ hội mùa xuân nói riêng và lễ hội nói chung.3. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đềTham khảo: Có thể nói, bằng nghệ thuật tả cảnh tài hoa, tỉnh yêu thiên nhiên, lòngthiết tha với những nét đẹp văn hóa dân tộc, Nguyễn Du đã gợi lại cảnh lễ hội mùaxuân tươi đẹp, cuốn hút, ông đã làm sống lại những giá trị văn hóa dân tộc trongnhững lễ hội mùa xuân hôm nay.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3Cho câu thơ “Tà tà bóng ngả về tây”Câu 1: Chép tiếp các câu thơ còn lại của bàiCâu 2: Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ đó.Câu 3: Chúng ta đều biết “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng con ngườivậy mà Nguyễn Du lại viết “Nao nao dòng nước uốn quanh”. Cách dùng từ nhưvậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?Câu 4: Tâm trạng của con người được miêu tả bằng bút pháp nghệ thuậtnào? Nêu nhận xét của em về những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “| Cảnhngày xuân”.Câu 5: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên, có sử dụngthành phần biệt lập và một phép liên kết câu( gạch chân )?GỢI Ý:14Câu 1: Tà tà bóng ngả về tâyChị em thơ thẩn dang tay ra vềBước dần theo ngọn tiểu khêLần xem phong cảnh có bề thanh thanhNao nao dòng nước uốn quanhDịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang( Cảnh ngày xuân)Câu 2: Tả cảnh chị em Thúy Kiều khi du xuân trở về.Câu 3: Từ “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng con người nhưng Nguyễn Du đãsử dụng cho việc diễn tả cảnh vật. Điều này cho thấy cảnh đã được nhân hóa mộtcách tự nhiên và nhuốm màu tâm trạng của con người. Cảm giác một ngày vuiđang còn mà đã linh cảm một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, nhữngdự báo về cảnh và người sẽ gặp: nấm mộ Đạm Tiên và chàng Kim Trọng.Câu 4: Tâm trạng của con người được miêu tả bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình.Cảnh hoàng hôn với dòng nước, nhịp cầu nho nhỏ, khung cảnh “ thanh thanh” gợibuồn, như thấm cả những suy tư của con người. Nguyễn Du đã mượn cảnh vật đểkhám phá những rung động tinh tế trong tâm hồn người.Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”: từ ngữ giàuchất tạo hình, sử dụng hiệu quả bút pháp chấm phá, điểm xuyết, tả cảnh ngụ tình vàcác biện pháp tu từ so sánh, đảo ngữ.Câu 5: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên, có sử dụng thànhphần biệt lập và một phép liên kết câu( gạch chân )?* Mở đoạn: Đoạn thơ trích trong văn bản “Cảnh ngày xuân” nằm ở phầnđầu Truyện Kiều, phần gặp gỡ và đính ước, của Nguyễn Du đã miêu tả cảnh duxuân trở về của chị em Thúy Kiều.* Thân đoạn:- Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân, rất êm dịu. Ánhnắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang. Mọi cử động đều rất nhẹnhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốnquanh. Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết.- Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian, không gian, không còn bát ngát, trongsáng, không còn cái không khí đông vui, náo nhiệt của lễ hội, tất cả đang nhạt dần,lam dần.15- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà, thanh thanh, naonao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặcbiệt hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Từ “thơ thẩn” có sứcgợi tả rất lớn, chị em Thúy Kiều ra về trong bần thần, nuối tiếc.- “Dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ nỗi buồn không thể nói hết.Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày du xuân đã hé mở vẻ đẹp của mộttâm hồn thiếu nữ thiết tha với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.- Đoạn thơ hay bởi sử dụng các bút pháp cổ điển, tả cảnh gắn với tả tình, tảcảnh ngụ tình.* Kết đoạn:Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung của đoạn trích.Có thể nói, bằng nghệ thuật tả cảnh tài hoa, tình yêu thiên nhiên, lòng thiết tha vớinhững nét đẹp văn hóa dân tộc, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tâm trạng củahai chị em Thúy Kiều khi du xuân trở về.VĂN BẢN: KIỂU Ở LẦU NGƯNG BÍCH( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1Cho câu thơ: “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”Câu 1: Hãy chép tiếp năm câu thơ tiếp theo? Cho biết những câu thơ đó được tríchtừ văn bản nào, của tác giả nào?Câu 2: Hãy nêu vị trí đoạn trích?Câu 3: Nêu nội dung chính của những câu thơ đó?Câu 4: Giải thích nghĩa của từ “ khóa xuân”, “ bẽ bàng” và cụm từ “ mây sớm đènkhuya”.Câu 5: Không gian nơi lầu Ngưng Bích được miêu tả như thế nào?Câu 6: Tìm và phân tích một biện pháp được tác giả sử dụng trong những câu thơtrên?Câu 7: Tâm trạng của Kiều ra sao?Câu 8: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về những câu thơ đó? Có sửdụng một thành phần phụ chú đã học( gạch chân thành phần đó)Gợi ýCâu 1: Những câu thơ trích từ văn bản “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, trong tác phẩm16“ Truyện Kiều” của Nguyễn Du.Câu 2: Nằm ở phần thứ hai của tác phẩm ( Gia biến và lưu lạc). Sau khi biết mìnhbị lừa vào chốn lầu xanh. Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bìnhphục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều giam lỏng ở lầu NgưngBích, đợi thực hiện âm mưu mới.Câu 3: Nội dung: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều ở lầu Ngưng Bích.Câu 4:- “ khóa xuân” là khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung ( con gái nhà quyềnquý thời xưa không được ra khỏi phòng ở); ở đây, nói việc Kiều bị giamlỏng.- “ bẽ bàng”: xấu hổ, tủi thẹn- “ mây sớm đèn khuya”: gợi thời gian tuần hoàn khép kín.Câu 5: Không gian nơi lầu Ngưng Bích được miêu tả :- Rộng lớn, mênh mông, bát ngát: các hình ảnh “ non xa”, “ trăng gần”, “bốn bát ngát” mở ra không gian cao rộng, xa, gợi tả hình ảnh lầu NgưngBích chơi vơi, chênh vênh, đơn độc.- \Trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống: các từ “ cátvàng”, “ bụi hồng” ,” cồn nọ”, “ dặm kia” phủ định sự sống, gợi sự ngổnngang của cảnh vật. Căp tiểu đối “mây sớm”- “đèn khuya” gợi vòng thờigian tuần hoàn, khép kín.Câu 6: Biên pháp nghệ thuật liệt kê “cát vàng”, “bụi hồng” đã nói lên sự phai nhạtcủa sự sống và ngổn ngang của cảnh vật- Biên pháp nghệ thuật liệt kê “cát vàng”, “cồn nọ”, “bụi hồng”, … trải đềuở các câu thơ đã gợi lên sự ngổn ngang trong lòng Thúy Kiều.Câu 7: Tâm trạng của Kiều : Cô đơn, lẻ loi, buồn tủi đến cùng cực, không ngườibầu bạn, sẻ chia. Từ láy “ bẽ bàng” gợi lên cả nỗi tủi hổ, cay đắng của thân phận côgái bị ép làm gái làng chơi. Lòng nàng cũng ngổn ngang với bao nỗi niềm riêng,thương cha nhớ mẹ, day dứt với người yêu,..Đứng trước cảnh mà không đành lòngngắm cảnh, vẫn nặng trĩu ưu tư- “ nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” chính làthế.Câu 8: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về những câu thơ đó? Mở đoạn:17Đoạn thơ trích trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở phần haiTruyện Kiều, Gia biến và lưu lạc, của Nguyễn Du đã rất thành công trongviệc thể hiện hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều ở lầu Ngưng Bích. Thân đoạn:- Sau bao sóng gió dập vùi, lầu Ngưng Bích là chốn yên thân của Thúy Kiều. Haichữ “khóa xuân” đã nói lên hoàn cảnh đáng thương đang bị giam lỏng ở lầu NgưngBích của Kiều. Đặc biệt, từ “khóa xuân” thường được sử dụng để chỉ người con gáiđẹp trong gia đình quyền quý thời xa xưa bị khóa kín tuổi xuân trong những khuônkhổ, phép tắc của gia đình và xã hội. Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng từ “khóa xuân”với hàm ý mỉa mai để nói về cảnh ngộ xót xa, trớ trêu của Thúy Kiều.- Quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích hiện lên mênh mông, hoang vắng vàlạnh lẽo. Không gian vô cùng rộng lớn, mênh mông, bát ngát. Hình ảnh “non xa,trăng gần” gợi không gian dài rộng, cao sâu vô tận. Đồng thời gợi sự chơ vơ, chênhvênh, trơ trọi của lầu Ngưng Bích. Từ láy “bát ngát” càng tô đậm hơn cái vô cùng,vô tận của không gian.- Không gian vô cùng trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống. Hìnhảnh liệt kê “cát vàng”, “bụi hồng” đã nói lên sự phai nhạt của sự sống và ngổnngang của cảnh vật. Cặp tiểu đối “mây sớm” và “đèn khuya” gợi nỗi hắt hiu, trốngvắng mênh mông của thiên nhiên- Quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích cô liêu, thiếu vắng sự sống, gợi nỗibuồn cho thân phận nhân vật. Quang cảnh đã gợi ở Kiều bao nỗi niềm tâm trạng.Sự cô đơn, lẻ loi đến cùng cực. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuầnhoàn, khép kín. Tất cả như giam hãm con người và khắc sâu thêm nỗi cô đơn.Trong khung cảnh “bốn bề bát ngát” đó, Kiều chỉ biết bầu bạn với những vật vô tri,vô giác.- Sự ngổn ngang tram mối day dứt, âu lo. “Xa trông” gợi lên sự trông ngóng củaThúy Kiều về một dấu hiệu của sự sống hay quen biết nào đó. Hình ảnh liệt kê “cátvàng”, “cồn nọ”, “bụi hồng”, … trải đều ở các câu thơ đã gợi lên sự ngổn ngangtrong lòng Thúy Kiều.- Nỗi chua xót, “bẽ bàng” cho thân phận. Bị đày đọa trong không gian vô cùng vàthời gian vô tận lại càng khắc sâu nỗi cô đơn cùng cực khiến nàng cảm thấy “bẽbàng”. Cum từ “như chia tấm lòng” diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát củaKiều18 Kết đoạn: Tóm lại, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp hệ thống hìnhảnh ước lệ, ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm; Nguyễn Du đã khắc họa bứctranh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng và trên nền của khung cảnh ấy làhình ảnh nàng Kiều lẻ loi, cô độc với bao nỗi niềm tâm sự đau thương.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2Cho câu thơ: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”Câu 1: Hãy chép tiếp bảy câu thơ tiếp theo?Câu 2: Giải nghĩa “chén đồng”, “quạt nồng ấp lạnh”.Câu 3: Đoạn trích trên nói về nỗi nhớ của Kiều với ai? Theo em nỗi nhớ của Kiềucó hợp lí và logic không? Vì sao?Câu 4: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “ tấm son”?Ghi lại câu thơ trong một bàithơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có hình ảnh đó và cho biết têntác giả?Câu 5: Chép lại câu hỏi tu từ trong bốn câu thơ đầu đoạn thơ và nêu tác dụng củanó?Câu 6: Tại sao tác giả không dùng từ “nhớ” mà lại dùng từ “tưởng”, dùng chữ “xót” mà không dùng từ “ thương”?Câu 7: Giải thích “ Sân Lai”, “ gốc tử” và nêu tác dụng của việc sử dụng điển cố,điển tích đó?Câu 8: Cho biết tâm trạng của Thúy Kiều khi nghĩ về cha mẹ?Câu 9: Viết một đoạn văn khoảng 15 – 20 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảmnhận của em về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. Trongđoạn văn có sử dụng một phép thế để liên kết (gạch từ ngữ sử dụng trong phépthế).Gợi ý:Câu 1: Hs chép tiếp bảy câu thơ tiếp theo.Câu 2:- Giải nghĩa “chén đồng”: chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồngtâm) với nhau.19- “Quạt nồng ấp lạnh”: Mùa hè, trời nóng bức thì quạt cho cha mẹ ngủ,mùa đông trời lạnh thì nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi chamẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Ý cả câu nói về sự lo lắng không biết ai sẽphụng dưỡng, chăm sóc cho cha mẹ.Câu 3: Đoạn trích trên nói về nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ.Theo em nỗi nhớ đó rất hợp lí và logic vì: Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trướccha mẹ vì:+ Đối với cha mẹ: Trước khi tai biến xảy ra, Kiều đã hi sinh mối tình đầu,bán mình chuộc cha, đã làm tròn bổn phận của người con.+ Còn đối với Kim Trọng: Kiều cảm thấy phụ tình chàng, không giữ đượclời hẹn ước với chàng.Câu 4: “ tấm son” là một hình ảnh ẩn dụ, chỉ tấm lòng thủy chung son sắt của Kiềudành cho Kim Trọng- Bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương cũng có câu thơ có hình ảnhđó: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữu tấm lòng son.”Câu 5: Câu hỏi tu từ “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có tác dụng khẳng địnhtình cảm đậm sâu, chung thủy không bao giờ phai mà Kiều dành cho Kim Trọng.Câu 6:- Nguyễn Du không dùng từ “nhớ” mà lại dùng từ “tưởng” bởi “ tưởng” vừa là nhớnhung, vừa là hình dung, tưởng tượng về người yêu. Kỉ niệm đêm trăng thề nguyềncùng hình ảnh Kim Trọng ở nơi xa mong ngóng mình như hiển hiện trong tâm tríKiều. Và vì thế, nỗi đau đớn và nhớ thương người yêu của kiều mới càng được thểhiện rõ nét hơn.- Ông dùng chữ “ xót” mà không dùng từ “ thương” bởi “ xót” vừa là thương vừadiễn tả được nỗi đau đớn, xót xa của Kiều khi nghĩ về cha mẹ, khi hình dung racảnh cha mẹ già ở quê hương vẫn ngày đêm tựa cửa đau đáu chờ tin mình. Nàng “xót” bởi cha mẹ đã tuổi cao, sức yếu mà thiếu người chăm sóc.-> Cách dùng từ của Nguyễn Du thật tinh tế, diễn tả chính xác tâm tư, nỗi lòng củaKiều.Câu 7:20- “ Sân Lai”: sân nhà nlaox Lai Tử, ở đây chỉ sân nhà cha mẹ Kiều. Theo “ Hiếu tửtruyện”, lão Lai Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già những vẫnnhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ.- ,“ gốc tử”: gốc cây thị do cha mẹ trồng, ý chỉ cha mẹ.->Tác dụng của việc sử dụng điển cố, điển tích : Làm rõ tấm lòng hiếu thảocủa Kiều với cha mẹ.Câu 8: Nỗi lòng của Thúy Kiều khi nghĩ về cha mẹ: nhớ thương, xót xa, lo lắng vìcha mẹ đã già mà không biết có ai chăm sóc; day dứt, dằn vặt vì mình không thể ởbên.Câu 9:- Đoạn văn quy nạp- Nội dung: Đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về những phẩm chất của Kiềuđược thể hiện ở đoạn trích+ Lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt. Nhớ Kim Trọng da diết. Xót xa khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày đêm ngóng chờ mình. Khẳng định tình yêu của mình với Kim Trọng không bao giờ phai nhạt.+ Lòng hiếu thảo hết mực với mẹ cha:. Hiểu rõ tấm lòng đau đớn, nhớ nhung con của cha mẹ, vì thế mà càng xót xa hơnkhi nghĩ đến cảnh cha mẹ vì mình mà vò võ ngóng trông. Lo lắng vì mình không thể ở gần để ngày đêm phụng dưỡng song thân.. Xót xa nghĩ tới cảnh cha mẹ mỗi ngày một già yếu mà mình thì vẫn ở “bên trờigóc bể”+ Lòng vị tha hết mực:. Trong cảnh ngộ bị lưu lạc, đọa đầy trong chốn lầu xanh, nàng vẫn luôn nghĩ và lolắng cho người thân hơn cả lo nghĩ cho mình. Nàng luôn tự trách, tự nhận lỗi về mình trong mọi việc.* Sử dụng đúng phép thế để liên kết(gạch dưới)**Đoạn văn tham khảo:Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trong tác phẩm“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, nói về nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ. Trước hếtnàng đau đớn nhớ tới chàng Kim. Điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lí vừa thểhiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người tình là nhớ đến tình yêu nênbao giờ Kiều cũng nhớ tới lời thề đôi lứa “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”21vừa mới hôm nào nàng và chàng cùng uống chén rượu thề, thề nguyền son sắc, hẹnước trăm năm dưới trời trăng vằng vặc mà nay mỗi người mỗi ngả, mối duyên tìnhấy đã được cắt đứt đột ngột. Nàng xót xa ân hận như một kẻ phụ tình, đau đớn khihình dung cảnh người yêu đang ngày đêm chờ tin nàng mà uổng công vô ích “Tinsương luống những rày trông mai chờ”. Lời thơ như có nhịp thổn thức của một tráitim yêu thương nhỏ máu.Tấm lòng son trong trắng của Kiều đã bị vùi dập, hoen ố,biết bao giờ mới gột rửa được “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Đó cũng là tấmlòng nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi quên. Đối với Kim Trọng, Kiềuthật sâu sắc, thủy chung, thiết tha, day dứt với hạnh phúc lứa đôi. Tiếp đến Kiềuxót xa khi nghĩ tới cha mẹ: “Xót người tựa cửa hôm mai”. Nghĩ tới song thân, nàngthương và xót, nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con,trông mong sự đỡ đần, nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng khôngđược tự tay chăm sóc và hiện thời ai người trông nom. Thành ngữ “quạt nồng ấplạnh” cùng với điển cố “gốc tử” đã thể hiện sự nhớ nhung và lo lắng, quan tâm củaKiều đối với cha mẹ. Hình ảnh nắng mưa nói lên sự vất vả cực nhọc của cha mẹlàm cho Kiều luôn đau xót và nghĩ mình bất hiếu khi không đền đáp được công laocha mẹ. Điều đó cho thấy Kiều là người con hiếu thảo, rộng lượng, vị tha.Tóm lại ,qua tám câu thơ, có thể thấy Kiều là một người yêu chung thủy; một người conhiếu thảo, trách nhiệm; một cô gái giàu lòng vị tha, rất đáng được yêu thương trântrọng.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có câu: “Buồn trông cửa bể chiềuhôm”.Câu 1: Chép chính xác 7 dòng thơ tiếp theo.Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “ duềnh”?Câu 3: Ghi lại các từ láy trong những câu thơ đó và nêu tác dụng của ít nhất ba từláy em vừa tìm được?Câu 4: Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đọn trích và nêutác dụng?Câu 5: Mỗi cảnh vật được miêu tả trong đoạn thơ là một ẩn dụ về cảnh ngộ vàtâm trạng Thúy Kiều. Hãy chỉ ra ý nghĩa của những ẩn dụ đó.Câu 6: Đoạn thơ đã cho thấy sự thành công của Nguyễn Du trong việc sử dụngbút pháp nghệ thuật nào? Hãy nêu hiểu biết của em về bút pháp đó?22Câu 7: Qua 8 câu thơ, em thấy tâm trạng của Kiều như thế nào?Câu 8: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du trong 8câu thơ trên?Câu 9: Viết một đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp cảm nhận của em về cảnhngộ và tâm trạng của nàng Kiều trong đoạn thơ.Gợi ý:Câu 1: Hs chép chính xác 7 dòng thơ tiếp theo.Câu 2: “ duềnh” là vũng sông hoặc biển.Câu 3:- Các từ láy “ thấp thoáng”, “ xa xa”, ‘man mác”, “rầu rầu”,” xanh xanh”,“ầm ầm”- Các từ láy ‘man mác”, “rầu rầu”,” xanh xanh”, “ầm ầm” không chỉ tảcảnh mà diễn tả tâm trạng, nỗi lòng của Kiều: buồn tủi, kinh hãi, lo sợ khinghĩ về tương lai đầy trắc trở.Câu 4:- Điệp ngữ “buồn trông” được lặp đi lặp lại 4 lần ở đầu mỗi câu thơ gợi lớplớp nỗi buồn trùng điệp dồn tới từ man mác, lo âu đến kinh sợ hãi hùng,nỗi buồn trùng điệp dồn tới bao trùm thân phận nhỏ bé của Thúy Kiềunhư nhấn chìm nàng, chỉ còn tiếng nàng kêu cứu đồng vọng cùng thiênnhiên. “ Buồn trông” đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệpkhúc cuả tâm trạng.- Hình ảnh ẩn dụ “thuyền”, “hoa” và các câu hỏi tu từ ( Thuyền ai thấpthoáng cánh buồm xa xa?/ Hoa trôi man mác biết là về đâu?) gợi lên thânphận bấp bênh, chìm nổi, tương lai mờ mịt, mông lung, vô định của Kiều.Hình ảnh tiếng sóng “ ầm ầm” dữ dội ẩn dụ cho những trắc trở, gian nansắp ập xuống đời nàng.- Phép đảo ngữ ( từ láy “ ầm ầm” được đảo lên đầu dòng thơ nhấn mạnhâm thanh ghê rợn của tiếng sóng, qua đó gợi lên nỗi hoảng sợ, kinhhoàng trong lòng Kiều khi nghĩ tới tương lai đầy bão tố.Câu 5: Mỗi cảnh vật thiên nhiên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng củaThúy Kiều.23- Hình ảnh “cánh buồm thấp thoáng” nơi “cửa bể chiều hôm” khơi gợi nỗinhớ nhà, nhớ quê hương của Kiều.- Hình ảnh “cánh hoa trôi” man mác giữa dòng gợi nỗi buồn về số phận trôinổi, lênh đênh không biết đi đâu, về đâu của Kiều.- Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” kết hợp với hình ảnh “chân mây mặt đất” gợitâm trạng bi thương về tương lai mờ mịt.- Thiên nhiên dữ dội với “gió cuốn mặt duềnh”, “ầm ầm tiếng sóng” chothấy tâm trạng lo sợ hãi hùng trước những tai họa đang rình rập sẽ đổ ập xuốngcuộc đời nàng.Câu 6:- Đoạn thơ đã cho thấy sự thành công của Nguyễn Du trong việc sử dụngbút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.- Thế nào là tả cảnh ngụ tình?Trong văn học trung đại, các tác giả đã coi là cảnh ngụ tình là một trongnhững thủ pháp nghệ thuật quan trọng để biểu đạt ý tình và chứng tỏ khảnăng hàm súc của ngôn ngữ thơ ca. Nhiều tác phẩm đã sử dụng thànhcông nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện ThanhQuan; Thu vịnh Thu Điếu của Nguyễn Khuyến,…Tả cảnh ngụ tình làdùng cảnh thiên nhiên để diễn tả tình cảm con người. Như vậy, trongnghệ thuật là cảnh ngụ tình, cảnh là phương tiện miêu tả, tỉnh là mục đíchđể tả.Câu 7: Qua 8 câu thơ, em thấy tâm trạng của Kiều :- Thấm thía nỗi cô đơn, sự nhỏ bé, đơn độc của mình ( buồn trông)- Hoang mang, lo lắng về tương lai mờ mịt, mông lung, vô định: “ Hoa trôiman mác biết là về đâu?”- Sợ hãi trước những đợt sóng bủa vây dữ dội, lo lắng linh cảm về mộttương lai với nhiều biến cố hãi hùng.Câu 8: Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du trong 8 câu thơ trên:- Bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện.- Các biện pháp điệp ngữ, ẩn dụ, câu hỏi tu từ và các từ láy được vận dụnghiệu quả.24- Thể thơ lục bát, nhip thơ chậm rãi, giọng thơ trầm diễn tả được nỗi buồnsâu thẳm của nàng.Câu 9:* Mở đoạn: Cần nêu được các ý sau:- Nêu tác giả, đoạn trích.- Nêu được nội dung đoạn trích.Ví dụ: Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thuộc tácphẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nói về cảnh ngộ và tâm trạng của nàng Kiều.* Thân đoạn: Gồm những nội dung chính sau:Tám câu thơ là bốn bức tranh thiên nhiên gợi liên tưởng đến thận phận và tâmtrạng nàng Kiều. Mỗi cảnh vật là một ẩn dụ về cảnh ngộ và tâm trạng của Kiều.+ Cảnh “ cửa bể chiều hôm” gợi nỗi buồn hoang vắng, đơn côi của Kiều.Nên khi nhìn thấy cánh buồm thấp thoáng trong lòng Kiều sáng lên hi vọng; nàngsẽ có ngay trở lại quê hương. Nhưng khi “ Cánh buồm” vụt biến mất, hi vọng trởthành thất vọng.+ Nhìn “ dòng nước”, nàng liên tưởng tới dòng đời. Và cuộc đời mình nhưmột cánh hoa trôi giạt, vô định và tâm trạng xót xa, bơ vơ của Kiều.+ Nhìn ra “ nội cỏ” trải tới chân trời, trong tâm cảm “ rầu rầu”, Kiều chỉ thấymột màu xanh xanh, lạnh lùng, ảm đạm búa vây lấy nàng.+ Trông cảnh “ gió cuốn mặt duềnh” nàng nghe thấy “ ầm ầm tiếng sóng”kêu quanh như dự báo những điều khủng khiếp sắp xảy ra với nàng. Kiều đã rơivào sự hoảng loạn sợ hãi,…* Kết đoạn: Khẳng định lại tâm trạng của Kiều.Tóm lại, với cảnh ngộ và tâm trạng của Kiều như vậy cho thấy nàng là người congái thật đáng thương.-------------------------------------------------------VĂN BẢN: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA( Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em có học một tác phẩm, trong đó có hai câu25
Trích đoạn
- VĂN BẢN: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
Tài liệu liên quan
- Đề khảo sát đầu năm môn Ngữ văn 9 - Có đáp án
- 2
- 892
- 3
- Đề khảo sát giữa học kì I môn Ngữ văn 9 - Có đáp án
- 4
- 8
- 43
- bộ đề thi học sinh giỏi lý lớp 9 có đáp án chi tiết
- 62
- 1
- 9
- 90 đề thi học sinh giỏi môn toán lớp 9 (có đáp án chi tiết)
- 300
- 3
- 6
- 40 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 (có đáp án chi tiết)
- 157
- 2
- 2
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN
- 2
- 412
- 1
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN
- 2
- 279
- 1
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN
- 3
- 389
- 1
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN
- 3
- 390
- 1
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN
- 3
- 304
- 2
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(251 KB - 44 trang) - CÂU HỎI ĐỌC HIỂU (PHIẾU HỌC TẬP) MÔN NGỮ VĂN 9 CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT TỪNG ĐỀ CHUYÊN ĐỀTHƠ, TRUYỆN TRUNG ĐẠI Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Khoá Xuân Là ẩn Dụ Hay Hoán Dụ
-
Xác định Nghĩa Gốc Và Nghĩa Chuyển Trong Cặp Ví Dụ Sau Và Cho Biết ...
-
Lí Giải 2 Câu Thơ đầu Của Truyện Kiều ở Lầu Ngưng Bích Câu Hỏi 32888
-
Từ "xuân" Trong Hai Câu Thơ "Trước Lầu Ngưng Bích Khóa Xuân/Vẻ ...
-
Phân Tích Biện Pháp Tu Từ, ẩn Dụ Trong Truyện Kiều (2 Mẫu) - Văn 9
-
Em Hãy Giải Thích Nghĩa Của Từ “khóa Xuân" - Ngữ Văn Lớp 9
-
Từ Khóa Xuân Trong Bài Có Nghĩa Là Gì? - Đọc Tài Liệu
-
Hoán Dụ Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa ẩn Dụ Và Hoán Dụ - DINHNGHIA.VN
-
“Trước Lầu Ngưng Bích Khóa Xuân Vẻ Non Xa Tấm Trăng Gần ở Chung B
-
PHƯƠNG PHÁP TÌM NHANH BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ, HOÁN DỤ
-
Đề Tài Hiện Tượng đa Nghĩa Trong Một Số đoạn Trích Của Tác Phẩm ...
-
Từ Chân Trong Các Câu Sau Là Từ Nhiều Nghĩa. Hãy Xác định - Tech12h
-
Ngữ Văn 9 | Geography Quiz - Quizizz
-
Môn Văn Lớp: 9 Chỉ Ra Và Nêu Biện Pháp Tu Từ Trong Câu - MapleBear