Hoán Dụ Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa ẩn Dụ Và Hoán Dụ - DINHNGHIA.VN
Có thể bạn quan tâm
Hoán dụ là gì? Có những hình thức hoán dụ nào? Sự khác biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ là gì? Đây chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều bạn trong chuyên đề các biện pháp tu từ của ngữ văn lớp 6. Để có thêm kiến thức về chuyên đề này, DINHNGHIA.VN đã tổng hợp những thông tin cần thiết về biện pháp hoán dụ qua bài viết sau đây, cùng tìm hiểu nhé!
Tài liệu hay: Hướng dẫn giải bài tập hoán dụ – Giải bài tập Ngữ văn lớp 6
+-Xem ngay
Để xem được tài liệu bạn cần xác minh không phải Robot
Restricted Content To view this protected content, enter the password below:
Làm theo hướng dẫn bên dưới để lấy mã xác thực nhập vào ô bên trên:- Bước 1: Vào google tìm từ khóa: Copy
- Bước 2: Tìm từ trên xuống dưới sẽ thấy trang meeyland.com/*** thì bấm vào đó
- Bước 3: Kéo xuống tìm trong trang đó sẽ thấy Mã xác thực
Tìm hiểu hoán dụ là gì?
Khái niệm hoán dụ
Trong văn học và cuộc sống, hoán dụ là biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều, tuy vậy, hoán dụ là gì thì không phải bất cứ ai cũng nắm được khái niệm này. Theo định nghĩa thì hoán dụ chính là gọi tên sự vật hay hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
Lấy ví dụ về hoán dụ
Các kiểu hoán dụ thường gặp
Từ khái niệm hoán dụ là gì, chúng ta nhận thấy hoán dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong văn học. Các kiểu hoán dụ được sử dụng phổ biến là:
- Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ: anh ấy là chân sút số một của đội bóng. Từ “chân” không được hiểu theo nghĩa đen mà phải hiểu theo nghĩa bóng – tức là chỉ con người.
- Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Ví dụ: Cả khán đài hò reo, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam – Trường hợp này “khán đài” mang nghĩa là những người ngồi trên khán đài
- Dùng dấu hiệu sự vật để gọi sự vật: Ví dụ: cô gái có mái tóc màu hạt dẻ đang đứng một mình dưới mưa. Ở đây “mái tóc màu hạt dẻ” là dấu hiệu để nhận biết một người.
- Dùng những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng. Ví dụ: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Cái cụ thể ở đây là “một cây” và “ba cây” cái trừu tượng là chỉ số lượng ít nhiều.
Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ là gì?
Ẩn dụ và hoán dụ đều là những biện pháp tu từ phổ biến, đều dựa trên sự liên tưởng giữa các sự vật hiện tượng tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Trong văn biểu cảm cũng như văn tự sự thường sử dụng rất nhiều biện pháp hoán dụ. Cũng bởi những nét tương đồng giữa hai biện pháp này mà rất nhiều người nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ. Vậy sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ là gì? Để giải đáp được câu hỏi này, chúng ta cần nắm được rõ về các định nghĩa sau:
Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là một biện pháp tu từ, theo đó, gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Ẩn dụ được thể hiện qua bốn hình thức: Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Cụ thể như sau:
- Ẩn dụ hình thức: là việc người nói người viết giấu đi một phần ý nghĩa
Ví dụ:
“Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”
=> Thắp: Chính là biện pháp ẩn dụ để chỉ hoa râm bụt đang nở.
- Ẩn dụ cách thức: là hình thức một vấn đề thông qua nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói. Đây là hình thức ẩn dụ dễ khiến nhiều bạn nhầm lẫn với hoán dụ nhất.
Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
=> Kẻ trồng cây: Là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ những người lao động, tạo ra giá trị lao động.
- Ẩn dụ phẩm chất: là hình thức dùng phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng. Đối với hình thức ẩn dụ này có nét tương tự với hình thức hoán dụ dùng dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật nên các bạn cần chú ý thật kỹ nhé.
Ví dụ:
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
=> Người cha: là hình ảnh ẩn dụ nói đến Bác Hồ
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là hình thức miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .
Ví dụ: Trời nắng giòn tan: nói đến trời nắng to, có thể làm khô mọi vật
Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ là gì?
Mặc dù đều lấy sự vật hiện tượng này để chỉ sự vật, hiện tượng khác dựa trên cơ sở liên tưởng. Nhưng với việc phân chia các hình thức ẩn dụ và hoán dụ ở phần trên có thể thấy rằng bản chất của ẩn dụ và hóan dụ là khác nhau vì cơ sở liên tưởng của 2 biện pháp tu từ này hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
- Ẩn dụ dựa trên sự liên tưởng tương đồng. Tức là giữa A và B có điểm giống nhau nên người ta dùng B để thay cho B. Trong đó, A và B là hai sự vật thuộc hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: “Thuyền đi để bến đợi chờ/ Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau”. => Thuyền: Chính là sự ẩn dụ chỉ người đi xa, bến: là ẩn dụ chỉ người ở lại. Giữa thuyền và người đi, bến và người ở lại có sự tương đồng với nhau
- Hoán dụ là sự liên tưởng tương cận giữa các sự vật, hiện tượng. Nghĩa là, mối quan hệ giữa A và B rất gần gũi, nói đến A người ta sẽ liên tưởng đến B. Ví dụ: “Đầu xanh có tội tình gì/ Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi” (Nguyễn Du). => Đầu xanh: Là sự hoán dụ chỉ những người đang ở độ tuổi trẻ trung. Má hồng: chỉ những cô gái đẹp.
Giải bài tập phần hoán dụ
Để nắm chắc hơn về kiến thức hoán dụ là gì, chúng ta hãy cùng nhau đi đến phần luyện tập qua chương trình sách giáo khoa lớp 6.
Tài liệu hay: Hướng dẫn giải bài tập hoán dụ – Giải bài tập Ngữ văn lớp 6
+-Xem ngay
Để xem được tài liệu bạn cần xác minh không phải Robot
Restricted Content To view this protected content, enter the password below:
Làm theo hướng dẫn bên dưới để lấy mã xác thực nhập vào ô bên trên:- Bước 1: Vào google tìm từ khóa: Copy
- Bước 2: Tìm từ trên xuống dưới sẽ thấy trang meeyland.com/*** thì bấm vào đó
- Bước 3: Kéo xuống tìm trong trang đó sẽ thấy Mã xác thực
Bài tập SGK về hoán dụ là gì
Câu 1 + 2: SGK lớp 6 tập 2 trang 83
- a) Bàn tay ta: làm một bộ phận của con người để lao động, biểu trưng cho người lao động -> Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể
- b) Một: số lượng đơn lẻ, thiếu đoàn kết. Ba: tượng trưng cho số đông, sự đoàn kết -> -> dùng cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng
- c) Đổ máu: là dấu hiệu nhận biết sự tổn thương (bị thương, biểu thị cho chiến tranh, trong câu thơ trên mang nghĩa là đang xảy ra chiến tranh -> dùng dấu hiệu để chỉ sự vật
Câu 1: SGK lớp 6 tập 2 trang 84:
- a) Làng xóm ta: ý muốn nói tới ở đây là những người nông dân trong làng -> dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- b) Mười năm: nói đến cái trước mắt. Trăm năm: nói đến cái lâu dài -> dùng cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng
- c) Áo chàm: là dấu hiệu nhận biết của người Việt Bắc, ám chỉ người Việt Bắc -> dùng dấu hiệu để chỉ sự vật
- d) Trái đất: mang nghĩa chỉ những người sống trên trái đất -> dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Bài tập mở rộng về hoán dụ là gì
Câu 1: Câu nào không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ trong những câu sau đây:
- a) Lớp tôi có bạn Nam học rất giỏi
- b) Cậu ấy là một tay đua cừ khôi
- c) Giọng nói chị ấy rất ngọt ngào
Gợi ý:
- a) Câu a: lớp tôi: ý nói đến những người trong lớp tôi -> đây là hình thức hoán dụ dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- b) Tay: mang ý nghĩa chỉ con người -> đây là hình thức hoán dụ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể
- c) Giọng nói – ngọt ngào: ở đây sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ
Câu 2:
“Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống”
(Xuân Diệu – Viết về Na dim Hít mét)
Hình thức hoán dụ nào đã được sử dụng trong câu thơ trên đây:
- a) Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- b) Dùng cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng
- c) Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể
- d) Dùng dấu hiệu để chỉ sự vật
Đáp án: C. Một trái tim, một khối óc mang ý nghĩa chỉ con người.
Trên đây là tổng hợp kiến thức về hoán dụ là gì và cách làm một số bài tập về hoán dụ. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến chủ đề bài viết hoán dụ là gì, hãy để lại bình luận ngay dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn!.
Xem thêm >>> Bình giảng là gì? Lời bình là gì? Các cách bình giảng văn học
4/5 - (18 bình chọn) Please follow and like us: Tagged: văn 6Related Articles
-
Tính từ là gì? Chức năng và phân loại tính từ trong tiếng Việt
-
Nghị luận là gì? Bố cục của bài văn nghị luận và những sai lầm cần tránh khi viết
-
Nghị luận xã hội về câu nói Sống trong cuộc đời cho đi là còn mãi
-
Ôn tập về luận điểm: Soạn bài ngắn nhất và hay nhất [Văn lớp 8]
-
Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông: Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài
-
Trình bày suy nghĩ và Nghị luận xã hội về lòng khiêm tốn [TOP bài điểm CAO]
Comments
- Reply
Bài viết rất cụ thể và dễ hiểu! Vote
- Reply
ko đúng
- Reply
- Reply
phải giải thích chứ
- Reply
nhưng vẫn rất tốt nhé
- Reply
rất hay cho dù ko giải thích
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Chuyên mục
- Âm Nhạc
- Ẩm Thực
- Công Nghệ
- Địa Lý
- Hóa học
- Kiến thức chung
- Kinh tế
- Làm đẹp
- Lịch Sử
- Mỹ phẩm
- Sinh học
- Sức khỏe
- Tài Chính
- Thời trang nam
- Tiếng Anh
- Tin học
- Toán Học
- Tử Vi
- Văn học
- Vật Lý
- Viễn Thông
Bạn thích bài viết này? Chia sẻ nó với bạn bè của bạn nào ;)
Từ khóa » Khoá Xuân Là ẩn Dụ Hay Hoán Dụ
-
Xác định Nghĩa Gốc Và Nghĩa Chuyển Trong Cặp Ví Dụ Sau Và Cho Biết ...
-
Lí Giải 2 Câu Thơ đầu Của Truyện Kiều ở Lầu Ngưng Bích Câu Hỏi 32888
-
Từ "xuân" Trong Hai Câu Thơ "Trước Lầu Ngưng Bích Khóa Xuân/Vẻ ...
-
Phân Tích Biện Pháp Tu Từ, ẩn Dụ Trong Truyện Kiều (2 Mẫu) - Văn 9
-
Em Hãy Giải Thích Nghĩa Của Từ “khóa Xuân" - Ngữ Văn Lớp 9
-
Từ Khóa Xuân Trong Bài Có Nghĩa Là Gì? - Đọc Tài Liệu
-
Câu Hỏi đọc Hiểu (phiếu Học Tập) Môn Ngữ Văn 9 Có đáp án Chi Tiết ...
-
“Trước Lầu Ngưng Bích Khóa Xuân Vẻ Non Xa Tấm Trăng Gần ở Chung B
-
PHƯƠNG PHÁP TÌM NHANH BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ, HOÁN DỤ
-
Đề Tài Hiện Tượng đa Nghĩa Trong Một Số đoạn Trích Của Tác Phẩm ...
-
Từ Chân Trong Các Câu Sau Là Từ Nhiều Nghĩa. Hãy Xác định - Tech12h
-
Ngữ Văn 9 | Geography Quiz - Quizizz
-
Môn Văn Lớp: 9 Chỉ Ra Và Nêu Biện Pháp Tu Từ Trong Câu - MapleBear