Câu Hỏi Trắc Nghiệm Chương II: Cấu Trúc Của Tế Bào
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Câu hỏi trắc nghiệm chương II: Cấu trúc của tế bào pdf 12 207 KB 5 174 4.6 ( 18 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 12 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Cấu trúc của tế bào Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Ôn tập Sinh học 10 chương II Lý thuyết Sinh học 10 Trắc nghiệm Sinh học 10
Nội dung
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO BÀI: TẾ BÀO NHÂN SƠ 1. Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm gì? A. Chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng B. Chỉ chứa một phân tử ADN xoắn kép C. Chỉ chứa một phân tử ARN mạch thẳng D. Chỉ chứa một phân tử ADN hoặc ARN 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của tế bào nhân sơ? A. Có các bào quan như: bộ máy gôngi, lưới nội chất B. Có kích thước nhỏ C. Nhân chưa có màng bao bọc D. Chứa phân tử ADN dạng vòng 3. Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là A. Màng sinh chất , tế bào chất , vùng nhân B. Tế bào chất, vùng nhân , các bào quan C. Màng sinh chất , các bào quan , vùng nhân D. Nhân phân hóa, các bào quan , màng sinh chất 4. Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn ? A. Mạng lưới nội chất C. Vỏ nhầy B. Màng sinh chất D. Lông và roi 5. Phát biểu sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn? A. Là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào B. Là cơ thể đơn bào, tế bào có nhân sơ C. Bên ngoài tế bào có lớp vỏ nhầy và có tác dụng bảo vệ D. Bên trong tế bào chất có chứa ribôxôm 6. Nhận định nào sau đây đúng với tế bào vi khuẩn? A. Vật chất di truyền là ADN không kết hợp với prôtêin histon. B. Nhân có màng nhân bao bọc C. Nhân có chứa phân tử ADN dạng vòng D. Các bào quan có màng bao bọc. 7. Ở vi khuẩn, cấu trúc plasmis là A. phân tử ADN nằm trong tế bào bào chất, có dạng vòng B. Phân tử ADN có dạng vòng nằm trong nhân C. Phân tử ADN nằm trong nhân tế bào, có dạng thẳng D. Phân tử ADN dạng thẳng nằm trong tế bào chất 8. Trong tế bào vi khuẩn nguyên liệu di truyền là ADN có ở A. tế bào chất và vùng nhân B. màng sinh chất và nhân C. màng sinh chất và màng ngăn D. màng nhân và tế bào chất 9. Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây ? A. Thành tế bào B. Màng sinh chất C. Vỏ nhầy D. Tế bào chất 10. Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn là A. peptiđôglican B. Xenlulozơ C. phôtpholipit D. prôtêin. 11. Người ta chia làm 2 loại vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương dựa vào yếu tố sau đây? A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào B. Cấu trúc của plasmit C. Số lượng nhiễm sắc thể trong nhân hay vùng nhân D. Cấu trúc của phân tử ADN trong nhân 13. Sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ là A. Vi khuẩn lam B. Nấm C. Tảo D. Động vật nguyên sinh BÀI: TẾ BÀO NHÂN THỰC 1. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về tế bào nhân thực? A. Các bào quan không có màng bao bọc. B. Có màng nhân bao bọc. C. Tế bào có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ. D. Đa số không có thành tế bào 2. Cấu trúc nào sau đây có ở tế bào động vật? A. Ti thể. B. Thành xenlulôzơ. C. Lục lạp. D. Không bào lớn. 3. Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất? A. Tế bào cơ tim B. Tế bào biểu bì. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào xương . 4. Ở tế bào nhân thực có các bào quan như sau: 1/ Ti thể. 2/ Lizôxôm. 3/ Lục lạp. 4/ Không bào Những bào quan có cấu tạo màng đơn là A. 2, 4. B. 1, 3. C. 1, 2. D. 3, 4. 5. Cấu trúc dưới đây không có trong nhân của tế bào là A. bộ máy gôngi B. nhân con C. chất dịch nhân D. chất nhiễm sắc 6. Thành phần hoá học c ủa chất nhiễm sắc trong nhân tế bào là A. ADN và prôtêin B. ARN và gluxit C. Prôtêin và lipit D. ADN và ARN 7. Trong dịch nhân có chứa A. chất nhiễm sắc và nhân con B. tế bào chất và chất nhiễm sắc C. ti thể và tế bào chất D. nhân con và mạng lưới nội chất 8. Chất nào sau đây có chứa nhiều trong thành phần của nhân con? A. axit ribônuclêic B. axit đêôxiribônuclêic C. axit photphoric D. axit nitơric 9. Ti thể có chức năng gì trong tế bào? A. Cung cấp năng lượng ATP cho tế bào B. Vận chuyển các chất nội bào C. Phân huỷ các chất độc hại trong tế bào D. Thâu tóm những chất lạ thâm nhập vào tế bào 10. Chức năng của nhân tế bào là A. mang thông tin di truyền B. cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào C. vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào D. duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường 11. Thành phần hoá học của ribôxôm gồm A. Prôtêin, ARN B. ADN,ARN và prôtêin C. Lipit,ADN và ARN D. ADN,ARN và nhiễm sắc thể 12. Trong tế bào, hoạt động tổng hợp prôtêin xảy ra ở A. Ribôxôm B. Nhân C. Lưới nội chất D. Nhân con 13. Khẳng định nào sau đây là đúng với mô hình cấu trúc "khảm động" của màng sinh chất? A. Động là do phôtpholipit và prôtêin, khảm là do prôtêin. B. Động là do prôtêin, khảm là do phôpholipit. C. Khảm là do cacbohiđrat nằm ở mặt trong tế bào. D. Động là do phôtpholipit và prôtêin, khảm là do cacbohiđrat. 14. Ở sinh vật nhân thực trong các bào quan sau đây, bào quan nào không có màng bao bọc? A. Ribôxôm B. Lạp thể C. Ti thể D. Bộ máy gôngi 15. Thành phần chính của màng sinh chất là gì? A. Phôtpholipit và prôtêin B. Lipit và Phôtpholipit C. Lipit, gluxit và prôtêin D. Gluxit và prôtêin 16. Trên màng lưới nội chất trơn có chứa chất nào sau đây? A. Enzim B. Hoocmôn C. Kháng thể D. Pôlisaccarit 17. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là A. được bao bọc bởi lớp màng kép B. có chứa nhiều loại enzim hô hấp C. có chứa sắc tố quang hợp D. có chứa nhiều phân tử ATP 18. Điều nào dưới đây không phải là chức năng của bộ máy gôngi? A. Tổng hợp lipit B. Gắn thêm đường vào prôtêin C. Tạo ra glicôlipit D.Tổng hợp pôlisaccarit từ các đường đơn 19. Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều chất nào sau đây? A. Enzim hô hấp B. Kháng thể C. Hoocmon D. Sắc tố 20. Loại bào quan có thể tìm thấy trong ti thể là A. ribôxom C. bộ máy gôn gi B. lục lạp D. trung thể 21. Bào quan nào sau đây sẽ chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong các hợp chát hữu cơ? A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Lizôxôm. D. Lưới nội chất 22. Loại bào quan nào dưới đây chỉ được bao bọc bởi 1 lớp màng đơn? A. Lizôxôm B. Lục lạp C. Bộ máy gôn gi D. Ti thể 23. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là A. được bao bọc bởi lớp màng kép B. có chứa nhiều loại enzim hô hấp C. có chứa sắc tố quang hợp D. có chứa nhiều phân tử ATP 24. Trên mạng lưới nội chất trơn có chứa nhiều chất nào sau đây? A. Enzim B. Hoocmon C. Kháng thể D. Pôlisaccarit 25. Khung xương tế bào thực hiện chức năng nào sau đây? A. Giúp neo giữ các bào quan trong tế bào chất B. Vận chuyển các chất cho tế bào C. Tham gia quá trình tổng hợp Prôtêin D. Tiêu huỷ các tế bào già 26. Ở tế bào động vật, trên màng sinh chất có thêm nhiều phân tử côlesteron có tác dụng A. làm tăng độ ổn định của màng sinh chất B. tạo ra tính cứng rắn cho màng C. bảo vệ màng D. hình thành cấu trúc bền vững cho màng 27. Chất nền ngoại bào có ở A. tế bào động vật B. tế bào nấm C. tế bào thực vật. D. tế bào vi khuẩn 28. Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc. Cấu tạo này có ở A. nấm và thực vật B. động vật và nấm C. thực vật và động vật D. động vật và vi khuẩn 29. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lizôxôm và không bào là A. được bao bọc chỉ bởi một lớp màng đơn B. đều có kích thước rất lớn C. bào quan có lớp màng kép bao bọc D. đều có trong tế bào của thực vật và động vật 30. Các tế bào cuống đuôi của nòng nọc chứa nhiều bào quan nào sau đây giúp cho sự rụng đuôi? A. Lizôxôm B. Ti thể C. Gôngi D. Ribôxôm 31*. Vì sao tế bào hồng cầu và các tế bào khác trong cơ thể người không bị vỡ? A. Vì tế bào của người ở trong dung dịch nước mô đẳng trương. B. Vì tế bào của người ở trong dung dịch nước mô nhược trương. C. Vì tế bào của người ở trong dung dịch nước mô ưu trương. D. Vì tế bào của người có thành tế bào che chở. 32. Loại tế bào nào sau đây có c hứa nhiều lizôxôm.nhất? A. Tế bào bạch cầu B. Tế bào hồng cầu C. Tế bào cơ D. Tế bào thần kinh Bài: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT 1. Vận chuyển chủ động và khuếch tán khác nhau ở điểm nào sau đây? A. Vận chuyển chủ động cần năng lượng ATP còn khuếch tán thì không. B. Khuếch tán có sự tham gia của prôtêin vận chuyển còn vận chuyển chủ động thì không. C. Khuếch tán cần năng lượng ATP; vận chuyển chủ động thì không. D. Khuếch tán là vận chuyển các chất hoà tan ngược građien nồng độ; vận chuyển chủ động thì không. 2. Một số tế bào gan có khả năng tiêu hoá vi khuẩn, chức năng này được thực hiện nhờ phương thức nào? A. Thực bào. B. Ẩm bào. C. Xuất bào. D. Vận chuyển thụ động. 3. Các lỗ nhỏ trên màng sinh chất A. được hình thành trong các phân tử prôtêin nằm xuyên suốt chiều dày của chúng. B. do sự tiếp giáp của 2 lớp màng sinh chất C. là các lỗ nhỏ hình thành trong các phân tử lipit D. là nơi duy nhất xảy ra quá trình trao đổi chất của tế bào. 4. Các chất hoà tan vận chuyển thụ động qua màng theo nguyên lí nào? A. Khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp B. Khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao C. Thẩm thấu của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp D. Thẩm thấu của các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao 5. Hình thức vận chuyển các chất nào dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất? A. Thực bào B . Thụ động C. Khuếch tán D. Tích cực 6. Câu nào sau đây có nội dung đúng? A. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng B. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao . C. Sự khuếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động . D. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu 7. Hiện tượng nước đi qua màng gọi là A. thẩm thấu. B. khuếch tán. C. thực bào. D. ẩm bào. 8. Khẳng định nào sau đây là đúng với hiện tượng khuếch tán? A. Là quá trình vận chuyển thụ động. B. Cần tiêu tốn năng lượng. C. Cần có sự giúp đỡ của prôtêin. D. Vận chuyển các phân tử từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. 9. Sự khuếch tán qua màng thấm chọn lọc được gọi là A. thẩm thấu. B. xuất bào. C. vận chuyển chủ động. D. vận chuyển thụ động. 10*. Vì sao khi rửa rau sống cần phải ngâm trong nước muối? A. Vi khuẩn không thể sống được trong dung dịch ưu trương do chúng bị mất nước. B. Vi khuẩn không thể sống được trong dung dịch nhược trương do chúng bị mất nước. C. Thành tế bào của vi khuẩn bị muối làm cho co lại, khiến tế bào bị vỡ. D. Nước muối gây độc cho vi khuẩn. 11*. Nồng độ natri trong tế bào là 0,3% và nồng độ natri trong dịch ngoại bào là 0,5%. Natri sẽ được vận chuyển vào trong tế bào bằng cách nào? A. Vận chuyển thụ động. B. Vận chuyển chủ động. C. Thẩm thấu. D. Khuếch tán bµi vai trß cña enzim trong chuyÓn ho¸ vËt chÊt 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? a. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất b. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được c. Điều hoà các hoạt động sống của cơ thế d. Cả 3 hoạt động trên 2. Chất nào dưới đây là enzim ? a. Saccaraza c. Prôteaza b. Nuclêôtiđaza d. Cả a, b, c đều đúng 3. Enzim có bản chất là: a. Pôlisaccarit c. Prôtêin b. Mônôsaccrit d. Photpholipit 4. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là : a. Enzim là một chất xúc tác sinh học b. Enzim được cấu tạo từ các đisaccrit c. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng d. Ở động vật , Enzim do các tuyến nội tiết tiết ra 5. Cơ chất là : a. Chất tham gia cấu tạo Enzim b. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do Enzim xúc tác c. Chất tham gia phản ứng do Enzim xúc tác d. Chất tạo ra do nhiều Enzim liên kết lại 6. Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của Enzim lên các phản ứng là a. Tạo các sản phẩm trung gian b. Tạo ra Enzim - cơ chất c. Tạo sản phẩm cuối cùng d. Giải phóng Enzim khỏi cơ chất 7. Enzim có đặc tính nào sau đây? a. Tính đa dạng b. Tính chuyên hoá c. Tính bền với nhiệt độ cao d. Hoạt tính yếu 8. Enzim sau đây hoạt động trong môi trường a xít a. Amilaza c. Pepsin b. Saccaraza d. Mantaza 9. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là: a. 15 độ C- 20 độC c. 20 độ C- 35 độ C b. 20 độ C- 25 độ C d. 35 độ C- 40 độ C 10. Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của Enzim , thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó : a. Enzim bắt đầu hoạt động b. Enzim ngừng hoạt động c. Enzim có hoạt tính cao nhất d. Enzim có hoạt tính thấp nhất 11. Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của Enzim, thì điều nào sau đây đúng ? a. Hoạt tính Enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ b. Sự giảm nhiệt độ làm tăng hoạt tính Enzim c. Hoạt tính Enzim giảm khi nhiệt độ tăng lên d. Nhiệt độ tăng lên không làm thay đổi hoat tính Enzim 12. Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của Enzim là : a. Hoạt tính Enzim tăng lên b. Hoạt tính Enzim giảm dần và có thể mất hoàn toàn c. Enzim không thay đổi hoạt tính d. Phản ứng luôn dừng lại 13. Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây ? a. Từ 2 đến 3 c. Từ 6 đến 8 b. Từ 4 đến 5 d. Trên 8 14. Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến hoạt tính của Enzim? a. Nhiệt độ b. Độ PH của môi trường c. Nồng độ cơ chất và nồng độ Enzim d. Cả 3 yếu tố trên 15. Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là : a. Saccaraza c.Lactaza b. Urêaza d.Enterôkinaza 16.Enzim Prôtêaza có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây ? a. Phân giải lipit thành axit béo và glixêin b. Phân giải đường đi saccarit thành mônôsaccarit c. Phân giải đường lactôzơ d. Phân giải prôtêin 17. Quá trình phân giải axit nuclêic thành nuclêôtit được xúc tác bởiEnzim a. Nuclêôtiđaza c. Peptidaza b. Nuclêaza d. aza Amilaza bµi h« hÊp tÕ bµo 1. Ở những tế bào có nhân chuẩn , hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây ? a. Ti thể c. Không bào b. Bộ máy Gôngi d. Ribôxôm 2. Sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp là : a. Ôxi, nước và năng lượng b. Nước, đường và năng lượng c. Nước, khí cacbônic và đường d. Khí cacbônic, nước và năng lượng 3. Cho một phương trình tổng quát sau đây : C6H12O6+6O2 6CO2+6H2O+ năng lượng Phương trình trên biểu thị quá trình phân giải hàon toàn của 1 phân tử chất a. Disaccarit c. Prôtêin b.Glucôzơ d. Pôlisaccarit 4. Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là a. ATP c. NADH b. ADP d. FADHz 5. Chất nào sau đây có thể được phân giải trong hoạt động hô hấp tế bào ? a. Mônsaccrit c. Protêin b. Lipit d. Cả 3 chất trên 5. Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân a. Glocôzơ axit piruvic + năng lượng b. Glocôzơ CO2+ năng lượng c. Glocôzơ Nước + năng lượng d.Glocôzơ CO2+ nước 7. Năng lượng giải phóng khi tế bào tiến hành đường phân 1 phân tử glucôzơ là : a. Hai phân tử ADP b. Một phân tử ADP c. Hai phân tử ATP d. Một phân tử ATP 8 . Quá trình đường phân xảy ra ở : a. Trên màng của tế bào b. Trong tế bào chất c. Trong tất cả các bào quan khác nhau d. Trong nhân của tế bào 9. Quá trình ô xi hoá tiếp tục axit piruvic xảy ra ở a. Màng ngoài của ti thể b. Trong chất nền của ti thể c. Trong bộ máy Gôn gi d. Trong các ribôxôm 10. Trong tế bào các a xít piruvic được ôxi hoá để tạo thành chất (A). Chất (A) sau đó đi vào chu trình Crep. Chất (A) là : a. axit lactic c. Axêtyl-CoA b. axit axêticd. Glucôzơ 11. Trong chu trình Crep, mỗi phân tử axeetyl-CoA được oxi hoá hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2? a. 4 phân tử c. 2 phân tử b. 3 phân tử d. 1 phân tử bỏ câu 12, 13 15. Trong hoạt động hô hấp tế bào , nước được tạo ra từ giai đoạn nào sau đây? a. Đường phân c. Chuyển điện tử b. Chu trình Crep d. a và b đúng bµi quang hîp 1. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua sử dụng năng lượng của ánh sáng được gọi là : a. Hoá tổng hợp c. Hoá phân li b. Quang tổng hợp d. Quang phân li 2. Ngoài cây xanh dạng sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp ? a. Vi khuẩn lưu huỳnh b. Vi khuẩn chứa diệp lục và tảo c. Nấm d. Động vật 3. Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp a. Khí ôxi và đường b. Đường và nước c. Đường và khí cabônic d. Khí cabônic và nước 4. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là : a. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ b. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ c. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2 d. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2 Bỏ câu 5,6,7 8 .Loại sắc tố sau đây hấp thụ được ánh sáng là : This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Atlat Địa lí Việt Nam Trắc nghiệm Sinh 12 Giải phẫu sinh lý Đề thi mẫu TOEIC Đồ án tốt nghiệp Thực hành Excel Mẫu sơ yếu lý lịch Lý thuyết Dow Bài tiểu luận mẫu Tài chính hành vi Đơn xin việc Hóa học 11 adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » Cấu Tạo Của Nhân Bao Gồm Trắc Nghiệm
-
ID10-661: Cấu Tạo Của Nhân Gồm: - Trắc Nghiệm Sinh Học
-
Cấu Tạo Của Nhân Tế Bào Gồm - Trắc Nghiệm Online
-
Trắc Nghiệm Sinh Học 10 Bài 8: Tế Bào Nhân Thực - Tech12h
-
Trắc Nghiệm Sinh Học 10 Bài 8, 9, 10 Có đáp án
-
Thành Phần Cấu Tạo Của Nhân Tế Bào Gồm Những Gì?
-
Trắc Nghiệm Sinh Học 10 Bài 8 Có đáp án Năm 2021 - Haylamdo
-
Trắc Nghiệm Sinh Học 10 Tế Bào Nhân Thực Bài 8-9-10
-
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Sinh Học 10 Bài 8: Tế Bào Nhân Thực (có đáp án)
-
Trắc Nghiệm Sinh Học 10 Bài 8: Tế Bào Nhân Thực
-
Trắc Nghiệm Sinh Học 10 Bài 9 Có đáp án Năm 2021
-
Cấu Trúc Và Chức Năng Của Tế Bào Bình Thường - Vinmec
-
Trắc Nghiệm Sinh 10 Chương 2 Có đáp án (Cấu Trúc Tế Bào)
-
Trình Bày Cấu Trúc Và Chức Năng Của Nhân Tế Bào? - Toploigiai