Cấu Tạo Của Khái Niệm - Cộng đồng Học Tập 24h, Học,học Mọi Lúc ...

Cấu tạo của khái niệm

( Logic học đại cương – Nguyễn Tuấn Anh)

Mọi khái niệm đều được tạo thành từ 2 bô phận: nội hàm và ngoại diên.

  • Nội hàm của khái niệm chính là nôi dung của nó được xét dưới dạng chia nhỏ thành những dấu hiêu bản chất khác biêt, giúp phân biêt đối tượng mà nó phản ánh với những đối tượng khác. Nôi hàm đặc trưng cho khái niêm về mặt chất. Có thể biểu diễn nôi hàm của khái niêm như sau: A(b, c, d,…), trong đó A — là khái niêm nói chung, còn b, c, d,… — là những thuộc tính của đối tượng.

Các dấu hiệu nội hàm gồm hai loại: dấu hiệu loại là dấu hiêu chung bản chất cho toàn bô lớp đối tượng, và dấu hiệu chủng, chung và bản chất chỉ cho môt đối tượng hoặc lớp nhỏ hơn các đối tượng và làm cho nó khác với các đối tượng khác. Thông thường người ta nêu trước những dấu hiêu chung, bản chất đại diên cho toàn bô lớp đối tượng, rổi mới đến những dấu hiêu ngày càng khác 

biệt, đặc thù hơn chỉ thuộc về đối tượng mà khái niêm đang phản ánh. Số lượng các dấu hiệu càng nhiều thì nội hàm càng phong phú.

  • Ngoại diên của khái niệm là tập hợp đối tượng thực mang các dấu hiệu chung, bản chất được nêu trong nội hàm. Ngoại diên của khái niệm chính là phạm vi đối tượng mà khái niệm phản ánh và đặc trưng cho khái niệm về mặt lượng, do vậy có thể liệt kê chính xác các đối tượng thuộc ngoại diên, nếu chúng là hữu hạn và tương đối không nhiều, còn không thì có thể mô tả ngoại diên dựa vào các dấu hiệu nội hàm. Số lượng đối tượng càng nhiều thì ngoại diên của khái niệm càng rộng.
  • Quan hê giữa nội hàm và ngoại diên của khái niêm là quan hệ tỷ lệ nghịch: nội hàm càng phong phú, thì ngoại diên càng hẹp. Ngược lại, ngoại diên của khái niệm càng rộng, thì nội hàm của khái niệm càng nghèo.

Những khái niệm có ngoại diên rộng nhất được gọi là các phạm trù, còn các khái niệm có nội hàm phong phú nhất thường phản ánh một đối tượng cụ thể, xác định (khái niệm đơn nhất). Cũng cần lưu ý rằng quy luật này chỉ tác động khi tư duy phản ánh những đối tượng tổn tại ở một phẩm chất xác định, trong trạng thái tĩnh tại tương đối. Sự tác động của nó đúng với những khái niệm bao hàm các khái niệm khác và thể hiện qua phép mở rộng và thu hẹp khái niệm (xem mục 7).

Từ khóa » Trình Bày Kết Cấu Logic Của Khái Niệm