Logic - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Tiếng anh
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.78 KB, 28 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠTRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XATÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬPMÔN LOGIC HỌC BIÊN SOẠN: Lê Ngọc TriếtPHẦN MỞ ĐẦULogic học là khoa học đã và đang được được giảngdạy ở cao đẳng và đại học. Với tư cách là một khoa họcnghiên cứu những hình thức và quy luật của tư duy đúng đắn.Logic học giúp người học nắm được những quy luật chi phốisự phát triển tư duy con người; biết phân tích tư tưởng khôngnhững về mặt nội dung mà cả về mặt kết cấu. Nắm đượcnhững thủ thuật phân tích logic chủ yếu, biết sử dụng chínhxác hóa ý nghĩa của các từ, của câu trong quá trình sử dụngngôn ngữ để thể hiện tư tưởng; biết vận dụng những quy luậtvà thủ thuật logic để tiếp thu một cách có hiệu quả nhữngmôn khoa học mà họ đang nghiên cứu. MỤC TIÊU MÔN HỌCChương trình giúp người học nắm bắt được những quyluật và những hình thức của tư duy đúng đắn, góp phần nângcao trình độ tư duy, tạo thói quen suy nghĩ khoa học.KẾT CẤU MÔN HỌCChương 1ĐẠI CƯƠNG VỀ LGIC HỌC1.1. Logic học là gì.1.2. Đối tượng nghiên cứu của logic học.1.3. Logic hình thức và logic biện chứng.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học. Chương 2NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY2.1. Quy luật đồng nhất: 2.2 Quy luật phi mâu thuẫn. 2.3 Quy luật bài trung 2.4 Quy luật lý do đầy đủ. Chương 3 KHÁI NIỆM 3.1 Khái niệm là gì?3.2. Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm.3.3 Kết cấu logic của khái niệm. 3.4. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên khái niệm.3.5 Các loại khái niệm căn cứ theo ngoại diên. 3.6 Quan hệ giữa các khái niệm. 3.7 Các phép logic xử lý khái niệm. Chương 4 PHÁN ĐOÁN4.1. Phán đoán là gì?4.2. Phán đoán và câu. 4.3 Phân loại phán đoán. Chương 5 SUY LUẬN5.1. Suy luận là gì ?5.2. Kết cấu logic của suy luận.5.3. Phân loại suy luận. Chương 6 CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ6.1 Chứng minh. 6.2. Bác bỏ.Chương 1ĐẠI CƯƠNG VỀ LGIC HỌC1.1. Logic học là gì.Logic học là khoa học nghiên cứu những qui luật vàhình thức cấu tạo chính xác của tư duy. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của logic học.Trên cơ sở phân định được ranh giới nghiên cứu về tưduy của logic học so với các ngành khoa học khác, có thể nêulên đối tượng nghiên cứu của logic học như sau:Logic học nghiên cứu các hình thức logic của tư duy,chỉ ra các qui tắc, qui luật của quá trình tư duy. Việc xác địnhđối tượng đã chỉ ra được phạm vi chủ yếu các vấn đề mà logichọc nghiên cứu. Đồng thời trong đó cũng đã đề cập tính chấtvà vai trò của tư duy logic đối với hoạt động nhận thức củacon người.1.3. Logic hình thức và logic biện chứng.Khoa học logic gồm: Logic hình thức và logic biệnchứng. Logic hình thức và logic biện chứng đều nghiên cứuvề tư duy để chỉ ra tính đúng đắn hay không đúng đắn của tưtưởng. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau nhất định.Logic biện chứng logic với chữ “L” viết hoa cònlogic hình thức là bộ phận - bộ phận nhập môn của logic biệnchứng. 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học. Logic học giúp chúng ta hiểu được các quy tắc logic vànhờ đó có thể nhận ra được cấu trúc của tư tưởng, biết chínhxác hóa ý nghĩa của các từ được sử dụng trong quá trình tưduy phản ảnh thế giới khách quan.Việc nắm vững các quy luật cơ bản của tư duy logicgiúp chúng ta tránh được sự không đồng nhất và mâu thuẫntrong lập luận.Trên cơ sở nắm vững các quy tắc suy luận cho phépchúng ta lập luận đúng và biết cách bác bỏ những luận điểmsai khi tranh luận.CÂU HỎI ÔN TẬP1. Đối tượng nghiên cứu của logic học là gì?2. Vai trò của logic đối với quá trình nhận của con ngườivà đối với các khoa học chuyên ngành như thế nào?Chương 2NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUYQuy luật cơ bản của tư duy là những quy luật làm cơ sở chohoạt động nhận và suy luận của con người. Quy luật cơ bảncủa tư duy gồm Quy luật đồng nhất, luật phi mâu thuẫn, luậtbài trung, luật lý do đầy đủ.2.1. Quy luật đồng nhất: Nội dung và công thức của quy luật đồng nhất.Quy luật đồng nhất phát biểu: Tính xác định của tưtưởng là điều kiện tồn tại của tư tưởng. Tư tưởng có tính xácđịnh, nếu nội dung của nó là các thuộc tính, các mối liên hệcủa các sự vật phản ảnh trong đó đã được quy định một cáchchính xác. Nếu không có sự quy định rành mạch này của nộidung tư tưởng thì cũng không có tư tưởng. Nếu dùng chữ A để ký hiệu cho một tư tưởng có tínhchất xác định của nó, và dùng dấu = để chỉ quan hệ đồng nhấtcủa tư tưởng đã được xác định, ta có thể mô hình hoá luậtđồng nhất như sau: A = A Cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất. Tính chính xác của tư duy là sự phản ảnh tính xácđịnh, tính ổn định tương đối về chất của các sự vật hiện tượngkhách quan được phản ảnh. Đặc điểm của hiện thực quy địnhtính xác định của tư tưởng là: Mọi sự vật và hiện tượng trongthế giới khách quan có liên hệ biện chứng với nhau, song sựvật này và sự vật khác cũng là khác nhau, không xem sự vậtnày thành sự vật kia. Sự vật và hiện tượng luôn vận động, phát triển nhưngtrong quá trình ấy nếu chưa có sự thay đổi căn bản về chất thìnó vẫn là nó.Kết cấu của sự vật do các mặt đối lập tạo thành, cácmặt này luôn phủ định nhau, nhưng là thể thống nhất của sựvật, không thể chia sự vật thành một nữa nay và một nữa kia.Yêu cầu của quy luật đồng nhất:Không được đánh tráo đối tượng của tư tưởng. Cónghĩa là khi khảo sát một đối tượng nào đó ở phẩm chất xácđịnh nào đó, tư tưởng ta phải luôn xác định đối tượng ở chínhphẩm chất ấy, không được xuyên tạc sang phẩm chất kháchay xuyên tạc sang phản ảnh đối tượng khác. 2.2 Quy luật phi mâu thuẫn. Tư duy của con người nếu phản ánh đúng hiện thựckhách quan phải là tư duy liên tục và không mâu thuẫn. Tínhliên tục là thuộc tính vốn có của tư duy đúng đắn. Yêu cầukhông mâu thuẫn của tư duy là điều kiện cần thiết của sựnhận thức chân lý. Yêu cầu này được thể hiện qua quy luậtphi mâu thuẫn (cấm mâu thuẫn). Nội dung và công thức.Hai phán đoán trong đó một phán đoán khẳng định vàmột phán đoán phủ định về cùng một đối tượng tư tưởng thìkhông thể đồng thời là chân thật.Có thể biểu diễn quy luật phi mâu thuẫn bằng côngthức sau: ~ ( A ∧ ~ A)Đọc là "không thể có chuyện tư tưởng A vừa đúngvừa sai".Cơ sở khách quan của quy luật phi mâu thuẫn.Một sự vật - hiện tượng, hoặc một thuộc tính nào đócủa sự vật hiện tượng trong cùng một thời gian, cùng mộtđiều kiện, cùng một quan hệ xác định không thể đồng thờivừa tồn tại, vừa không tồn tại, vừa có lại vừa không có. Yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn.Không được mâu thuẫn trực tiếp trong tư duy, tức làđối với một vấn đề trong cùng một thời gian, cùng một điềukiện, cùng một ý nghĩa thì trong tư duy không thể đồng thờivừa khẳng định vừa phủ định. Chẳng hạn phán đoán A - Ovà E - I.Không được mâu thuẫn gián tiếp trong tư duy biểuhiện:Khẳng định cho đối tượng một điều gì đó rồi lại phủđịnh lại chính hiệu quả tất yếu được rút ra từ điều vừa khẳngđịnh trên.Không được đồng thời khẳng định cho đối tượng haiđiều mà trong hiện thực là loại trừ nhau ở phẩm chất mà đốitượng được xem xét.Chú ý: Cần phân biệt mâu thuẫn trong hiện thựckhách quan tồn tại ngoài ý thức con người và mâu thuẫn logictrong tư duy. 2.3 Quy luật bài trung Nội dung và công thức. Trong hai phán đoán mâu thuẫn nhau, nhất định cómột phán đoán là đúng, một phán đoán là sai, không cótrường hợp thứ ba.Công thức: A V ~ACơ sở khách quan của quy luật bài trung. Một sự vật hoặc một thuộc tính nào đó của sự vậttrong cùng một thời gian, một điều kiện hoặc tồn tại hoặckhông tồn tại, hoặc có, hoặc không có.Yêu cầu của quy luật bài trung.Phải định hình tư duy khi phản ảnh đối tượng ở phẩmchất được xét. Tức là phải ghi nhận là chân thật 1 trong 2 tưtưởng mâu thuẫn nhau cùng phản ảnh về đối tượng ở cùngmột phẩm chất. 2.4. Quy luật lý do đầy đủ. Nội dung và công thức.Mỗi tư tưởng (luận điểm) chỉ được xem là hoàn toànđúng, tin cậy phải là luận điểm đã được chứng minh, tức làphải biết các lý do đầy đủ, nhờ đó nó được coi là chân lý.Trong khoa học và trong hoạt động hàng ngày khôngthể công nhận vô căn cứ một cái gì mà phải chứng minh tấtcả, lý giải tất cả.Việc tôn trọng quy luật lý do đầy đủ bảo đảm chấtlượng của tư duy đúng đắn tức là bảo đảm tính có thể chứngminh, tính có căn cứ của tư duy.Cơ sở khách quan của lý do đầy đủ.Sự xuất hiện biến đổi của các sự vật và hiện tượngcủa thế giới bao quanh ta, bao giờ cũng có nguyên nhân, cócăn cứ. Đó là kết quả của sự liên hệ tác động giữa các mặt,các yếu tố vốn có trong lòng sự vật và hiện tượng hoặc giữacác sự vật và hiện tượng với nhau. Quy luật lý do đầy đủ là sựphản ánh của con người về những mối liên hệ tác động ấy củasự vật và hiện tượng khách quan. Yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ.:Lý do dùng để chứng minh cho một luận điểm nào đólà đúng đắn phải là những liên hệ tất yếu của sự vật và hiệntượng.Có hai lý do: Lý do suy ra trực tiếp từ nguyên nhân, tức là lý docủa một hiện tượng nào đấy là nguyên nhân của hiện tượngấy. ở đây lý do và nguyên nhân đồng nhất với nhau. Lý do logic: dựa vào những luận điểm khác đã đượcchứng minh là chân thực làm lý do, làm tiền đề chứng minhcho một luận điểm nào đó là chân thực.CÂU HỎI ÔN TẬP1. Trình bày nội dung và yêu cầu của các quy luật cơ bản của tư duy hình thức2. Tìm một số thí dụ về sự vi phạm các quy luật cơ bản của tư duy logic. Chương 3 KHÁI NIỆM3.1 Khái niệm là gì?Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy phảnảnh những thuộc tính bản chất của các sự vật, hiện tượngtrong thế giới khách quan. Qua định nghĩa về khái niệm, có thể rút ra một số đặcđiểm cơ bản của khái niệm như sau:- Thứ nhất, khái niệm là sự phản ảnh tương đối toàndiện về đối tượng. - Thứ hai, khái niệm là sự phản ảnh tương đối chínhxác về đối tượng.- Thứ ba, khái niệm là sự hiểu biết tương đối có hệthống về đối tượng. - Thứ tư, khái niệm là sự phản ánh đối tượng tronghiện thực nhưng nó góp phần chỉ đạo hoạt động thực tiễn củacon người trong quan hệ đối tượng. 3.2. Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm.Là một bộ phận cấu thành của tư duy, khái niệmkhông thể định hình, tồn tại và thể hiện nếu thiếu các phươngtiện ngôn ngữ. Từ, cụm từ là những phương tiện ngôn ngữđược con người sử dụng để định hình và thể hiện khái niệm.Khái niệm và từ ngữ có liên hệ mật thiết với nhau. Từ và khái niệm là thống nhất nhưng không đồng nhất.Từ là đơn vị cấu thành ngôn ngữ, là phạm trù ngôn ngữ học,là sự thống nhất hữu cơ giữa âm và nghĩa. Khái niệm là hìnhthức của tư duy trừu tượng được xây dựng trên cơ sở thốngnhất giữa yếu tố cấu thành là nội hàm và ngoại diên.3.3 Kết cấu logic của khái niệm. Về mặt cấu tạo, mỗi khái niệm đều do hai bộ phậncấu thành là nội hàm và ngoại diên.Nội hàm của khái niệm:Nội hàm của khái niệm là toàn bộ những thuộc tínhbản chất của sự vật, hiện tượng được phản ảnh trong kháiniệm.Thí dụ: Với khái niệm “Hình chữ nhật”, ta nói “Hìnhchữ nhật” là “hình bình hành”, “có một góc vuông”. Vậy, nộihàm của khái niệm hình chữ nhật là: "hình bình hành; có mộtgóc vuông".Ngoại diên của khái niệm: Ngoại diên của khái niệm là tập hợp những sự vật hiệntượng có chứa những thuộc tính bản chất được phản ảnh trongkhái niệm.Thí dụ:- Số chẵn là số chia hết cho 2. Như vậy, tập hợp nhữngsố (0,2,4,6,8 ) là ngoại diên của khái niệm số chẵn, còn cácsố như 3,5,7 không thuộc ngoại diên của khái niệm số chẵn.3.4. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của kháiniệm.Giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm có mốiquan hệ tỷ lệ nghịch. Nội hàm sâu thì ngoại diên hẹp; nội hàmcạn thì ngoại diên rộng .Thí dụ Ngoại diên khái niệm “nhà thơ” rộng hơn ngoạidiên khái niệm ”nhà thơ Việt Nam”.3.5 Các loại khái niệm căn cứ theo ngoại diên. Khái niệm đơn nhất: Khái niệm đơn nhất là khái niệm mà ngoại diên chỉchứa một đối tượng duy nhất.Thí dụ: Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam v.v Khái niệm chung: Khái niệm chung là khái niệm mà ngoại diên chứa từhai đối tượng trở lên. Thí dụ: Tầng lớp trí thức, sinh viên,, phân tử Khái niệm chung còn được chia thành khái niệmchung hữu hạn và khái niệm chung vô hạn. Khái niệm tập hợp:Khái niệm tập hợp là khái niệm phản ảnh lớp đốitượng đồng nhất được xem như là một chỉnh thể duy nhất. Thí dụ: Tập thể, rừng, thư viện, ….Thí dụ, nội hàm của khái niệm “tập thể” không phải ởtừng Khái niệm rỗng:Khái niệm rỗng là khái niệm mà ngoại diên không cóchứa đối tượng nào. Thí dụ: Con lắc vĩnh cữu 3.6 Quan hệ giữa các khái niệm. 3.6.1 Quan hệ hợp: Các khái niệm mà ngoại diên có những phần tử chunggọi là các khái niệm có quan hệ hợp.Thí dụ: Nhà báo và nhà thơ, nhà thơ và giáo viên, nhàbáo và chiến sĩ. Các khái niệm hợp có một số quan hệ sau:quan hệ đồng nhất, quan hệ phụ thuộc, quan hệ giao nhau.Quan hệ đồng nhất: Quan hệ đồng nhất là quan hệ giữa những khái niệmchỉ cùng một đối tượng, chúng có ngoại diên hoàn toàn trùngnhau, nhưng nội hàm có thể có chỗ khác khau.Thí dụ: Khái niệm Nguyễn Du, Tác giả truyện Kiều Ta có thể biểu diễn quan hệ đồng nhất bằng hình vẽsau: A: Nguyễn Du A = B B: Tác giả truyện Kiều Quan hệ phụ thuộc: Quan hệ phụ thuộc là quan hệ giữa những khái niệmmà ngoại diên của khái niệm này chỉ là một bộ phận thuộcngoại diên của khái niệm kia. Thí dụ: A: Số nguyên tố. B: Số tự nhiên.Ta biểu diễn quan hệ phụ thuộc bằng hình vẽ sau:Quan hệ giao nhau:Quan hệ giao nhau là quan hệ giữa những khái niệmmà ngoại diên của chúng chỉ có một phần trùng nhau.Thí dụ: A BA: Đại biểu Quốc hội.B: Luật sư. Ta có thể biểu diễn quan hệ giao nhau bằng hình vẽsau:3.6.2 Quan hệ không hợp. Quan hệ tách rời: Là quan hệ của những khái niệm có nội hàm loại trừnhau và ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau Thí dụ:A: Cây thông B: Cá sấu A BQuan hệ ngang hàng:Là quan hệ giữa những khái niệm tách rời nhaunhưng tất cả chúng đều cùng phụ thuộc một khái niệm loạichung nào đó.Thí dụ:A: Hoa AB: Hoa hồng B C: Hoa lan D: Hoa huệ C DQuan hệ mâu thuẫn:Hai khái niệm được gọi là mâu thuẫn nếu nội hàmcủa chúng phủ định lẫn nhau và ở đây chỉ biết chính xác nộihàm của một khái niệm; ngoại diên của những khái niệm nàygộp lại bao giờ cũng lấp đầy tất cả các sự vật mà chúng tađang xét đến.Thí dụ: A: Cá ~A; Không phải cáQuan hệ đối chọi A B A ~A Là quan hệ của những khái niệm mà nội hàm của kháiniệm này loại trừ nội hàm của khái niệm kia. Nhưng cả haikhái niệm cùng nằm trong ngoại diên của cùng một loại kháiniệm. A: Màu trắng B: Màu đen A B3.7 Các phép logic xử lý khái niệm. 3.7.1 Thu hẹp và mở rộng khái niệm. Thu hẹp khái niệm:Thu hẹp khái niệm là một thao tác logic chuyển từkhái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có ngoại diênhẹp. Việc chuyển này được thực hiện bằng cách thêm vàonhững dấu hiệu của khái niệm ban đầu những dấu hiệu mới vànhững dấu hiệu này chỉ thuộc về một bộ phận các sự vật nằmtrong ngoại diên của khái niệm ban đầu.Mở rộng khái niệm: Mở rộng khái niệm là một thao tác logic giúp tachuyển từ những khái niệm có ngoại diên hẹp sang nhữngkhái niệm có ngoại diên rộng. Để mở rộng khái niệm ta tiếnhành bằng cách tước bỏ đi những dấu hiệu chỉ thuộc về nhữngsự vật nằm trong ngoại diên của khái niệm được mở rộng. 3.7.2 Định nghĩa khái niệm. Định nghĩa khái niệm là gì? Định nghĩa khái niệm là thao tác logic dùng để táchmột khái niệm cần định nghĩa ra khỏi những khái niệm tiếpcận với nó và chỉ rõ những thuộc tính bản chất tức nội hàmcủa nó. Thí dụ : Hai đường thẳng song song khi và chỉ khi chúngđồng phẳng và không cắt nhau. Kết cấu logic của định nghĩa. Về mặt cấu tạo, mỗi định nghĩa được cấu thành từ haibộ phận “khái niệm cần (được) định nghĩa” và “khái niệmdùng định nghĩa”. Do vậy định nghĩa thường có dạng: “A là B”A: Khái niệm (được) cần định nghĩa. B: Khái niệm dùng định nghĩa. Định nghĩa: Hình vuông là hình chữ nhật có các cạnhbằng nhau. “Hình vuông” là khái niệm (được) cần định nghĩa (A).“Hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau” là khái niệmdùng định nghĩa (B). Định nghĩa trên có dạng “A là B”.Các quy tắc của định nghĩa. Muốn định nghĩa được chính xác, chúng ta phải tuântheo những quy tắc sau đây:Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối. Nghĩa là ngoại diên của khái niệm (được) cần địnhnghĩa phải bằng với ngoại diên của khái niệm dùng địnhnghĩa. Vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến hai trường hợp địnhnghĩa quá rộng hoặc định nghĩa quá hẹp.Trường hợp định nghĩa quá rộng A< B.Trường hợp định nghĩa quá hẹp B < A.Quy tắc 2: Định nghĩa không vòng quanh.Điều này có nghĩa là không thể xây dựng một địnhnghĩa mà trong đó khái niệm cần định nghĩa được định nghĩakhông rõ ràng bằng chính bản thân khái niệm cần định nghĩa.Quy tắc 3: Tuỳ theo khả năng định nghĩa không nên là phủđịnh.Khi định nghĩa khái niệm chính là nhằm làm rõnhững thuộc tính bản chất của đối tượng mà khái niệm phảnảnh dưới dạng khẳng định. Còn phủ định mới chỉ ra cái màđối tượng không có, chưa khẳng định được gì cả. Do vậy, phủđịnh không thể là định nghĩa. Quy tắc 4: Định nghĩa phải rõ ràng chính xác, ngắn gọn. Muốn định nghĩa đưa lại lượng thông tin đầy đủ,chính xác nhất và giúp mọi người hiểu đối tượng cần địnhnghĩa, thì cần phải diễn đạt định nghĩa bằng các từ chuẩn xácrõ ràng và tránh nêu lên những dấu hiệu có thể suy ra từnhững dấu hiệu khác đã nêu trong định nghĩa.Các hình thức của định nghĩa. Định nghĩa thông qua loại và hạng. Định nghĩa qua quan hệ. Định nghĩa xây dựng. 3.7.3 Phân chia khái niệm.Phân chia khái niệm là gì ?Phân chia khái niệm là thao tác logic nhằm vào ngoạidiên của một khái niệm để chỉ ra những khái niệm hẹp hơnđược bao hàm trong khái niệm đó.Chẳng hạn: từ khái niệm P(x) ta chia thành f(x), q(x), r(x). Khái niệm bị phân chia P(x)f(x) q(x) r(x) Các khái niệm thành phần Quy tắc phân chia khái niệm: Quy tắc 1: Phân chia phải cân đối. Nghĩa là tổng ngoại diên của khái niệm thành phầnphải vừa bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia. Quy tắc 2: Phân chia phải theo một cơ sở nhất định. Nghĩa là phân chia khái niệm không được dựa cùngmột lúc vào những dấu hiệu khác nhau.Quy tắc 3: Phân chia không được trùng lặp.Có nghĩa là các khái niệm thành phần (sau khi phânchia) từng đôi một phải tách rời.Quy tắc 4: Phân chia phải liên tục.Nghĩa là khi phân chia khái niệm phải chuyển sangcấp thấp hơn và gần nhất, không được nhảy vọt trong phânchia. Khi phân chia khái niệm người ta thường thực hiệnhình thức phân đôi và phân loại. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm là gì? Ví dụ.2. Định nghĩa khái niệm là gi?3. Trình bày nội dung các quy tắc của định nghĩa khái niệm? Nêu thí dụ minh họa4. Phân chia khái niệm là gì? Trình bày nội dung các quy tắc phân chia khái niệm. Chương 4 PHÁN ĐOÁN4.1. Phán đoán là gì?Phán đoán là một hình thức của tư duy, trong đó cáckhái niệm được liên kết để khẳng định hay phủ định về thuộctính hoặc quan hệ nào đó của bản thân sự vật, hiện tượng.Thí dụ:- Dân tộc Việt Nam thì anh hùng.- Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.Phán đoán có thể là đúng hoặc có thể là sai. 4.2. Phán đoán và câu. Phán đoán và câu có mối quan hệ với nhau. Phánđoán được diễn đạt bằng câu. Câu là phương tiện diễn đạtphán đoán.4.3 Phân loại phán đoán. 4.3.1 Phán đoán đơn.Phán đoán đơn là phán đoán được tạo thành từ sự liênhệ giữa các khái niệm theo cấu trúc xác định. Thí dụ: - Việt Nam là một dân tộc anh hùng.Mỗi phán đoán bao giờ cũng gồm có ba bộ phận: chủtừ, thuộc từ và hệ từ.- Chủ từ của phán đoán là bộ phận nêu lên đối tượngcủa tư tưởng. Ký hiệu “S”- Thuộc từ của phán đoán là bộ phận nêu lên thuộctính thuộc về đối tượng của tư tưởng Ký hiệu “P” Phân loại theo chất và lượng.Căn cứ vào chất và lượng của phán đoán để phân loạiphán đoán đơn chúng ta có những phán đoán sau:Phán đoán khẳng định chung.Thí dụ: Tất cả khí trơ là nguyên tố hóa học.Phán đoán khẳng định riêng.Thí dụ: - Có công dân bị tước quyền tự do cư trú.Phán đoán phủ định chung. Thí dụ: Không một loài cá nào sống trên cạn.Phán đoán phủ định riêng. Thí dụ: Một số người không thích chiến tranh.Phân loại phán đoán đơn theo chất và lượng, chúng tacó được bốn phán đoán cơ bản là: A, I, E, O. Mọi S là P - A Một số S là P - I Mọi S không là P - E Một số S không là P - O A: Khẳng định chung - Mọi S là P (SAP).I: Khẳng định riêng - Một số S là P (SIP).E: Phủ định chung - Mọi S không là P (SEP).O: Phủ định riêng - Một số S không là p (SOP).4.3.2 Tính chu diên của các thuật ngữ logic trong phán đoán đơn.Thuật ngữ gọi là chu diên nếu xuất phát từ sự phântích hình thức của phán đoán, ta có thể kết luận được rằngngoại diên của nó hoàn toàn nằm trong hay ngoài ngoại diêncủa một thuật ngữ khác.Thuật ngữ được gọi là không chu diên, nếu từ chỗphân tích hình thức của phán đoán có thể kết luận rằng ngoạidiên của nó có một phần nằm trong hay ngoài ngoại diên củamột thuật ngữ khác.Ta có thể tóm tắt lại qua bảng như sau:Ph/ đoán công thức KýhiệuTính chudiênQuan hệ S -PS PKĐchungMọi s là P A + - (+) S P S=PKĐriêng1 số s là P I - - (+) S P S PPĐchungMọi skhlàPE + + S PPĐriêng1 số skhlàPO - + S P 4.3.3 Quan hệ giữa các phán đoán đơn. Chúng ta lần lược xem xét quan hệ của những phánđoán đơn sau đây: A đối chọi E Thứ bậc Thứ bậc I đối chọi OQuan hệ thứ bậcQuan hệ giữa A – I và E – O. Trong quan hệ thứ thứbậc nếu phán đoán bậc trên đúng thì phán đoán bậc dướiđúng. Nếu phán đoán bậc trên sai thì phán đoán bậc dưới cóthể đúng có thể saiQuan hệ mâu thuẫn.Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ giữa những cặp phánđoán A, O và cặp E, I. Những phán đoán mâu thuẫn nhaukhông cùng đúng và không cùng sai. Quan hệ đối chọi.Hai phán đoán đối chọi trên (A, E) không thể có cùngđúng nhưng có thể có cùng sai. Hai phán đoán đối chọi dưới(I, O) không thể có cùngsai nhưng có thể có cùng đúng. 4.3.2 Phán đoán phức. Phán đoán phức là phán đoán được hình thành bởi cácphán đoán đơn và các liên từ logic.Thí dụ: An giỏi toán hoặc An giỏi văn.Phán đoán phức gồm: Phán đoán phức hội, phán đoánphức tuyển, phán đoán phức kếo theo Phán đoán phức hợp hội. Phán đoán phức hợp hội là phán đoán được tạothành từ các phán đoán đơn nhờ liên từ logic “và”.Thí dụ: phán đoán “ Lao động là quyền lợi và nghĩavụ của mọi người”Về giá trị chân lý, phán đoán chỉ đúng khi tất cảnhững thành phần và sẽ là sai ở những trường hợp còn lại. Phán đoán phức hợp tuyển Phán đoán phức được tạo thành từ những phán đoánđơn nhờ liên từ logic “hoặc” gọi là phán đoán phức hợptuyển. Thí dụ:: Số 225 chia hết cho 3 hoặc số 225 chia hết cho 5Có hai loại phán đoán phức hợp tuyển. Phán đoántuyển không loại và phán đoán tuyển loại.- Phán đoán phức hợp tuyển không loại là phán đoánđúng khi có ít nhất một trong các phán đoán thành phần làđúng, và sẽ là sai khi các phán đoán thành phần là sai. - Phán đoán phức hợp tuyển loại là phán đoán phứchợp tuyển có giá trị là đúng khi chỉ có một trong các phánđoán thành phần là đúng và sẽ là sai ở các trường hợp còn lại.Tính chất của phán đoán phức hợp hội và phức hợp tuyểnKhi xem xét phán đoán hội và phán đoán tuyển ta có thể nêulên một số tính chất như sau:Tính chất giao hoán:P ∧ Q = Q ∧ P P ∨ Q = Q ∨ P Tính chất phủ định~( P ∧ Q ) = ~ P ∨ ~ Q ~(P ∨ Q) = ~P ∧ ~Q Tính chất kết hợp. (P ∧ Q ) ∧ R = P ∧ ( Q ∧ R) (P ∨ Q) ∨ R = P ∨ ( Q ∨ R) Tính chất phân phối .(P ∨ Q) ∧ R = (P ∧ R ) ∨ (Q ∧ R) (P ∧ Q) ∨ R = (P ∨ R) ∧ ( Q ∨ R)Tính đẳng trị của những phán đoán trên có thể chứngminh bằng cách lập bảng. Phán đoán có điều kiệnPhán đoán có điều kiện là phán đoán phức được tạothành từ hai phán đoán đơn nhờ liên từ logic “Nếu thì“.Phán đoán có điều kiện thể hiện mối liên hệ giữa cácsự kiện nào đó. Trong đó, nếu tồn tại sự kiện này (điều kiện)thì sẽ kéo theo sự tồn tại của sự kiện kia (hệ quả)Thí dụ: Nếu An học giỏi thì An được thưởngPhán đoán có điều kiện chỉ sai khi cơ sở đúng hệ quả sai và sẽlà đúng ở những trường hợp còn lại4.3.3 Phủ định phán đoán. Phủ định phán đoán là một thao tác logic trong đó từmột phán đoán xuất phát ta tạo ra phán đoán mới có giá trịchân lý trái với phán đoán xuất phát đó. P ~ P1 00 1 Phủ định kép là phủ định kép là phủ định một lần nữaphán đoán đã được phủ định P ~(~ P)1 10 0Hai phán đoán p và không phải không p có cùng giátrị chân lý với nhau, chúng cùng đúng hoặc cùng sai. Ta nóihai phán đoán P và không phải không P là tương đươnglogic.P = ~(~ P)CÂU HỎI ÔN TẬP1. Thế nào là phán đoán ? Ví dụ.2. Thế nào là thuật ngữ chu diên và không chu diên? Minh họa bằng ví dụ. Chương 5 SUY LUẬN5.1. Suy luận là gì ?Suy luận là một hình thức của tư duy là một quá trìnhtư tưởng trong đó rút ra phán đoán mới từ một hay một sốphán đoán ban đầu mà giá trị chân thực của nó đã được chứngminh. 5.2. Kết cấu logic của suy luận.Về mặt kết cấu logic mỗi phép suy luận đều được cấutạo từ 3 bộ phận: tiền đề, kết luận và cơ sở logic.- Tiền đề là những tri thức, những phán đoán xuấtphát để từ đấy tìm ra những tri thức mới phán đoán mới phảnảnh về đối tượng.- Kết luận là bản thân tri thức mới, phán đoán mới màngười ta suy rút ra được từ tiền đề.- Cơ sở logic là tổng hợp các quy luật logic cơ bảnkết hợp với các kết cấu của phán đoán để tạo ra các quy tắclogic 5.3. Phân loại suy luận.5.3.1 Suy luận diễn dịch.Suy luận diễn dịch là lối suy luận đi từ nguyên lýchung, phổ biến đến từng trường hợp riêng lẽ cá biệt. Thí dụ: Mọi kim loại đều dẫn điện Đồng là kim loại Vậy, đồng dẫn điện Suy luận diễn dịch trực tiếp.Suy luận diễn dịch trực tiếp là kiểu suy luận trong đókết luận được rút ra trực tiếp từ một tiền đề.Suy luận diễn dịch trực tiếp tiền đề là phán đoán đơnta có các phép suy diễn như sau:Phép đổi chỗ các thuật ngữ logic trong phán đoánđơn.Quy tắc: Thuật ngữ logic nào không chu diên ở tiềnđề thì không được trở thành thuật ngữ chu diên trong câu kếtluận. Diễn đạt bằng công thức như sau: Tiền đề kết luậnMọi s là p Mọi p là s; 1 số p là s1 số s là p Mọi p là s; 1 số p là sMọi s không là p Mọi p không là s1 số s không là p Không thu được kết luậnPhép đổi chất của phán đoán đơn.Theo cách này, từ tiền đề xuất phát người ta thu đượccâu kết luận bằng cách giữ nguyên luợng của phán đoán tiềnđề và giữ nguyên vị trí của chủ từ. Nhưng chất của phán đoánxuất phát sẽ đổi thành chất ngược lại trong phán đoán kếtluận. Còn thuộc từ của phán đoán xuất phát thì đổi thànhthuật ngữ mâu thuẫn với nó. Diễn đạt bằng công thức nhưsau:Tiền đề kết luậnMọi s là p Mọi s không là không p 1 số s là p 1 số s không là không pMọi s không là p Mọi s là không p1 số s không là p 1 số s là không p Phép đổi chất kết hợp với đổi chỗ của phán đoán đơn.Tiền đề kết luậnMọi s là p Mọi không p không là s 1 số s là p Không thu được kết luậnMọi s không là p Mọi không p là s 1 số không p là s1 số s không là p Mọi không p là s 1 số không p là s Phép suy luận dựa vào quan hệ các phán đoán đơn. Dựa vào quan hệ mâu thuẫn Tiền đề kết luậnMọi s là p Không phải 1 số s không là p1 số s là p Không phải mọi s không là pMọi s không là p Không phải 1 số s là p1 số s không là p Không phải mọi s là pDựa vào quan hệ thứ bậc.Tiền đề kết luậnMọi s là p 1 số s là pMọi s không là p 1 số s không là pKhông phải 1số s là p Không phải mọi s là pKhông phải 1số s không là p Không phải mọi s không là p Dựa vào quan hệ đối chọi. Tiền đề kết luậnMọi s là p Không phải mọi s không là pMọi s không là p Không phải mọi s là pTiền đề kết luậnKhông phải 1số s là p 1 số s không là pKhông phải 1 số s không là p Một số s là pTiền đề là P hoặc Q ta có mô hình suy luận sau: P ∨ Q = ~ P ⇒ Q = ~ Q ⇒ P = ~ (~ P ∧ ~ Q)Tiền đề là nếu P thì Q ta có mô hình suy luận sau: P ⇒ Q = ~ Q ⇒ ~ P = ~ ( P ∧ ~ Q)Tiền đề vừa là P vừa Q ta có mô hình suy luận sau: P ∧ Q = ~ ( P ⇒ ~Q) = ~ ( Q ⇒ ~ P) = ~ (~P ∨ ~ Q) 5.3.1.2 Suy luận diễn dịch gián tiếp. Suy luận suy diễn trong đó kết luận là phán đoán mớiđược rút ra trên cơ sở mối liên hệ logic giữa hai hay nhiềuphán đoán tiền đề gọi là suy luận diễn dịch gián tiếp. Mộttrong những hình thức suy luận diễn dịch gián tiếp có ít nhấthai tiền đề phổ biến là tam đoạn luận.Tam đoạn luận. Mọi kim loại đều dẫn điện Đồng là kim loại Vậy, đồng dẫn điện ( 1) Cấu trúc của tam đoạn luận. Trong tam đoạn luận chỉ có ba thuật ngữ cấu thành.Thuật ngữ giữ vai trò chủ từ của kết luận gọi là thuật ngữ nhỏ,ký hiệu S. Thuật ngữ giữ vai trò thuộc từ của kết luận gọi làthuật ngữ lớn, có ký hiệu là P. Thuật ngữ tham gia vào cả haitiền đề nhưng không có trong kết luận gọi là thuật ngữ giữacó ký hiệu M. Tiền đề chứa thuật ngữ lớn P gọi là tiền đề lớn.Tiền đề chứa thuật ngữ nhỏ S gọi là tiền đề nhỏ. Tam đoạn luận có 4 loại hình sau M P P M M P P MS M S M M S M SS P S P S P S PCác kiểu của tam đoạn luận.Hình 1: AAA, EAE, AII, EIO.Hình 2: EAE, AEE, EIO, AOO.Hình 3: AAI, IAI, AII, EAO, OAO, EIO.Hình 4: AAI, AEE, AII, EAO, EIO.Các quy tắc chung của tam đoạn luận.Quy tắc 1: Trong mỗi tam đoạn luận chỉ có ba thuậtngữ kết thành, không đuợc hơn không được kém. Nếu chỉ có hai thuật ngữ thì đó là suy luận trực tiếp.Nếu bốn thuật ngữ thì phạm lỗi logic thừa danh từ hai phánđoán tiền đề không có liên hệ logic với nhau. Quy tắc 2: Thuật ngữ giữa M có mặt trong hai tiền đềphải chu diên ít nhất là một lần.Quy tắc 3: Thuật ngữ không chu diên trong tiền đề thìkhông được chu diên trong câu kết luận.Quy tắc 4: Nếu hai phán đoán đều là phán đoán phủđịnh thì không thể suy ra câu kết luận.Quy tắc 5: Nếu có một phán đoán tiền đề là phánđoán phủ định thì câu kết luận cũng phải là phán đoán phủđịnh.Quy tắc 6: Nếu hai phán đoán tiền đề đều là phánđoán riêng thì không thể suy ra được câu kết luận.Quy tắc 7: Nếu có một phán đoán tiền đề là phánđoán riêng thì câu kết luận cũng phải là phán đoán riêng.Quy tắc 8: Từ hai tiền đề là phán đoán khẳng định thìcâu kết luận không thể là phán đoán phủ định.Tam đoạn luận tỉnh lược.Tam đoạn luận tỉnh lược là suy luận gián tiếp trongđó có một phán đoán nào đó hoặc tiền đề hoặc kết luậnkhông được thể hiện. Tam đoạn luận tỉnh lược thường được thực hiện vớiba mô hình sau đây:Tiền đề lớn bị tỉnh lược: “ Vì ( ) mọi S đều là M,nên mọi S cũng là P”.Tiền đề nhỏ bị tỉnh lược: “ vì mọi M đều là P mà ( )nên mọi S cũng là P”.Câu kết luận bị tỉnh lược: “ Mọi M là P, mà mọi S làM ( nên ).Để kiểm tra lại suy luận tỉnh lược xây dựng đúng haykhông đúng chúng ta cần khôi phục lại phán đoán đã bị tỉnhlược, đưa phép suy luận về dạng đầy đủ. Muốn thế, chúng tathực hiện những bước sau đây:- Xác định phán đoán đã bị lược đi. - Nếu tiền đề bị lược đi thì dựa vào câu kết luận vàtiền đề được phát biểu để xây dựng tiền đề đã bị lược.- Nếu kết luận bị lược thì dựa vào hai tiền đề phátbiểu đồng thời căn cứ vào cấu trúc tam đoạn luận xây dựngkết luận đã bị lược.Phép suy luận có điều kiện:Phép suy luận có điều kiện là suy luận suy diễn trongđó có một phán đoán tiền đề là phán đoán có điều kiện, còntiền đề kia là phán đoán đơn.Suy luận có điều kiện có hai phương thức để rút rakết luận một cách tất yếu logic.Phương thức khẳng định. . [(P ⇒ Q) ∧ P ] ⇒ QPhương thức phủ định: [(P ⇒ Q) ∧ ~ Q ] ⇒ ~ PPhép suy luận có điều kiện thuần tuý. Suy luận có điều kiện thuần tuý là suy luận suy diễntrong đó các tiền đề và kết luận là các phán đoán có điều kiện.Suy luận thuần túy có điều kiện có thể biểu diễnthành công thức logic: [(P ⇒ Q ) ∧ (Q ⇒ R)] ⇒ ( P ⇒ R )Phép suy luận lựa chọn.Suy luận lựa chọn là suy luận suy diễn, trong đó mộttrong các phán đoán tiền đề là phán đoán lựa chọn, còn phánđoán kia là phán đoán đơn.Phương thức khẳng định để phủ định. [ (P ∨ Q) ∧ P ] ⇒ ~ Q Phương thức phủ định để khẳng định: [ (P ∨ Q) ∧ ~ P ] ⇒ Q 5.3.2 Suy luận quy nạp.Đặc điểm chung của suy luận quy nạp. Suy luận quy nạp là kiểu suy luận trong đó kết luậnvề toàn bộ của một lớp đối tượng được rút ra trên cơ sởnghiên cứu các đối tượng riêng lẻ thuộc lớp đối tượng ấy.Suy luận quy nạp khác với suy luận diễn dịch.Nếu cơsở của tất cả các suy luận suy diễn là các quy tắc chung, xácđịnh các điều kiện mà kết luận nhận định là chân thật, thì suyluận quy nạp không thể nêu ra các quy tắc như vậy. Khi kháiquát hoá các tri thức chứa trong các tiền đề chân thật trongcác suy luận quy nạp, ta được kết luận không phải bao giờcũng chân thật trong một số trường hợp có thể không chânthật. Muốn biết kết luận thu được là chân thật hay không chânthật ta phải tiến hành nghiên cứu thêm. Phân loại quy nạp:Căn cứ vào đặc điểm của tiền đề trong phép quy nạpngười ta chia quy nạp thành 2 dạng:Quy nạp hoàn toàn: Quy nạp hoàn toàn là suy luận quy nạp trong đó kếtluận chung về một lớp đối tượng nào đó được rút ra trên cơ sởnghiên cứu tất cả các đối tượng của lớp đó.Quy nạp không hoàn toàn:Quy nạp không hoàn toàn là suy luận quy nạp trongđó kết luận chung về một lớp đối tượng nào đó được rút ratrên cơ sở nghiên cứu một số đối tượng của lớp đó. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Thế nào là suy luận ? Ví dụ.2. Phân biệt sự khác nhau giữa suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp.3. Để nhận biệt suy luận có hợp lý hay không ta căn cứ vàođâu? Chương 6 CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ6.1 Chứng minh. Chứng minh là một quá trình tư tưởng vận dụng cácluận điểm mà tính chân thật đã được xác định để luận chứngtính chân thật của một luận điểm nào đó.Chứng minh logic nhằm hai mục đích:Chứng minh logic nhằm thuyết phục hay truyền bácho người khác những luận điểm khoa học đã được chứngminh.Chứng minh logic nhằm xác định tính chân thật haygiả dối của các luận điểm mà khoa học chưa xác minh là chânthật. Về mặt cấu tạo mỗi phép chứng minh có ba bộ phậncấu thành: Luận đề, luận cứ, luận chứng.Luận đề là luận điểm cần phải chứng minh. Luận cứlà những phán đoán cần sử dụng để chứng minh luận đề. Luậnchứng là cách thức tổ chức một phép chứng minh nhằm vạchra được mối liên hệ logic tất yếu giữa các luận điểm trongluận cứ với nhau và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề Người ta chia chứng minh thành chứng minh trựctiếp và chứng minh gián tiếp.Chứng minh trực tiếp: là phép chứng minh trong đótừ các luận cứ đã cho dựa vào qui tắc suy luận để suy ra luậnđề.Chứng minh gián tiếp: là phép chứng minh trong đóphản luận đề (phán đoán trái với luận đề) được chứng minh làkhông chân thật và từ đó rút ra kết luận rằng luận đề là chânthật.Các quy tắc trong phép chứng minh.Luận đề phải xác định nghĩa là luận đề nêu ra phải rõràng và chính xác.Luận đề phải giữ nguyên trong suốt quá trình lậpluận.Luận cứ khẳng định luận đề phải chân thật và khôngmâu thuẫn.Luận cứ phải là các phán đoán có tính chân thật đượcchứng minh độc lập với luận đềLuận chứng phải tuân theo mọi qui tắc của phép suyluận.Luận chứng phải đảm bảo tính hệ thống.6.2. Bác bỏ.Bác bỏ là quá trình tư tưởng nhờ đó ta chứng minhmột luận điểm nào đó là sai lầm.Các hình thức bác bỏ: Có ba hình thức bác bỏ. Bác bỏluận đề, bác bỏ luận cứ và bác bỏ luận chứngBác bỏ luận đề: là việc chứng minh phản luận đề làđúng. Để đạt được mục đích đó ta chỉ ra tính không có cơ sởcủa các dữ kiện nêu trong luận đề cần bác bỏ, có thể chỉ ratính giả dối của các hệ quả được rút ra từ luận đề cần bác bỏ.Bác bỏ luận cứ: là chỉ ra tính giả dối hoặc không chắcchắn của luận cứ.Bác bỏ luận chứng: là vạch ra tính không logic viphạm qui tắc logic trong quá trình chứng minh. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Thế nào là phép chứng minh? Ví dụ.2. Phân biệt sự khác nhau giữa chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp3. Phân biệt sự khác nhau giữa chứng minh và bác bỏ
Tài liệu liên quan
- Bài giảng khoa học dịch vụ và logic hướng dịch vụ
- 68
- 571
- 1
- Chia Site logic cho Domain Network
- 16
- 339
- 0
- Mạch logic
- 13
- 305
- 2
- Logic1
- 5
- 261
- 0
- Logictoan
- 5
- 203
- 0
- cơ sở logic toan
- 7
- 435
- 0
- Chuyên đề: Suy luận Logic
- 6
- 305
- 0
- LOGIC HỌC
- 71
- 908
- 21
- Giáo trình logic học
- 83
- 1
- 16
- Điều khiển logic
- 190
- 401
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(237 KB - 28 trang) - Logic Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Trình Bày Kết Cấu Logic Của Khái Niệm
-
Thế Nào Là Khái Niệm? Phân Tích Kết Cấu Logic Của Khái Niệm?
-
Phân Tích Kết Cấu Logic Của Khái Niệm? Nội Hàm Và Ngoại Diên Có ...
-
Khái Niệm Là Gì? Kết Cấu, Phân Loại, Quan Hệ Giữa Các Khái Niệm
-
[PDF] LOGIC HOC - Khoa Luật
-
Giáo Trình Logic - Tin Học 6
-
Cấu Tạo Của Khái Niệm - Cộng đồng Học Tập 24h, Học,học Mọi Lúc ...
-
Cho Mình Hỏi Về Logic Học ? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
đề Cương ôn Tập Môn Logic (thi Cao Học) | Xemtailieu
-
[DOC] Khái Niệm - Đặc điểm Của Tư Duy III. Ý Nghĩa Của Logic Học IV. Nội ...
-
Logic Học: Định Nghĩa Khái Niệm - .vn
-
(DOC) B MÔN LOGIC H C | Minh Vũ Xuân
-
[PDF] LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG - Topica
-
CÂU HỎI VẤN ĐÁP Lôgic - Vấn đáp - Câu 1 : Thế Nào Là Nội Hàm Và ...
-
Câu Hỏi ôn Thi Môn Logic Học Có Lời Giải