Giáo Trình Logic - Tin Học 6

Đăng nhập / Đăng ký
  • Trang chủ
  • Thành viên
  • Trợ giúp
  • Liên hệ

Đăng nhập

Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên

Thông tin

  • Giới thiệu bản thân
  • Thành tích
  • Chia sẻ kinh nghiệm
  • Lưu giữ kỉ niệm
  • Hình ảnh hoạt động
  • Soạn bài trực tuyến

Tài nguyên dạy học

Các ý kiến mới nhất

  • SAKIN402 gia nhập trang chủ nhà.... Mong chúng ta là...
  • Chào 1 ngày mới !...
  • Hỗ trợ trực tuyến

    • (Bùi Quang Vũ)
    • (Bùi Quang Vũ)

    Điều tra ý kiến

    Bạn thấy trang này như thế nào? Đẹp Đơn điệu Bình thường Ý kiến khác

    Thống kê

  • 23291 truy cập (chi tiết) 1 trong hôm nay
  • 49864 lượt xem 1 trong hôm nay
  • 26 thành viên
  • Ảnh ngẫu nhiên

    0.Bon_sai.jpg 0.Chuc_mung.swf 0.bloghoahoc1.swf 0.thb_trucdai.swf 0.chao_co_nhac.swf 0.vu1.jpg 0.vu.jpg

    Thành viên trực tuyến

    1 khách và 0 thành viên

    Chào mừng quý vị đến với website của ...

    Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình. Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái. Đưa tư liệu lên Gốc > Tư liệu > Tin học > Tin học 6 >
    • Giáo Trình logic
    • Cùng tác giả
    • Lịch sử tải về

    Giáo Trình logic Download Edit-0 Delete-0

    0.vu.jpg Nguồn: Người gửi: Nguyễn Thị Quỳnh Như (trang riêng) Ngày gửi: 11h:20' 30-09-2009 Dung lượng: 13.9 KB Số lượt tải: 29 Mô tả:

    Câu hỏi 1: Thế nào là khái niệm ? Phân tích kết cấu lôgic của khái niệm và mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên ? Cho ví dụ ? Ý nghĩa của vấn đề này ?Trả lời :* Khái niệm : Là hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất.Ví dụ : Tam giác cân , hình vuông …* Phân tích kết cấu lôgic của khái niệm :Một khái niệm bao giờ cũng bao gồm : Nội hàm - Ngoại diên+ Nội hàm : Nội hàm của khái niệm là tập hợp các dấu hiệu cơ bản của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó.Ví dụ : - Nội hàm của khái niệm “Hình chữ nhật” là “hình bình hành” và có 1 góc vuông”- Nội hàm của khái niệm “con người” là “có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động”+ Ngoại diên : Ngoại diên của khái niệm là đối tượng hay tập hợp đối tượng được khái quát trong khái niệmVí dụ : - Ngoại diên của khái niệm “Hàng hoá” là tất cả các sản phẩm lao động có trao đổi trên thị truờng- Ngoại diên của khái niệm “thực vật” là tất cả các thực vật đã sống , đang sống và sẽ sống trong tuơng lai .Khái niệm giống : Khái niệm có ngoại diên được phân chia được thành các lớp con gọi là khái niệm giống của các khái niệm có ngoại diên là các lớp con đó.Ví dụ : Xét khái niệm “từ” có khái niệm giống là “danh từ”,”tính từ”,”động từ”Khái niệm loài : Khái niệm có ngoại diên là lớp con gọi là khái niệm loài của khái niệm có ngoại diên là lớp. Ví dụ : Trong động vật học khái niệm “bộ” là khái niệm loài của khái niệm “lớp”*Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên :Trong một khái niệm ta luôn có :Nội hàm càng rộng , càng phong phú -> Ngoại diên càng hẹpNgược lại : Nội hàm càng hẹp -> Ngoại diên càng rộng , càng phong phúVí dụ : So sánh hai khái niệm “con người” và “động vật” ta có + Khái niệm con nguời có nội hàm rộng và ngoại diên hẹp + Khái niệm động vật có Nội hàm hẹp : di chuyển đượcNgoại diên rộng : các loài đa dạng , phong phú*Ý nghĩa thực tiễn của khái niệm : + Nắm rõ bản chất của khái niệm , hiểu đúng , vận dụng đúng các khái niệm thì trong thực tiễn khi chúng ta sử dụng một khái niệm nào đó vào trong tất cả các loại văn bản , ta phải sử dụng diễn đạt chính xác nó nếu không sẽ phạm sai lầm lôgic+ Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên thì trong thực tiễn : việc phát hiện nội hàm của khái niệm càng đầy đủ , rõ ràng chính xác bao nhiêu -> giúp cho việc phát hiện ngoại diên của khái niệm càng dễ dàng và chuẩn xác bấy nhiêuVí dụ : Khi người viết luận càng rõ ràng , chặt chẽ -> người tuân theo luật sẽ nhiều Nội hàm đày đủ Ngoại diên dễ dàng+ Nắm chắc bản chất thì câu văn sẽ có ngọn , có gốc hơnCâu hỏi 2 : Thế nào là định nghĩa một khái niệm ? Phân tích kết cấu lôgic của định nghĩa một khái niệm ? Hãy chỉ ra những lỗi lôgic thường phạm phải khi định nghĩa một khái niệm ? Cho Ví dụ?Trả lời :*Định nghĩa khái niệm : Định nghĩa khái niệm là thao tác lôgic nhờ đó phát hiện nội hàm của khái niệm hoặc xác lập ý nghĩa của các thuật ngữVí dụ : Hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh bằng nhauA(Dfd) B - Nội hàm (Dfn)Khái niệm được đinh nghĩa Khái niệm để định nghĩa*Phân tích kết cấu lôgic của định nghĩa khái niệm :Trong mỗi khái niệm bao giờ cũng có 2 thành phần : Khái niệm cần phát hiện nội hàm gọi là khái niệm được định nghĩa (viết tắt Dfd-difinienum); khái niệm nhờ đó phát hiện nội hàm của khái niệm được định nghĩa gọi là khái niệm để định nghĩa (viết tắt Dfn -difinience)Sơ đồ kết cấu của định nghĩa khái niệm :A là B hoặc A ≡ BDfd là Dfn Dfd ≡ Dfn*Những lỗi lôgic thường gặp khi định nghĩa khái niệm :+ Định nghĩa không cân đối : Ngoại diên của khái niệm được định nghĩa không trùng với ngoại diên của khái niệm để định nghĩa Nếu A<B : Định nghĩa quá rộngNếu A>B : Định nghĩa quá hẹpVí dụ : Hình vuông là hình bình hành có các cạnh bằng nhauA BNgoại diên của A : Hình vuôngNgoại diên của B : Hình thoi , hình vuôngA < B (Định nghĩa quá rộng) + Định nghĩa vòng quanh : Ta thường hay mắc lỗi này do sử dụng khái niệm đuợc định nghĩa để giải thích chính nó Ví dụ : Tội phạm là kẻ phạm tội+ Định nghĩa sử dụng phủ định : Khi ta sử dụng định nghĩa có phủ định chưa chỉ ra được nội hàm của khái niệm được định nghĩa Ví dụ : + Con người không phải là thiên thần , không phải là súc vật+ Chủ nghĩa xã hội không phải là chủ nghĩa tư bản + Định nghĩa không rõ ràng ,chính xác, và dài dòng : Nghĩa là chưa xác định rõ nội hàm của khái niệm định nghĩaVí dụ : Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời Câu hỏi 3 :Thế nào là phân chia khái niệm ? Phân tích kết cấu của phân chia khái niệm ? Hãy chỉ ra những lỗi lôgic thường gặp phải khi phân chia khái niệm ? Cho ví dụ ?Trả lời :*Phân chia khái niệm : Cách 1 : Phân chia khái niệm là thao tác lôgic vạch ra ngoại diên của khái niệmCách 2 : (theo khái niệm “giống” và “loài”) thì phân chia khái niệm là thao tác lôgic chia khái niệm giống thành tất cả các loài*Phân tích kết cấu của phân chia khái niệm :+ Nếu theo biến đổi của dấu hiệu loài :Khái niệm (giống) = ∑ loài Điều kiện : Mỗi loài vẫn giữ được dấu hiệu nào đó của giống , nhưng dấu hiệu ấy lại có chất lượng mới trong loài+ Nếu phân đôi :Khái niệm = Khái niệm1(A) + Khái niệm2 (Ā)Điều kiện : Phân chia thành hai khái niệm mâu thuẫnVí dụ : Phân chia khái niệm “Người “Người Việt Nam Không phải người Việt Nam *Những lỗi lôgic thường gặp phải khi phân chia khái niệm :+ Sự phân chia không triệt để : Nghĩa là ngoại diên của khái niệm phân chia khác tổng ngoại diên của thành phần phân chiaThường gặp 2 lỗi sau :- Phân chia thừa thành phần : Công thức : Ngoại diên khái niệm phân chia < ∑ ngoại diên thành phần phân chiaVí dụ : Phân chia “Nguyên tố hoá học” thành “Kim loại”,”Á kim” và “Hợp kim”- Phân chia thiếu thành phần :Công thức : Ngoại diên khái niệm phân chia > ∑ ngoại diên thành phần phân chiaVí dụ : Phân chia “ Câu “ thành “câu tường thuật “ và ”câu cầu khiến”+ Phân chia trùng lặp : Chúng nằm trong quan hệ hợpVí dụ : Phân chia khái niệm “chiến tranh” thành “chiến tranh chính nghĩa”,”chiến tranh phi nghĩa” và “chiến tranh giải phóng dân tộc”+ Phân chia không dựa vào một cơ sở nhất định : có nghĩa là chọn nhiều dấu hiệu để phân chia ( thay đổi dấu hiệu trong quá trình phân chia)Ví dụ : Thuốc giun Fucaca có hai loại : Một loại ngọt và một loại 500 đ+ Phân chia không liên tục : Chia khái niệm giống thành các loài không gần nhấtVí dụ : Phân chia khái niệm “Nguyên tố hoá học “ thành “Kim loại kiềm” và “Kim loại kiềm thổ ”Câu hỏi 4 : Định nghĩa tính chu diên ? Xác định tính chu diên của 4 phán đoán A,E,I,OTrả lời:*Tính chu diên : Thuật ngữ được gọi là chu diên nếu trong phán đoán nói đến tất cẩ phần tử bao hàm trong thuật ngữ ấy . Nếu trong phán đoán chỉ nói tới một số phần tử trong thuật ngữ thì thuật ngữ đó không chu diên.*Xác định tính chu diên của 4 phán đoán A,E,I,O :+ Phán đoán khẳng định chung (A) : “Tất cả S là P”- Nếu ngoại diên của vị ngữ lớn hơn chủ ngữ :Chủ ngữ : Chu diên Vị ngữ : Không chu diênVí dụ: Tất cả động vật có vú là động vật- Nếu S và P nằm trong quan hệ đồng nhất :Chủ ngữ : Chu diênVị ngữ : Chu diênVí dụ: Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau+ Phán đoán phủ định chung (E) : “ Mọi S không là P” hay “Không S nào là P”Chủ ngữ : Chu diênVị ngữ : Chu diênVí dụ : Sư tử không phải là động vật ăn cỏ+ Phán đoán khẳng định riêng (I) : “Một số S là P “- Nếu chủ ngữ và vị ngữ là khái niệm giao nhau Chủ ngữ : Không chu diênVị ngữ : Không chu diênVí dụ : Một số sinh viên là vận động viên- Nếu vị ngữ và chủ ngữ nằm trong khái niệm bao hàmChủ ngữ : Không chu diênVị ngữ : Chu diênVí dụ : Một số số tự nhiên là số lẻ+ Phán đoán phủ định riêng (O) : “ Một số S không là P ”Chủ ngữ : Không chu diênVị ngữ : Chu diênVí dụ : Một số nhà thơ không phải giáo viên Câu hỏi 5 : Quan hệ giữa các phán đoán đơn A,E,I,OTrả lời :+ Quan hệ mâu thuẫn (A-0 & E-I): Là quan hệ giữa các phán đoán mà không thể cùng đúng hoặc cùng saiA đi với OE đi với ISơ đồ :A O E IS <-> Đ S <-> ĐĐ <-> S Đ <-> SS : SaiĐ : ĐúngVí dụ : “ Một số câu là phán đoán” và “ Không câu nào là phán đoán”Ý nghĩa : Trong thực tế khi đúng trước 2 quan điểm mâu thuẫn nếu khẳng định , công nhận ý kiến này nghĩa là bác bỏ , phủ định ý kiến kia và ngược lại+ Quan hệ đối lập chung (A-E) : Các phán đoán có thể cùng sai nhưng không thể cùng đúng Sơ đồ :A ES <-> SS <-> ĐĐ <-> S Ví dụ : “Rắn không là loài bò sát “ và “ Rắn là loài bò sát “Ý nghĩa : Trong thực tế khi đúng trước 2 quan điểm đối lập chung nếu khẳng định ý kiến này nghĩa là phủ định ý kiến kia , nhưng phủ định ý kiến này chưa chắc khẳng định ý kiến kia+ Quan hệ đối lập riêng (I-O) : Các phán đoán có thể cùng đúng nhưng không thể cùng saiSơ đồ :I OĐ <-> ĐS <-> ĐĐ <-> S Ví dụ : “Một số từ là thực từ ” và “ Một số từ không là thực từ ”Ý nghĩa : Trong thực tế khi đúng trước 2 quan điểm đối lập riêng nếu phủ định ý kiến này nghĩa là khẳng định ý kiến kia , nhưng khẳng định ý kiến này chưa chắc phủ định ý kiến kia+ Quan hệ thứ bậc (Phụ thuộc) (A-I & E-O): - Phán đoán A,E : Phán đoán chi phối (toàn thể)- Phán đoán I,O : Phán đoán phụ thuộc (bộ phận)Phán đoán toàn thể đúng Phán đoán bộ phận đúngPhán đoán toàn thể sai Phán đoán bộ phận saiSơ đồ :A I E IĐ -> Đ Đ -> ĐS <- S S <- SVí dụ : Mọi phán đoán là câu (A) ĐMột số phán đoán là câu (I) ĐÝ nghĩa : Trong thực tế khi đúng trước 2 quan điểm phụ thuộc thì nếu phán đoán khẳng định chung (riêng) đúng thì phán đoán phủ định chung (riêng) đúng và phán đoán phủ định chung (riêng) sai thì phán đoán khẳng định chung (riêng) sai.Câu hỏi 6 : Trình bày 4 qui luật cơ bản của tư duy logicTrả lời:1.Qui luật đồng nhất :a. Nội dung : Trong quá trình lập luận mọi tư tưởng lập luận phải đồng nhất với chính nó+ Biểu thị : Cho A là tư tưởng thì AA hay AA- Đồng nhất theo nghĩa thông thường : giống nhau về tính chất nào đóVí dụ : Có cô bán chợ đêm đôngCô đi lấy chồng thì chợ vẫn đông- Trong hiện thực : Đồng nhất bao giờ cũng tồn tại trong mối liên hệ khác biệtVí dụ : Sinh đôi đồng trứng- Đồng nhất theo lôgic học nghĩa là tư duy phản ánh trạng thái A là A ấy phải đồng nhất với chính nó+ Cơ sở quy luật : Trong hiện thực mọi sự vật biến đổi không ngừng nhưng trong trạng thái ổn định ngắn A phải đồng nhất với Ab,Yêu cầu quy luật :+ Trong giới hạn suy luận hay 1 buổi thảo luận không được tuỳ tiện thay đổi đối tượng tư duy 1 cách vô căn cứ+ Trong tư duy không được đồng nhất 2 khái niệm giống nhau , sự định nghĩa các khái niệm giống nhau đó gọi là đánh tráo khái niệm+ Tư duy thường vi phạm quy luật đồng nhất trong các trường hợp sau :- Sử dụng khái niệm không chính xác (từ ngữ đồng âm ,đồng nghĩa ,đa nghĩa,các sự kiện)- Tuỳ tiện thay đổi đối tượng thảo luận (cố ý,vô tình….)c,Tác dụng , ý nghĩa :+ Nắm vững thì ta tránh được sự mập mờ tư duy 2 nghĩa+ Tránh các sai lầm ( sự thay thế các luận đề )2.Quy luật không mâu thuẫn (mâu thuẫn)a,Nội dung : Trong quá trình lập luận về đối tượng không được vừa phủ định , vừa khẳng định 1 cài gì đó ở cùng 1 quan hệVí dụ : Mọi loại xà phòng đều làm khô da bạn nhưng chỉ có xà phòng Lux làm da bạn trắng trẻo , mịn màngb,Yêu cầu quy luật :+ Không được có mâu thuẫn trực tiếp trong tư duy+Không được khẳng định dấu hiệu A rồi lại phủ định hệ quả dấu hiệu Ac,Tác dụng , ý nghĩa:+ Nhận thức sự mâu thuẫn của các sự vật ,hiện tượng trong thế giới khách quan3.Quy luật loại trừ cái thứ 3:a,Nội dung : Hai phán đoán mâu thuẫn với nhau không thể cùng giả dối , 1 trong 2 mâu thẫn phải chân thựcVí dụ : Cái bảng này màu xanhCái bảng này không màu xanhb,Yêu cầu suy luận : + Tư tưởng phải rõ ràng , dứt khoát , không có mâu thuẫn trong tư duy+ Đứng trước 1 vấn đề đặt ra chúng ta phải trả lời dứt khoát hoặc là A hoặc là , không được trả lời 1 cách lơ lửng (vừa phải,vừa không phải)c,Tác dụng,ý nghĩa:+ Tác dụng : Nếu nắm chắc và vận dụng đúng quy luật này có vai trò quan trọng trong khoa học và hoạt động thực tiễn , giúp cho tư duy con người biết lựa chọn và giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn.+ Ý nghĩa : Quy luật bài chung thừa nhận những tính chất mâu thuẫn vốn có khi xem xét bản thân sự vật hiện tượng .Ví dụ: Ánh sáng vừa có tính chất sóng , vừa có tính chất hạt4.Qui luật lí do đầy đủ :a,Nội dung : Mỗi tư tưởng được thừa nhận là chân thực nếu nó có lí do đầy đủ b,Yêu cầu : Cơ sở lôgic cua quy luật này là phạm trù nhân quả cho nên quy luật này yêu cầu lập luận cho những tư tưởng chân thực . Nó không lập luận cho những tư tưởng giả dối => Đây là cơ sở để phân biệt tư duy khoa học với tư duy không khoa học.Ví dụ 1 : Nếu cho dòng điện qua dây dẫn thì trong dây dẫn xuất hiện dòng điện Cơ sở lôgic Hệ quả lôgic=> Không phạm quy luậtVí dụ 2 : Con người không có ăn thì chếtCơ sở lôgic Hệ quả lôgic=> Phạm quy luậtc,Tính chất,ý nghĩa:Thông thường cơ sở logic trùng với nguyên nhân hiện thực nhưng cũng có nhiều trường hợp cơ sở logic không trùng với nguyên nhân hiện thực vì vậy trong thực tiễn cần phân biệt cơ sở logic với nguyên nhân của hiện thực trong việc xem xét đánh giá bản chất của sự vật , hiện tượng nhằm tránh và loại bỏ các sai lầm logic trong quá trình tư duy.Ví dụ : Nếu gà gáy thì trời sắp sáng=> Phạm quy luật ( Cơ sở khác nguyên nhân)Câu hỏi 7: Suy luận là gì ? Phân biệt suy luận quy nạp với suy luận diễn dịch ? Cho ví dụTrả lời :*Suy luận : Là hình thức phản ánh gián tiếp của tư duy trong đó kết luận là phán đoán mới được rút ra từ một hay nhiều phán đoán đã cho theo các quy tắc lôgic xác định.*Căn cứ vào cách thức lập luận suy luận được chia làm 2 loại :+ Diễn dịch : Là suy luận mà lập luận đi từ cái chung đến cái riêng , cái đơn nhất . Căn cứ vào số lượng tiền đề phân loại suy diễn : - Trực tiếp- Gián tiếpSuy luận trực tiếp : Là suy luận suy diễn trong đó kết luận được rút ra từ 1 tiền đề . Trong suy luận trực tiếp kết luận không thay đổi nội dung so với tiền đề cho nên người ta chỉ sử dụng suy luận trực tiếp trong trường hợp nhấn mạnh Các quy tắc lôgic : Phép chuyển hoá : Phương pháp : + Giữ nguyên ngoại diên của chủ từ + Chuyển hệ từ => Phủ định hệ từ+ Chuyển vị từ => Phủ định vị từVí dụ : Mọi kim loại đều dẫn điện S P=> Không kim loại nào là không dẫn điệnS + Chuyển hoá phán đoán A : Mọi S là P=> Không S nào là PHoặc: Mọi S không là + Chuyển hoá phán đoán E : Mọi S không là P=> Mọi S là Hoặc : Không S nào là P+ Chuyển hoá phán đoán I : Một số S là P=> Một số S không là + Chuyển hoá phán đoán O : Một số S không là P=> Một số S là Phép đảo ngược : Phương pháp : + Đổi chỗ S và P+ Giữ nguyên hệ từ+ Bảo toàn tính chu diênVí dụ : Một số sinh viên là vận động viên=> Một số vận động viên là sinh viên+ Đảo ngược phán đoán A : ASP IPS và APS Mọi S+ là P-=> Một số P- là S+Hoặc : Mọi P+ là S++ Đảo ngược phán đoán E : ESP EPS Mọi S+ không là P+=> Mọi P+ không là S+ + Đảo ngược phán đoán I : ISP IPS và APSMột số S- là P-=> Một số P- là S-Hoặc : Mọi P+ là S-+ Đảo ngược phán đoán O : Không có đảo ngược !!!Phép đối lập vị ngữ : Phương pháp : Chuyển hoá trước , đảo ngược sauASP ES ESESP AS IS và ASOSP IS IS và ASISP OS Không có đảo ngược !!!Suy luận gián tiếp : * Luận 3 đoạn đơn : Là suy luận gián tiếp mà kết luận được rút ra từ hai tiền đề phán đoán nhất quyết đơnVí dụ : A>B và B>C => A>C* Các loại hình luận 3 đoạn đơn : Loại 1 : M là chủ ngữ tiền đề lớn M là vị ngữ tiền đề lớn Loại 2 : M là vị ngữ 2 tiền đềLoại 3 : M là chủ ngữ 2 tiền đềLoại 4 : M là vị ngữ tiền đề lớn M là chủ ngữ tiền đề lớn * Các qui tắc của luận văn đoạn đơnQT1 : Luận văn đoạn đơn chỉ có 3 thuật ngữ S,P,MQT2 : Thuật ngữ giữa M phải chu diên ít nhất 1 trong 2 tiền đềQT3 : Thuật ngữ không chu diên trong tiền đề thì không chu diên trong kết luậnQT4 : Từ 2 tiền đề phủ định không thể rút ra kết luậnQT5 : Nếu 1 tiền đề là phán đoàn phủ định thì kết luận là phán đoán phủ địnhQT6 : Ít nhất 1 trong 2 tiền đề là phán đoán chungQT7 : Nếu 1 tiền đề là phán đoán riêng thì kết luận là phán đoán riêng+ Quy nạp :* Khái niệm : Suy luận quy nạp là suy luận trong đó kết luận là tri thức chung được khái quát từ tri thức ít chung hơn* Đặc điểm : +Các tiền đề quy nạp là phán đoán riêng , đơn nhất có dấu hiệu bản chất và cùng loại (VD : Sắt , đồng , nhôm cùng là kim loại)+ Kết luận của quy nạp là tri thức xác suất ( có thể đúng , sai) => còn phải nghi vấn , tính xác suất được bảo toàn ngay cả khi tiền đề quy nạp là dấu hiệu bản chất+ Để nâng cao độ tin cậy thì số lượng đối tượng đem nghiên cứu phải nhiều+ Suy luận quy nạp và diễn dịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau* Phân loại : +Quy nạp hoàn toàn : Là suy luận trong đó kết luận được rút ra trên cơ sở nghiên cứu toàn bộ các đối tượng . Suy luận kiểu này có độ tin cậy cao+ Quy nạp không hoàn toàn : Là suy luận trong đó kết luận được rút ra trên cơ sở nghiên cứu một số các đối tượng - Quy nạp phổ thông : Các dấu hiệu được lặp đi lặp lại rồi rút cho toàn bộ lớp đối tượngVí dụ : Ớt nào mà ớt chẳng cay- Quy nạp khoa học : Tất cả các nguyên nhân của quy nạp phổ thông được giải thích Ví dụ : Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên=> Dùng kiến thức hoá học để giải thíchCâu hỏi 8 : Thế nào là phép chứng minh ? Hãy chỉ ra những lỗi lôgic thường gặp phải khi chứng minh ?Trả lời :*Chứng minh : Chứng minh là thao tác lôgic dùng để lập luận cho tính chân thực của 1 luận điểm nào đó dựa trên các luận điểm chân thực khác đã biết có mối liên hệ hữu cơ với các luận điểm cần chứng minhVí dụ : Để chứng minh ABC = A’B’C’Tiền đề 1 : Các tam giác có các cạnh bằng nhau thì bằng nhauTiền đề 2 : Mà ABC và A’B’C’ có các cạnh bằng nhau=> ABC = A’B’C’* Kết cấu lôgic của chứng minh : Gồm 3 thành phần :a,Luận đề: Là những luận điểm mà tính chân thực của cúng cần được chứng minh + Trong thực tiễn : Đó là các nghiên cứu khoa học , các đề tài , định lí……+ Trong suy luận : Luận đề là các phán đoán kết luậnb,Luận cứ : Là những luận điểm chân thực đã biết dùng làm căn cứ để chứng minh luận đề + Trong thực tiễn : Đó là các sự kiện , số lượng+ Trong suy luận : Đó là các tiền đềc,Luận chứng : Là cách thức lập luận , tổ chức , sắp xếp các luận điểm trong luận cứ nhằm chỉ ra mối liên hệ lôgic giữa luận cứ và luận đề* Hãy chỉ ra lỗi lôgic thường gặp khi chứng minh :+ Lỗi đối với luận đề : - Luận đề không giữ nguyên trong quá trình chứng minhVí dụ : 3 lần phân đôi được 4- Luận đề không rõ ràng ,gây mập mờ+ Lỗi đối với luận cứ:- Luận cứ không chân thực- Luận cứ vòng quanh- Luận cứ phải là lí do đầy đủ của luận đề + Lỗi đối với luận chứng :- Chứng minh không đảm bảo tính hệ thống- Chứng minh mâu thuẫn- Chứng minh không tuân theo quy tắc lôgic

    Nhấn vào đây để tải về Nhắn tin cho tác giả Báo tư liệu sai quy định Mở thư mục chứa tư liệu này Số lượt thích: 0 người   ↓ ↓ Gửi ý kiến Bản quyền thuộc về thầy Bùi Quang Vũ Học Viên lớp Luật B1-1/2 Website được thừa kế từ Violet.vn, người quản trị: Nguyễn Thị Quỳnh Như

    Từ khóa » Trình Bày Kết Cấu Logic Của Khái Niệm