Cấu Tạo Thang Máy Gia đình, Chi Tiết Thành Phần Của Thang Máy

Để có thể sử dụng thang máy an toàn và hiệu quả, thì việc hiểu về cấu tạo thang máy, nguyên lý hoạt động thang máy, các bộ phận hình thành nên thang máy sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn. Đặc biệt trước khi bạn quyết định lắp đặt thang máy. Trong bài viết này, Thang máy Gia Định sẽ giúp quý khách hiểu và nắm rõ tất cả về thang máy điện.

Nội dung trong bài viết:

  • 1 Cấu tạo thang máy gia đình
    • 1.1 Hố PIT (Hố thang máy)
  • 2 Chi tiết thiết bị trong thang máy
    • 2.1 Động cơ thang máy (motor, máy kéo)
    • 2.2 Tủ điều khiển
    • 2.3 Cabin thang máy:
    • 2.4 Rail thang máy
    • 2.5 Thắng cơ (Bộ giảm tốc, giảm chấn)
    • 2.6 Giảm chấn
    • 2.7 Đối trọng thang máy
  • 3 Nguyên lý làm việc của thang máy
  • 4 Một số thiết bị, hệ thống an toàn.
    • 4.1 Thiết bị phần cơ khí
    • 4.2 Phần điện của thang máy
      • 4.2.1 a/ Phần điện bên trong của thang máy gia đình bao gồm:
      • 4.2.2 b/ Phần điện bên trên phòng máy:
    • 4.3 Làm sao để giúp thanh máy vận hành an toàn và bền bỉ

Cấu tạo thang máy gia đình

Thang máy điện là một thiết bị phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao. Cấu tạo của thang máy: thang máy gia đình, thang máy mini gia đình sẽ bao gồm các thành phần như sau:

Sơ đồ cấu tạo thang máy
Sơ đồ cấu tạo nên một chiếc thang máy

Cabin thang máy được kết nối với đối trọng thông qua hệ thống cáp và động cơ. Cấu tạo thang máy đơn giản gồm các thiết bị: Máy kéo, điều khiển tín hiệu, điều khiển động lực, cabin, dây cáp, rail, các thiết bị an toàn… Trong bài viết này bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thang máy nhé.

Hố PIT (Hố thang máy)

Hố thang máy gia đình được chia làm 3 bộ phận cơ bản. Mỗi một bộ phận sẽ có cấu tạo khác nhau:

  • Hố pít thang máy : Là phần dưới cùng của thang máy, thường thấp hơn mặt sàn tầng dưới cùng khoảng 800mm – 1400mm.
  • Hố thang máy: Là khoảng không gian nằm theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới có kích thước khoảng hơn 2m2.
  • Phòng máy : là phần chứa động cơ thang máy nằm ở trên cùng của giếng thang máy (Đối với thang có phòng máy).

Hố thang máy đây là phần không gian diện tích trong tòa nhà được thiết kế riêng để đặt thang máy. Thiết kế này phải phù hợp với kích thước thang máy : chiều cao, độ rộng , độ thông thoáng.

Để hiểu rõ, quý khách nên xem thêm thiết kế, kích thước, kết cấu móng: Hố Pit thang máy.

Chi tiết thiết bị trong thang máy

Cấu tạo thang máy cũng được phân theo thiết kế của thang máy. Hiện nay có hai loại thang máy gồm thang máy không phòng máy và thang máy có phòng máy. Đối với loại thang máy có phòng máy thì phần phòng máy được đặt trên đỉnh.

So sánh thang máy có phòng máy và không có phòng máy
So sánh thang máy có phòng máy và không có phòng máy

Chi tiết cấu tạo của thang máy gồm 7 bộ phận chính như sau:

  1. Động cơ thang máy ( Motor, máy kéo)
  2. Tủ điều khiển bao gồm: Điều khiển tín hiệu, điều khiển động lực.
  3. Cabin thang máy, cửa tầng, cửa cabin
  4. Rail, cáp
  5. Thắng cơ
  6. Giảm chấn
  7. Đối trọng thang máy

Bạn có thể tham khảo thêm: Quy trình lắp đặt thang máy

STTChi tiếtChức năng
1Bộ giảm chấnHấp thụ chấn động của cabin hoặc đối trọng khi chúng va vào thiết bị này.
2CabinKhoang vận chuyển hàng khách hoặc hàng hóa
3Bộ truyền cửa cabinThiết bị mở và đóng cửa cabin
4Khung an toàn trên đầu cabinNgăn người làm việc tránh bị rơi xuống hố thang máy trong quá trình bảo trì hoặc kiểm tra trên đầu cabin
5Tủ điệnTủ điều khiển hoạt động của thang máy
6Đối trọngCân bằng khối lượng cabin
7Bao che đối trọngBảo vệ để người làm việc không tiếp xúc với đối trọng khi bảo trì hoặc kiểm tra trong hố thang máy
8Bộ chống quá tốcThiết bị phát hiện quá tốc
9Cáp của bộ chống quá tốcCáp được nối với bộ chống quá tốc để kích hoạt thắng cơ
10Puli căng cáp của bộ chống quá tốcTạo độ căng thích hợp cho cáp của bộ chống quá tốc
11Ray dẫn hướngRay hướng dẫn cho cabin và đối trọng di chuyển theo chiều thẳng đứng
12Shoe dẫn hướngThiết bị dẫn hướng cabin và đối trọng chạy dọc theo ray dẫn hướng
13Hộp vận hành HIPThiết bị được lắp đặt ở tầng trên cùng để vận hành cabin trong quá trình bảo trì hoặc kiểm tra
14Cáp tảiTruyền lực dẫn động của máy kéo đến cả cabin lẫn đối trọng
15Bộ truyền cửa tầngThiết bị mở và đóng cửa tầng
16Bộ báo tảiThiết bị xác định tải trọng cabin
17Thắng cơDừng cabin khi bộ chống quá tốc được kích hoạt do quá tốc
18Máy kéoDi chuyển cabin bằng cáp tải
19Cáp hành trìnhCáp cung cấp tín hiệu và nguồn điện cho cabin
Bảng cấu tạo chi tiết của thang máy (loại không phòng máy)

Động cơ thang máy (motor, máy kéo)

Động cơ có thể lắp đặt bên dưới hoặc bên trên của thang máy, thông thường động cơ được đặt ở trên đỉnh. Một số công trình bị giới hạn chiều cao thì có thể di chuyển xuống bên dưới. Motor/ máy kéo có tác dụng dẫn động, giảm tốc, làm quay puli – kéo cabin lên, xuống.

Động cơ thang máy
Động cơ thang máy hay còn gọi là máy kéo, motor

Quá trình dừng tầng có nhịp nhàng và êm ái hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cấu tạo thang máy hệ thống phanh được gắn trên motor kéo. Nhằm giữ cabin dừng đúng tầng và chính xác. Động cơ và phần tang phanh được gắn đồng trục với nhau khiến quá trình dừng tầng đúng vị trí.

Trong quá trình lắp đặt, Motor là một thiết bị vô cùng quan trọng, và thường các chủ đầu tư đều sử dụng motor nhập khẩu của Mitsubishi hay Fuji của Nhật Bản.

Tủ điều khiển

Là hệ thống điều khiển của thang máy được lập trình tự động khiến thang máy hoạt động một cách trơn tru không gặp phải sự cố. Nó được thiết kế bao gồm các phần điện tử và thiết bị điện tử.

Để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho công trình nên toàn bộ các thiết bị này sẽ được lắp đặt tại phòng máy nằm trên cùng của cabin. Với hệ thống điều khiển mới thì bạn có thể cùng lúc thực hiện nhiều lệnh gọi tầng cùng một lúc trong lúc dừng hoặc lúc thang đang di chuyển.

Ảnh tủ điều khiển thang máy của Mitsubishi
Ảnh tủ điều khiển thang máy của Mitsubishi

Hệ thống điều khiển này mang đến năng suất cao cho hoạt động cầu thang máy. Liên kết giữa các nút ấn tới hệ thống điều khiển, từ đó phát lệnh cho các thiết bị cơ học hoạt động nhịp nhàng. Ngoài ra thang máy còn được lắp thêm hệ thống đèn tín hiệu ở cửa tầng và cả trong cabin chúng ta có thể nhận biết được tình trạng hoạt động của thang và vị trí của thang máy.

Cabin thang máy:

Trong cấu tạo thang máy một bộ phận quan trọng nữa mà ta có thể nhận biết ngay đó chính là cửa thang máy. Hiện nay cửa thang máy gia đình được lắp với hoạt động gồm hai loại chính: Cửa mở dồn một bên và cửa mở về hai bên.

Cabin thang máy
Cabin thang máy với các lựa chọn khác nhau

Cabin là bộ phận chính để giúp khách hàng di chuyển, hay nói cách khác đó chính là thùng thang. Cấu tạo thang máy bên trong cabin có thể trang trí thêm nội thất hoa văn, gương, hay màn hình điện tử… tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng. Nó còn rất phong phú và đa dạng với nhiều kiểu dáng khác nhau, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn.

Cabin thang máy bao gồm một số thiết bị phụ khác:

  • Đầu cửa cabin thang máy
  • Khung cửa thang máy
  • Khung bao cửa thang máy
  • Cánh cửa thang máy
  • Sill cửa thang máy
  • Photocell cảm biến vật cản
  • Khóa cửa an toàn cho thang

Rail thang máy

Để thang máy di chuyển đúng hướng, đối trọng của thang máy đúng và không bị lệch ra khỏi thiết kế thì người ta đã thiết kế ray dẫy đường, nó được lắp dọc theo giếng thang khi lắp đặt thang máy.

Rail thang máy
Rail thang máy bằng thép đúc nguyên khối

Trên nóc giếng thang thường lắp motor đây là động cơ của thang máy. Thiết bị này khâu dẫn động đến hộp giảm tốc theo một vận tốc cho sẵn, từ đó làm quay puly để kéo cabin hoạt động lên xuống. Đối trọng và cabin được liên kết với nhau nhờ hoạt động của motor đối trọng, trong khi đó người ta sử dụng hệ thống puly ma sát treo cabin kết hợp với sợi cáp nâng.

Do cấu tạo thang máy mà chuyển động lên xuống phần lớn dựa vào cabin và đối trọng nhờ cáp nâng khi có các chuyển động từ cáp nâng nhờ puly ma sát quay, nguyên do chính là motor kéo tạo nên dây chuyền hoạt động . Cho nên motor kéo hoạt động là một điều hết sức quan trọng. Sẽ có tủ điều khiển riêng để đặt hệ thống điều khiển, để thuận tiện cho việc điều chỉnh.

Thắng cơ (Bộ giảm tốc, giảm chấn)

Thiết bị khống chế vượt tốc hay còn gọi là phanh cơ khí (thắng cơ) Thắng cơ (Governor) là thiết bị bắt buộc phải có đối với thang máy.

Do cấu tạo thang máy có thể di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm cho nên các nhà thiết kế đã đặc biệt xử lý tình huống này bằng bộ hạn chế tốc độ. Nó xuất hiện như là bộ phận đảm bảo tốc độ thang máy luôn trong mức an toàn.

Thắng cơ thang máy
Thắng cơ thang máy hay còn gọi là Governor

Giảm chấn

Khi di chuyển đôi lúc ta có thể cảm nhận được thang máy đang rung chuyển, hay lúc gần dừng tầng thì thang máy hơi rung lắc. Hiện tượng này sẽ được khắc phục với thang máy có lắp giảm chấn, nó được lắp ở dưới thang máy. Hoạt động chính đó là dừng đỡ cabin làm giảm sự rung lắc do dừng tầng của thang máy.

Giảm chấn thang máy
Giảm chấn đặt dưới hố pít thang máy.

Đối trọng thang máy

Trong thang máy sử dụng cáp kéo thì đối trọng thang máy là thiết bị không thể thiếu được. Nguyên tắc hoạt động của thang máy là 1 bên đối trọng, một bên cabin, 2 bên cân bằng với nhau. Trọng lượng của đối trọng được tính bằng tải trọng tĩnh và tải trọng động của cabin nhân với 150%.

Đối trọng thang máy
Đối trọng thang máy

Đối trọng trong thang máy thường được làm bằng bê tông đúc kết hợp với vỏ bọc nhựa tạo nên vẻ ngoài bắt mắt.

Nguyên lý làm việc của thang máy

Các ròng rọc (dây cáp) được kết nối với Motor (như ở phần trên). Khi động cơ quay làm quay ròng rọc, ròng rọc sẽ làm cho dây cáp di chuyển và kéo cabin thang máy di chuyển theo hướng thiết đặt sẵn, khi động cơ quay theo chiều ngược lại thì ròng rọc quay theo chiều ngược lại và làm cho cabin thang máy di chuyển theo chiều ngược lại chiều định sẵn.

Cáp thang máy
Cáp thang máy vị trí trên puly động cơ

Cả cabin thang máy và đối trọng đều di chuyển và trượt trên ray dẫn hướng qua hệ thống đường ray dẫn trượt theo hai bên của giếng thang máy.

Đường ray giữa cabin và đối trọng giảm sự lắc lư qua lại và nó cũng được sử dụng với mục đích an toàn để dừng cabin trong trường hợp khẩn cấp.