Cấu Tạo Thang Máy, Nguyên Lý Hoạt động Của Thang Máy
Có thể bạn quan tâm
Cấu tạo thang máy, nguyên lý hoạt động của thang máy
Thang máy ngay nay được ví như là cột sống của các tòa nhà cao tầng, nó tạo cảm thoải mái và nhẹ nhàng cho người lên xuống các tầng, ngoài những giá trị sử dụng, giá trị kinh tế, thang máy còn mang đến vẽ hiện đại cho tòa nhà, dù là thang máy tải khách ở khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, hay thang máy gia đình thì nó dần trở thành thiết bị không thế thiếu trong những công trình xây dựng hoặc nhà cải tạo.
Để giúp người sử dụng, người có nhu cầu lắp đặt thang máy, hay thang dùng cho gia đình hiểu rõ hơn về cấu tạo của thang máy thì chúng tôi xin nêu ra một số cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy như sau:
+ Hố thang máy, thang máy gia đình được đặt dọc theo chiều cao của toà nhà, thông suốt từ trên xuống dưới.+Phòng máy thường bố trí ở trên đỉnh của giếng thang (đối với thang máy có phòng máy).+ Hố Pit được bố trí bên dưới sàn tầng thấp nhất của toà nhà .+Tất cả các thiết bị điện, thiết bị cơ được lắp đặt kín và an toàn trong giếng thang, phòng máy: - Hệ thống điều khiển thang máy (Control Panel): là các thiết bị điện, điện tử điều khiển theo lập trình đảm bảo cho thang máy hoạt động theo đúng chức năng yêu cầu. Thang máy chở người thường dùng nguyên tắc điều khiển kết hợp cho năng suất cao (cùng lúc có thể nhận nhiều lệnh điều khiển hoặc gọi tầng cả khi thang dừng và khi chuyển động). Các nút ấn trong cabin cho phép thực hiện các lệnh chuyển động đến các tầng cần thiết. Các nút ấn ở cửa tầng cho phép hành khách gọi cabin đến cửa tầng đang đứng. Các đèn tín hiệu ở cửa tầng và trong cabin cho biết trạng thái làm việc của cầu thang máy và vị trí của cabin.
+ Ray dẫn hướng: được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang máy. Ray dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy và không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động. Ngoài ra ray dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép).
- Motor kéo: thường lắp ở phòng máy trên nóc giếng thang (đôi khi cũng lắp ở Hố thang). Là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay puli kéo cabin lên xuống. Motor kéo được liên kết với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp nâng thông qua hệ thống puli ma sát của motor và các puli trên hệ thống treo của cabin và đối trọng. Khi Motor kéo hoạt động, puli ma sát quay và truyền chuyển động đến cáp nâng làm cabin và đối trọng chuyển động lên hoặc xuống dọc theo giếng thang. Motor là một phần tử quan trọng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng hoạt động của cầu thang máy, nó được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhờ một hệ thống điều khiển điện tử ở Tủ điều khiển (Control Panel).- Trên Motor kéo còn gắn một bộ Phanh: nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng tầng. Khối tác động là hai má phanh kẹp lấy tang phanh. Tang phanh gắn đồng trục với trục động cơ. Hoạt động đóng mở của phanh được phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm việc của đông cơ.- Cáp của bộ hạn chế tốc độ: liên kết bộ hạn chế tốc độ với hệ thống tay đòn của bộ Hãm bảo hiểm và bộ căng cáp hạn chế tốc độ . Khi đứt cáp hoặc cáp trượt trên rãnh puli do không đủ ma sát mà cabin đi xuống vượt quá tốc độ cho phép, bộ hạn chế tốc độ tác động lên bộ Hãm bảo hiểm để dừng cabin tựa trên các Ray dẫn hướng trong giếng thang. Ở một số thang máy, bộ Hãm bảo hiểm và bộ phận hạn chế tốc độ còn được trang bị cho cả Đối trọng.
- Bộ hạn chế tốc độ: Là bộ phận an toàn khi vận tốc thay đổi do một nguyên nhân nào đó vượt quá vận tốc cho phép, bộ hạn chế tốc độ sẽ bật cơ cấu khống chế cắt điều khiển motor và bộ Hãm bảo hiểm sẽ làm việc.- Giảm chấn : được lắp đặt dưới đáy hố thang để dừng và đỡ cabin và đối trọng trong trường hợp cabin hoặc đối trọng chuyển động xuống dưới, vượt quá vị trí đặt công tắc hạn chế hành trình cuối cùng. Giảm chấn phải có độ cao đủ lớn để khi cabin hoặc đối trọng tỳ lên nó thì có đủ khoảng trống cần thiết phía dưới sao cho gia tốc dừng cabin hoặc đối trọng không vượt quá giá trị cho phép được uy định trong tiêu chuẩn; đồng thời đảm bảo được một khoảng trống an toàn cho việc sửa chữa.
- Cửa cabin và Cửa tầng: Thường là loại cửa lùa về một bên hoặc hai bên và chỉ đóng mở khi Cabin dừng chính xác trước cửa tầng nhờ cơ cấu đóng mở cửa (Động cơ mở cửa) đặt trên nóc Cabin. Cửa Cabin và Cửa tầng được trang bị khoá liên động và các tiếp điểm điện để đảm bảo an toàn cho cầu thang máy hoạt động.Động cơ mở cửa là động cơ một chiều hay xoay chiều tạo ra momen mở cửa cabin kết hợp với mở cửa tầng. Khi cabin dừng đúng tầng, rơle thời gian sẽ đóng mạch điều khiển động cơ mở cửa, hoạt động theo một quy luật nhất định, đảm bảo quá trình đóng mở êm nhẹ không có va đập. Nếu không may một vật gì đó hay người kẹp giữa cửa tầng đang đòng thì cửa sẽ tự động mở ra nhờ bộ phận đặc biệt ở gờ cửa có găn phản hồi với động cơ qua Hệ thống điều khiển (Control Panel).Thang sẽ không hoạt động nếu một trong các tiếp điểm chưa đóng kín hẳn. Hệ thống khoá liên động cũng đảm bảo đóng kín các cửa tầng và không mở được từ bên ngoài khi cabin không ở đúng vị trí cửa tầng. Cửa tầng và cửa cabin được đóng mở đồng thời. Tại các điểm trên cùng và dưới cùng có đặt các công tắc hạn chế hành trình cho cabin.
- Cabin (18) và Đối trọng : Cabin Là một phần tử chấp hành quan trọng trong thang máy, là nơi chở người hay hàng hoá đến các tầng. Để đảm bảo cho cabin hoạt động đều cả trong quá trình lên và xuống, có tải hay không có tải người ta sử dụng một Đối trọng có chuyển động đồng phẳng với cabin nhưng theo chiều ngược lại.Cabin và Đối trọng được treo trên hai đầu cáp nâng nhờ vào Hệ thống treo. Hệ thống này đảm bảo cho các nhánh cáp riêng biệt có sức căng như nhau. Cáp nâng được vắt qua các rãnh cáp của puli ma sát của Motor kéo. Khi chuyển động, cabin và đối trọng tựa trên các ray dẫn hướng trong giếng thang nhờ các Ngàm dẫn hướng. Hệ thống cáp nâng, ray dẫn hướng, cabin và đối trọng nằm trong một mặt phẳng để đảm bảo chuyển động êm nhẹ, chính xác, không rung giật trong quá trình di chuyển. Cabin, hộp Giảm tốc, đối trọng tạo nên một cơ hệ phối hợp chuyển động nhịp nhàng do Motor kéo điều chỉnh.Cabin phải đảm bảo có kích thước phù hợp, tính thẩm mỹ cao và các tiện nghi như ánh sáng, quạt gió, điều hoà, âm thanh, panel vận hành ... gây cảm giác dễ chịu, thuận tiện cho khách khi ở trong cabin. Các thiết bị phụ khác như quạt gió, chuông, điện thoại liên lạc, các chỉ thị số báo chiều chuyển động, panel vận hành… được lắp đặt trong cabin để tạo ra cho khách hàng một cảm giác dễ chịu khi đi thang máy hoặc thang máy gia đình.
Từ khóa » Sơ đồ Nguyên Lý Mạch điện Thang Máy
-
Số đồ Nguyên Lý Mạch điện Thang Máy
-
SƠ ĐỒ CẤU TẠO, SƠ ĐỒ MẠCH, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG. - 123doc
-
Sơ đồ Nguyên Lý Mạch điều Khiển Thang Máy 3 Tầng// Bản Chuẩn đã ...
-
Sơ đồ Nguyên Lý Mạch điện Thang Máy - Trần Gia Hưng
-
Sơ đồ Mạch điện Thang Máy 3 Tầng Bằng Rơle
-
Trang Bi Dien Thang May - SlideShare
-
Cấu Tạo Thang Máy Gia đình, Chi Tiết Thành Phần Của Thang Máy
-
Sơ Đồ Mạch Điện Thang Máy 3 Tầng Bằng Rơle, Mạch ... - Thevesta
-
Sơ đồ Mạch điện điều Khiển Thang Máy
-
CẤU TẠO TỦ ĐIỆN CỦA THANG MÁY
-
Sơ Đồ Nguyên Lý Mạch Điện Cầu Thang 2 Công Tắc 1 Bóng Đèn
-
[PDF] Môn Trang Bị điện đỗ Chí Phi - Trường CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng