Cấu Tạo Thanh Quản Và Vai Trò Của Thanh Quản - Bệnh Viện Tai Mũi Họng

Thu gọn danh mục Danh mục bài viết Cấu tạo thanh quản và vai trò của thanh quản Ngày đăng : 12-10-2021 - Lượt xem : 4988
  • Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu giải đáp viêm họng do trào ngược dạ dày
  • Phương pháp điều trị cổ họng có hạt đỏ hiệu quả

Thanh quản là một phần quan trọng trong cấu tạo cổ họng và đường hô hấp. Cấu tạo của thanh quản không chỉ giúp con người phát ra giọng nói, âm thanh mà còn nhiều tác dụng khác. Sau đây, hãy cùng Hoàn Cầu tìm hiểu về cấu tạo thanh quản và một số chức năng quan trọng của thanh quản.

Cấu tạo thanh quản và vai trò thanh quản

Cấu tạo thanh quản

Thanh quản nằm ở cổ, có dạng hình ống, trên thông với hầu, dưới nối với khí quản, có nhiệm vụ phát âm và dẫn khí. Thanh quản được cấu tạo chủ yếu bởi các sụn nối với nhau bằng các khớp, màng và các cơ. Bên trong, thanh quản được phủ bởi niêm mạc liên tục với niêm mạc hầu, niêm mạc khí quản và tạo nên các xoang cộng hưởng âm thanh.

Các sụn cấu tạo thanh quản

Sụn giáp: sụn lớn nhất trong các sụn thanh quản. Ðược tạo nên bởi hai mảnh dính liền nhau, khiến thanh quản nhô ra trước và một góc mở ra sau, gọi là góc sụn giáp. Góc này ở nam và nữ sẽ khác nhau, ở nữ khoảng 1200, còn ở nam giới khoảng 900.

Sụn nhẫn: Sụn nhẫn có hình như chiếc nhẫn, nằm ở dưới sụn giáp, gồm 2 phần: Cung sụn nhẫn và mảnh sụn nhẫn.

Sụn nắp thanh môn: nằm sau sụn giáp, như cái nắp thanh quản. Có hình chiếc lá, gắn vào góc sụn giáp bằng dây chằng giáp nắp.

Sụn phễu: Là sụn đôi, nằm trên mảnh sụn nhẫn. Sụn phễu hình tháp tam giác đỉnh ở trên đáy ở dưới. Đáy hình tháp mà góc trước gọi là mỏm thanh âm, góc ngoài gọi là mỏm cơ để cho các cơ bám.

Sụn sừng: Nhỏ, có đáy cố định vào đỉnh sụn phễu; các sụn nối nhau bằng các khớp các dây chằng và các cơ thanh quản giúp cho thanh quản có thể vận động được.

các sụn cấu tạo thanh quản

Các cơ cấu tạo thanh quản

Cơ thanh quản gồm có cơ ngoại lai và nội tại.

Các cơ ngoại lai là các cơ có bám tận ở xương móng hay thanh quản khi co có thể làm thanh quản vận động được.

Các cơ nội tại là các cơ có nguyên ủy và bám tận đều ở thanh quản như cơ nhẫn giáp đi từ sụn nhẫn đến sụn giáp khi co làm căng dây chằng thanh âm, cơ nhẫn phễu bên và nhẫn phễu sau…

Mạch máu và thần kinh cấu tạo thanh quản

Mạch máu: Thanh quản được nuôi dưỡng bởi động mạch thanh quản trên là nhánh của động mạch giáp trên và động mạch thanh quản dưới là nhánh của động mạch giáp dưới.

Thần kinh: Cơ nhẫn giáp do nhánh ngoài của thần kinh thanh quản trên vận động. Khi tổn thương thần kinh này sẽ không nói giọng cao được.Còn liệt dây thanh quản sẽ gây tình trạng mất tiếng…

Vai trò thanh quản

Chức năng hô hấp: do thanh môn cơ nhẫn - phễu sau chịu trách nhiệm. Khi thanh môn không mở rộng được hoặc bị tắc sẽ dẫn đến tình trạng khó thở và gây nguy hiểm đến tính mạng, cần phải xử lý kịp thời.

Bảo vệ đường hô hấp dưới: Vai trò quan trọng của thanh quản là chức năng bảo vệ của nó, phòng ngừa dị vật xâm nhập vào phổi bằng cách ho và các hành động phản xạ khác nhằm đẩy dị vật ra ngoài đường hô hấp.  Khi thanh quan mở rộng rồi đóng cùng với việc nâng áp lực bên trong của lồng ngực sau đó mở ra tức thì làm cho luồng không khí đẩy mạnh trở lại, từ đo sẽ tống dị vật ra ngoài.

Ho và hắt hơi: hiện tượng khi có vật thể lạ ở mũi, họng, là một phản xạ hô hấp do luồng khí bị đẩy mạnh ra một cách nhanh, mạnh và đột ngột do khe thanh môn đóng lại rồi mở ra bất ngờ.

Nấc là do cơ hoành bất thần trong thì hít vào, khe thanh môn đóng lại một phần hoặc toàn phần.

Tạo âm thanh: Do luồng khí được đẩy từ phổi ra ngoài nhờ sự co của cơ hoành, các cơ rộng bụng và cơ gian sườn. Luồng khí làm rung chuyển dây thanh âm từ đó phát ra âm thanh.

Thao tác của thanh quản được sử dụng để tạo ra âm thanh nguồn với tần số cơ bản hoặc cao độ cụ thể. Âm thanh ở từng cá thể bị thay đổi khi nó đi qua đường hô hấp, được tạo nên bởi nhiều sự khác nhau dựa trên vị trí của lưỡi, môi, miệng và hầu họng.

cấu tạo thanh quản và các bệnh thường gặp

Các bệnh thường gặp

Viêm thanh quản mãn tính

Viêm thanh quản cấp tính

Ung thư thanh quản

Polyp thanh quản

Viêm thanh quản

Liệt cơ mở thanh quản

Hẹp thanh quản

Cách phòng ngừa các bệnh thanh quản

  • Không nói quá to, hạn chế la hét
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu, bia
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Hạn chế đồ ăn nay nóng
  • Khám định kỳ tổng thể

Hy vọng những thông tin về cấu tạo thanh quản trên sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra, khi có các dấu hiệu bất thường của cơ thể, không nên tự ý mua và sử dụng thuốc. Nên sớm đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và khám chữa kịp thời, đúng bệnh.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

    Bài viết liên quan

  • Cách dùng thuốc đông y điều trị viêm họng hiệu quả
  • Các dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt là gì?
  • Nguy cơ tiềm ẩn của viêm họng hạt mà người bệnh cần chú ý
  • Nổi hạch ở cổ họng có tự hết không? Điều trị như thế nào?
  • Đau họng nên kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh?

Từ khóa » Cấu Tạo Của Họng Và Thanh Quản