Thanh Quản: Vị Trí, Cấu Trúc Và Vai Trò

Tìm hiểu thanh quản: vị trí cấu trúc và vai trò

Thanh quản: Vị trí, cấu trúc và vai trò

Nói về bệnh viêm thanh quản có lẽ sẽ rất nhiều người biết đến, tuy nhiên khi đề cập đến vị trí, cấu trúc và vai trò của thanh quản thì chắc hẳn sẽ không có nhiều người biết đến. Hãy cùng viemduonghohap.vn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Mục lục

  • Dây thanh quản là gì?
  • Vị trí của thanh quản nằm ở đâu
  • Cấu trúc của dây thanh quản
    • Ở nam giới
    • Ở nữ giới
  • Vai trò của dây thanh quản
    • Chức năng về hô hấp
    • Chức năng phát ra âm thanh
    • Chức năng ho và hắt hơi
  • Những bệnh lý về thanh quản thường gặp
  • Một số biện pháp giúp bảo vệ thanh quản và giọng nói

Dây thanh quản là gì?

Dây thanh quản chính là một bộ phận trên cơ thể có nhiệm vụ tạo ra âm thanh giúp con người nói, phát âm, thở và bảo vệ không cho thức ăn xâm nhập qua. Thanh quản chính là một phần của hệ hô hấp nối liền yết hầu và khí quản.

Vị trí của thanh quản nằm ở đâu

  • Thanh quản có vị trí nằm ở phía trước thanh hầu, nằm dọc theo đốt sống C3 đến đốt sống C6.
  • Thanh quản là bộ phận kết nối giữa hầu với khí quản.
  • Khi chúng ta có những động tác như ngẩng đầu, cúi đầu hoặc nuốt thì thanh quản sẽ có sự thay đổi về kích thước, chúng sẽ căng ra hoặc co lại.

Cấu trúc của dây thanh quản

Ở cơ thể con người thì dây thanh quản có hình ống dây dài chúng góp phần tham gia vào hoạt động để tạo ra tiếng nói.

Phần lớn thanh quản bao gồm các sụn được gắn kết với nhau cùng các cấu trúc xung quanh bởi các cơ hoặc các phần mô sợi có khả năng đàn hồi. Các cơ này mang tên: Cơ nhẫn phễu sau, cơ phễu, cơ giáp, cơ nhẫn giáp, cơ thanh môn

Cấu tạo của thanh quản từ các sụn được nối lại với nhau bằng các phần khớp, dây chằng cơ và các màng liên kết: Sụn của thanh quản được cấu tạo từ sụn đơn và sụn kép có vai trò tạo hình cho thanh quản. Những bộ phận của thanh quản được cấu tạo từ sụn là: Sụn nhẫn, sụn nắp thanh quản, sụn thóc, sụn giáp, sụn sừng, sụn phễu, sụn vừng, sụn chêm,…

Khi đó hai dây thanh âm sẽ rung chuyển và phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua dây thanh tạo thành tiếng nói của chúng ta.

Bên trong thanh quản được bao phủ bởi phần niêm mạc hầu và niêm mạc khí quản giúp các xoang cộng hưởng với nhau để tạo ra âm thanh.

Cấu trúc của thanh quản

Cấu trúc của thanh quản

Dây thanh quản ở nam và nữ có kích thước rất khác nhau cụ thể như sau:

Ở nam giới

  • Kích thuớc thanh quản lớn hơn của nữ giới.
  • Chiều dài 44mm.
  • Đường kính ngang 43mm.
  • Đường kính trước sau 36mm.

Ở nữ giới

  • Kích thuớc thanh quản nhỏ hơn của nam giới.
  • Chiều dài 33mm.
  • Đường kính ngang 41mm.
  • Đường kính trước sau 26mm.

Chính vì sự khác biệt về kích thước thanh quản giữa nam và nữ này đã dẫn đến sự khác biệt trong giọng nói của hai giới. Giọng của nam giới sẽ trầm và khàn hơn. Giọng của nữ giới sẽ cao và trong hơn.

Vai trò của dây thanh quản

Vai trò hay còn được gọi là chức năng. Thanh quản không chỉ có chức năng để tạo ra âm thanh mà bên cạnh đó còn có nhiều những chức năng khác mà có thể bạn chưa biết đến.

Chức năng về hô hấp

Hệ hô hấp chính là chức năng tối quan trong với sự sống của con người và mọi loài động vật. Chức năng này giúp mở vùng thanh môn do cơ nhẫn và phễu sau đảm nhận. Khi vùng thanh môn không mở rộng được hoặc bị bít tắc do một lý do nào đó sẽ dẫn đến tình trạng khó thở thanh quản gây nguy hiểm đến tính mạng cần phải có biện pháp xử lý kịp thời làm khai thông đường thở nguy hiểm hơn cần phẫu thuật gấp để mở khí quản.

Chức năng phát ra âm thanh

Đây là chức năng rất quan trọng giúp con người có được giọng nói để giao tiếp và làm việc, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm vậy nên nó có ý nghĩa rất lớn về sự truyền đạt và về mặt xã hội, giúp con người hiểu nhau hơn và cuộc sống hoàn thiện hơn.

Dây thanh quản có vai trò giúp con người phát ra âm thanh khi nói. Thanh quản giúp luồng hơi lưu thông từ phổi ra bên ngoài. Thanh quản mới chính là đường ống tạo ra âm thanh chứ không phải thực quản như nhiều người từng hiểu lầm.

Thanh quản có vai trò tạo ra âm thanh nguồn với tần số cơ bản hay cao độ cụ thể, là nơi điều chỉnh âm lượng và cao độ trong giọng nói. Âm thanh nguồn sẽ thay đổi khi đi qua đường hô hâp, chúng được cấu hình khác nhau dựa trên vị trí của môi, miệng, lưỡi, răng và vùng hầu họng.

Vì vậy nếu dây thanh quản bị viêm hoặc sưng tấy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nói gây ra hiện tượng khàn tiếng, mất tiếng, giọng nói lúc này có thể bị bóp méo hoặc thều thào rất khó nghe.

Chức năng ho và hắt hơi

Thanh quản còn giúp bảo vệ đường hô hấp dưới do vai trò quan trọng của thanh quản chính là phòng ngừa dị vật xâm nhập vào phổi bằng cách ho hoặc một số hành động phản xạ khác như hắt xì nhằm đẩy dị vật ra ngoài chứ không đưa chúng vào cơ thể. Khi thanh quản được mở rộng rồi đóng cùng với việc nâng cao asplwcj bên trong của lồng ngực rồi mở ra tức thì sẽ làm cho luồng không khí đẩy mạnh trở lại giúp tống các loại dị vật và bụi bẩn ra ngoài.

Những bệnh lý về thanh quản thường gặp

Thanh quản nằm ở vị trí rất nhạy cảm nối liền cơ quan hô hấp trên và dưới với nhau. Vì vậy thanh quản rất dễ bị viêm nhiễm hoặc tổn thương khi gặp phải những tác nhân gây kích thích sẽ gây ra những bệnh về thanh quản thường gặp bao gồm những loại bệnh lý dưới đây:

  • Viêm thanh quản cấp tính.
  • Viêm thanh quản mãn tính.
  • Polyp thanh quản.
  • Lao thanh quản.
  • U thanh quản.
  • Hạt sơ dây thanh.
  • Ung thư thanh quản
  • Nang dây thanh .

Một số biện pháp giúp bảo vệ thanh quản và giọng nói

  • Kiểm soát tốt giọng nói bằng việc không nói to, không nói quá nhiều và tuyệt đối không nên la hét.
  • Uống nước ấm mỗi ngày và uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Không uống nước đá lạnh hoặc đồ uống chứa cồn như bia, rượu.
  • Nói không với thuốc lá để bảo vệ niêm mạc thanh quản và sức khỏe toàn diện.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe.
  • Hạn chế ăn đồ ăn khô cứng, cay nóng hoặc đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
  • Nên ăn thêm những loại đồ ăn mềm dễ nuốt.
  • Tập thói quen đeo khẩu trang khi ra đường.
  • Vệ sinh răng miệng và tay thật sạch sẽ mỗi ngày.
  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng khi thời tiết lạnh hoặc thay đổi thất thường.
  • Hàng ngày súc miệng với nước muối ấm 2-3 lần.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang có bệnh về đường hô hấp.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và giặt chăn, ga, gối sạch sẽ.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm cho không gian sống đủ độ ẩm cần thiết.
  • Sau khi sử dụng điều hòa nên mở hết cửa và xả quạt cho không khí trong phòng được lưu thông.

Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ có thêm cái nhìn toàn diện hơn về vai trò chức năng của thanh quản để thấy được rằng thanh quản là một bộ phận rất quan trọng với cơ thể giúp bạn biết cách bảo vệ tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống và công việc của bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Chia sẻ0

Từ khóa » Cấu Tạo Của Họng Và Thanh Quản