Kỹ Thuật Đặt Nội Khí Quản Cấp Cứu

Kỹ thuật đặt:

-       Bôi trơn và cố định que dẫn đường bên trong ống nội khí quản

-       Đặt đầu bệnh nhân ở tư thế trung tính, giữ thẳng trục cổ làm thẳng trục miệng-thanh quản-hầu họng

-       Mở miệng bệnh nhân bằng cách dùng kỹ thuật “ngón cái và ngón trỏ” 

-       Đặt nhẹ nhàng lưỡi đèn vào phía bên phải của miệng bệnh nhân bằng tay trái, gạt lưỡi sang trái và nâng nắp thanh quản

-       Quan sát thanh môn đang mở, các dây thanh

-       Hút sạch chất tiết trong đường thở (nếu cần) bằng tay phải

-       Đưa ống nội khí quản vào bằng tay phải và quan sát khi ống nội khí quản đi qua 2 dây thanh

-       Bơm bóng chèn nội khí quản với khoảng 5-10 mL không khí

-       Lấy lưỡi đèn ra khỏi miệng bệnh nhân

-       Giữ ống nội khí quản bằng một tay và rút que dẫn đường bằng tay kia

-       Đặt dụng cụ ngăn cắn

-       Nối bóng giúp thở vào ống nội khí quản

-       Bóp bóng giúp thở trong khi quan sát cử động lên xuống của lồng ngực

-       Đánh giá vị trí chính xác của ống nội khí quản

-       Cố định ống nội khí quản bằng dây vải

-       Thông khí cho bệnh nhân và tiếp tục theo dõi tình trạng của bệnh nhân và vị trí của ống nội khí quản (bằng lâm sàng hay bằng các phương tiện khác (x quang ngực thẳng))

 

Hình 4: đặt nội khí quản với lưỡi đèn cong và thẳng (chú ý vị trí đầu tận lưỡi đèn)

 

 

 

 

 

        Hình 5: tư thế đúng: trục của miệng, hầu                                                 Hình 6: vị trí ống nội khí quản và độ sâu

              và khí quản phải thẳng hàng                                                                                     tương ứng

                

         

Ống nội khí quản thường                                  Ống nội khí quản HILO-EVAC

Hình 7: ống nội khí quản

 

Từ khóa » Cấu Tạo Của Họng Và Thanh Quản