CẤU TẠO, TÍNH CHẤT VẬT LÍ, TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ ...

I. Cấu tạo phân tử

- Công thức phân tử: HNO3

- Công thức cấu tạo:

Kết quả hình ảnh cho ctct hno3

* Nhận xét: N trong phân tử HNO3 có hóa trị 4 và số oxi hóa là +5.

II. Tính chất vật lí

- Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm, D = 1,53g/cm3, sôi ở 860C.

Lọ đựng axit HNO3 trong phòng thí nghiệm

- Trong điều kiện thường, dung dịch có màu hơi vàng do HNO3 bị phân hủy chậm:

4HNO3 → 4NO2 + 2H2O + O2

→ phải đựng dung dịch HNO3 trong bình tối màu.

III. Tính chất hóa học

Phương trình điện li: HNO3 → H+ + NO3-

1. HNO­3­ là một axit mạnh (Thể hiện đầy đủ tính chất của 1 axit)

- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

- Tác dụng với oxit bazơ (trong đó kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → muối + H2O

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

- Tác dụng với bazơ (trong đó kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → muối + H2O:

2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O

- Tác dụng với muối (axit mạnh đẩy được axit yếu ra khỏi muối) → muối mới + axit mới:

2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO­3­)2 + CO2 + H2O

2. HNO3 là chất oxi hóa mạnh

- Số oxi hóa của nitơ: -3 0 +1 +2 +3 +4 +5

* Nhận xét: N trong HNO3 có số oxi hóa cao nhất nên HNO3 có tính oxi hóa mạnh.

a. Tác dụng với kim loại

M + HNO3 → M(NO3)n + {NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3} + H2O

Ví dụ:

Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

* Nhận xét:

- HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt.

- Sản phẩm khử của N+5 là tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại và nồng độ của dung dịch axit. Thông thường thì dung dịch đặc → NO2 dung dịch loãng → NO; dung dịch axit càng loãng, kim loại càng mạnh thì N bị khử xuống mức càng sâu.

Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

- HNO3 đặc nguội thụ động với Al, Fe, Cr.

* Chú ý: Nếu cho Fe hoặc hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 mà sau phản ứng còn dư kim loại → trong dung dịch Fe thu được chỉ ở dạng muối Fe2+.

b. Tác dụng với phi kim (HNO3 đặc tác dụng được với các phi kim có tính khử như C, S, P...).

C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O

S + 4HNO3 → SO2 + 4NO2 + 2H2O

P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O

c. Tác dụng với các chất khử khác (oxit bazơ, bazơ và muối trong đó kim loại có số oxi hóa trung gian.).

4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2

IV. Điều chế

1. Trong phòng thí nghiệm

H2SO4 đặc + NaNO3 tinh thể → HNO3 + NaHSO4

2. Trong công nghiệp:

NH3 → NO → NO2 → HNO3

4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O (Pt, 8500C)

2NO + O2 → 2NO2

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

V. Ứng dụng

Axit nitric là một trong những hóa chất cơ bản và quan trọng. Phần lớn axit này được dùng để sản xuất phân đạm. Ngoài ra nó còn được dùng để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm...

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

ĐÀO TẠO NTIC

Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng Hotline: 0905540067 - 0778494857

Email: daotaontic@gmail.com

Từ khóa » Tính Chất Hóa Học Cơ Bản Của Axit Nitric Là