Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Bơm Dầu Bôi Trơn - OTO-HUI
Có thể bạn quan tâm
(News.oto-hui.com) – Bơm dầu là bộ phận không thể thiếu trên động cơ, có nhiệm vụ chính là đảm bảo lượng dầu được đưa tới các bề mặt ma sát có một áp suất cao, ổn đinh, và liên tục trong suốt quá trình hoạt động của chiếc xe. Thông thường trên các dòng xe thường sử dụng bơm dầu kiểu bánh răng, hoặc bơm dầu kiểu roto,… Vậy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm dầu bôi trơn có gì đặc biệt?
1. Bơm dầu kiểu bánh răng
a. Cấu tạo:
Trong bơm dầu kiểu bánh răng bao gồm 2 bánh răng: một bánh răng chủ động và một bánh răng bị động. Bánh răng chủ động được lắp cố định trên trục bơm bằng then hoa hoặc là then bán nguyệt. Trục bơm này được đẫn động bởi trục khuỷu hoặc trục cam nhờ các cặp bánh răng trụ răng nghiêng.
b. Nguyên lý hoạt động
Hai bánh răng chủ động và bị động ăn khớp với nhau tạo thành 2 khoang dầu riêng biệt là khoang dầu vào và khoang dầu ra. Khi bánh răng chủ động quay nhờ lực kéo đến từ trục khuỷu hoặc trục cam, bánh răng bị động cũng được dẫn động theo nhờ các bánh răng ăn khớp. Dầu từ đường dầu áp suất thấp (khoang dầu vào) sẽ được nén lại, và đẩy qua khoang dầu ra, nhờ đó áp suất dầu ở đây có áp suất cao, và được đẩy qua các bộ lọc tới các chi tiết cần bôi trơn. Lượng dầu được đẩy đi cũng tạo ra một lực hút ở trong khoang dầu vào, nhờ đó dầu được hút lên từ các – te, quá trình này được lặp lại liên tục, tạo thành một chu kì vận chuyển của dầu trơn trong động cơ.
Khi tốc độ động cơ tăng, làm cho tốc độ tại bánh răng chủ động cũng tăng theo, do vậy áp suất dầu vượt quá mức quy định. Nhằm hạn chế các tác động mà áp suất dầu quá cao gây ra, van điều áp được thêm vào để khắc phục tình trạng này. Khi áp suất dầu quá cao, van điều áp mở ra, làm cho 1 phần lượng dầu sẽ về lại khoang hút, từ đó hạn chế lại áp suất dầu tăng quá mức.
2. Bơm dầu kiểu roto
a. Cấu tạo
- Gồm vỏ chứa 2 roto lồng vào nhau: roto trong và roto ngoài
- Roto ngoài có khoét lõm hình sao đỉnh tròn. Roto trong dạng chữ thập đỉnh tròn được lắp vào trong roto ngoài, cả 2 roto được lắp lệch tâm với nhau.
- Roto trong có thể quay được nhờ trục bơm dẫn động từ trục cam của động cơ.
b. Nguyên lý hoạt động
Hai roto được đặt lệch nhau, khi roto trong quay thì roto ngoài cũng quay theo. Đỉnh của roto bên trong luôn tỳ sát vào thành của roto ngoài, tạo thành các khoang dầu A và B. Khi roto quay, khoảng không gian giữa các roto chứa đầy dầu, thể tích khoang B dần giảm, dầu dần được nén với áp suất cao, và được đẩy đi bôi trơn các chi tiết thông qua các cửa xả. Ngược lai, thể tích khoang A dần tăng, tạo ra một độ chân không hút lượng dầu trong cat-te, cứ như thế qua trình này được lặp lại liên tục, đẩy lượng dầu bôi trơn khắp động cơ.
Bài viết liên quan:
- Cách nhận biết khi nào cần thay bơm nước trên xe ô tô
- Phân biệt các loại van chính trong bơm cao áp – Common Rail Diesel
- Dấu hiệu nhận biết khi bơm nhớt bị hư hỏng
Từ khóa » Cấu Tạo Bơm Roto
-
Đặc điểm Bơm Bánh Răng Roto - ROTOPUMPS VIETNAM
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Bơm Cánh Gạt Thủy Lực
-
Bơm Rôto Bơm Phiến Trượt - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bơm Cánh Gạt Là Gì? Phân Loại, Cấu Tạo Nguyên Lý Hoạt động Của Nó
-
Bơm điện Thủy Lực Là Gì ? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động (Đã Kiểm ...
-
Nguyên Lý,cấu Tạo Và ưu Nhược điểm Của Bơm Thủy Lực Piston
-
Cấu Tạo Bơm Thủy Lực Piston
-
Bơm Cánh Gạt Là Gì? Phân Loại, Cấu Tạo, Nguyên Lý Bơm Lá - Khí Nén
-
CẤU TẠO NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG BƠM LY TÂM
-
Bơm Cánh Gạt Là Gì? Phân Loại, Nguyên Lý, ưu Nhược điểm Của Nó
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Máy Bơm Nước
-
Nhiệm Vụ Cấu Tạo Phân Loại Và Phương Pháp Sửa Chữa Bơm Dầu
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Máy ... - Máy Bơm Nước Đài Loan