Cấu Tạo Xe Nâng điện: Các Bộ Phận Và Nguyên Lý Hoạt động

Cấu tạo xe nâng điện bao gồm 9 bộ chính: càng nâng, giá nâng, khung nâng, xi lanh khung nâng, xi lanh nghiêng, cầu lái trước,....

Là một trong những dòng xe nâng hàng phố biến nhất hiện nay, xe nâng điện lấy lòng khách hàng không chỉ bằng việc sử dụng năng lượng sạch mà còn bởi thiết kế đẹp và khoa học. Vậy trong bài viết này hãy cùng đi tìm hiểu cấu tạo xe nâng điện và nguyên lý hoạt động của nó cùng với CNSG nhé.

  • So sánh xe nâng điện và xe nâng dầu

Cấu tạo xe nâng điện và tên tiếng anh của các bộ phận

cấu tạo xe nâng điện và nguyên lý hoạt động

Tương như các thiết bị nâng khác cấu tạo xe nâng điện bao gồm những bộ phận sau:

1. Càng nâng (Fork)

  • Có hình dáng chữ L được vát mép gọi là nĩa dài và một phần được gắn vào giá nâng (forkcarriage)
  • Càng xe được quy định về kích thước và chiều dài tiêu chuẩn, được quy định rất rõ về kích thước, khoảng cách, vát mép bao nhiêu độ,.. bao gồm:
    • Class IIA, 
    • Class IIB, 
    • Class IIIA, 
    • Class IIIB,…
  • Chiều dài nĩa nâng thường dùng ở các kích thước như 1020mm, 1070mm, 1120mm,….Độ dài này có thể chênh lệch một chút đối với các hãng xe khác nhau.

2. Giá nâng (Fork Carriage)

  • Đây là bộ phận trung gian giữa khung nâng (mast) và càng nâng (fork), mặt ngoài được làm theo tiêu chuẩn Class tương ứng với càng nâng
  • Phía bên ngoài giá nâng sẽ có 1 khung nâng để bảo vệ hàng hóa khi nâng hận không bị xô đổ và  đồng thời làm điểm tựa khi khung nâng nghiêng hoặc khi xe nâng di chuyển
  • Phần giá nâng sẽ được gắn cố định vào xích nâng (chạy dọc theo khung nâng) để có thể điều khiển phần này lên xuống theo ý muốn 

3. Khung nâng (Mast)

  • Bao gồm các khung hình chữ H được chế tạo bằng thép có độ cứng cao, có thể chịu được tải trọng lớn được lồng vào nhau, có thể 2 hoặc 3 khung chữ H. Những khung này sẽ giúp tăng hoặc giảm chiều cao bằng cách trượt thẳng trên mặt phẳng với nhau
  • Đầu khung nâng đều có gắn vòng bi để giảm thiểu lực ma sát và giúp khung nâng vận hành êm và bền bỉ.

4. Xi lanh khung nâng (Lifting Cylinder Mast)

  • Có hình ống đường kính ngoài từ 70mm – 300mm tùy theo tải trọng nâng của xe, chiều dài  từ 1500mm – 4000mm tùy theo chiều cao nâng hạ
  • Phần xi lanh có cấu tạo rỗng bên trong, ngoài ra còn có một trụ đặc (gọi là ti xi lanh) có phần đầu gắn gioăng phớt (piston), hoạt động theo có chế thủy lực ra vào 
  • Đầu Piston được gắn gioăng phớt, chia khoang xi lanh làm 2 phần riêng biệt, có 2 đường thủy lực (1 đường vào – 1 đường ra)

5. Xi lanh nghiêng (Tilt Cylinder)

  • Có cấu tạo tương tự như xi lanh trụ nâng, một đầu được gắn cố định vào khung xe, một đầu được gắn cố định vào khung nâng, khi hoạt động sẽ có tác dụng giúp khung nâng quay xung quanh 1 chốt đỡ  đầu dưới, 
  • Độ nghiêng vào trong và ra ngoài thông thường vào khoản khoảng 15 độ – 20 độ.
  • Đây là bộ phận giúp cho khung nâng hoạt động linh hoạt, dễ dàng bốc xếp hàng hóa và di chuyển an toàn trên đường.

6. Cầu trước (Front Axle)

  • Đây là nơi chịu lực chính của xe và đảm nhận nhiều công việc cùng một lúc bao gồm:
    • Tiếp nhận truyền động thông qua hộp số và giúp xe di chuyển
    • Chịu tải trọng chính trong quá trình nâng hạ hàng hóa
    • Được gắn hệ thống phanh, có tác dụng phanh hãm 
  • Sử dụng 2 motor điện gắn ở hai bánh trước, giúp xe di chuyển tiến hoặc lùi dễ dàng  trong quá trình vận hành

7. Đối trọng (Counter Balance)

  • Được làm từ thép hoặc bê tông tùy theo thiết kế của từng hãng, phần này dùng để gắn phía sau cùng xe nâng hàng có tác dụng giữ thăng bằng cho xe, giúp xe không bị đổ, bị nghiêng khi nâng hàng hóa
  • Đối trọng xe nâng và hàng hóa nâng phía trước được cân bằng và liên kết với nhau thông qua nguyên lý cánh tay đòn (mô men lực)

8. Bình ắc quy (Battery)

  • Bình điện thường có công suất 48V – Dung lượng Ah tùy thuộc vào vào mẫu xe, tải trọng xe cũng như công suất làm việc mà có thể đạ từ  200Ah – hơn 1500Ah
  • Đa phần đều là bình ắc quy axit có cấu tạo bên ngoài là vỏ bình bằng thép, bên trong là các Cell riêng biệt (mỗi Cell có cấu tạo như một bộ ắc quy nhỏ), những Cell này được mắc nối tiếp hoặc song song để  bộ bình ắc quy đạt công suất yêu cầu
  • Phần vỏ Cell thường được làm  từ các loại nhựa Ebonit, Axphantopec, giúp tăng độ bền và khả năng chịu axit, ngoài ra bên trong từng Cell còn được ép một lớp lót chịu axit dày 0.6mm bằng Poluctovinlim

9. Cầu lái sau (Rear Axle)

  • Khác với ô tô được lái bằng bánh trước, xe nâng hàng được lái từ bánh sau, đây là thiết kế đặc biệt để phục vụ công việc nâng hạ xếp dỡ hàng hóa 
  • Phần vô lăng lái được hỗ trợ lực từ bót lái (Orbitrol Assembly). Đối với các dòng xe nâng trên 3 tấn sẽ có thêm xi lanh trợ lực lái

10. Các bộ phận khác

  • Động cơ điện:  đây à một hệ thống motor khép kín được tích hợp phía bên trong của xe. Bộ phận này có thể được sử dụng chung hoặc chia làm 2 phần (tùy theo dòng sản phẩm) bao gồm:
    • Motor dùng cho nâng hạ 
    • Motor dùng để di chuyển
  • Mui xe (Overhead Guard): có tác dụng bảo vệ người lái dưới tác động của các yếu tố bên ngoài thường đượng làm bằng thép không gỉ
  • Hệ thống ga điều khiển hoạt động thông qua cảm biến từ và bo mạch ở phía bên trong.
  • Bo mạch đây là chip điện tử có thể bắt và truyền  tín hiệu từ tay người điều khiển tới các bộ phận nâng hạ, di chuyển.
  • Hệ thống bánh (Drive Wheels): chất liệu chủ yếu bao gồm nhựa, PU, cao su tùy theo môi trường sử dụng xe. được chia thành bánh tải và bánh lái riêng biệt.

Nguyên lý hoạt động

  • Cơ chế nâng hạ Khi các piston thủy lực đẩy các khung nâng theo hướng lên trên, các bánh răng trên phần khung nâng sẽ ép vào các xích lăn. Do có một bên của xích nâng được cố định vào khung bất động của xe nâng, nên cột buồm có thể di chuyển lên trên và kéo càng  nâng lên cao. Khi hạ xuống cũng tương tự như vậy với quy trình đảo ngược
  • Cơ chế nghiêng càng 2 cặp xi lanh nghiêng được gắn vào khung  nâng, hoạt động bằng cách xoay quanh chốt đỡ đầu dưới . Hệ thống nghiêng này được điều khiển bằng 1 cần gạt được bố trí trong cabin xe giúp người lái xe thao tác dễ dàng trong quá trình sử dụng thiết bị.
Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài GònCông ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.

Từ khóa » Cấu Tạo Xe Nâng điện