Cấu Tạo Xe Nâng điện Chi Tiết Và Nguyên Lý Hoạt động
Có thể bạn quan tâm
Cấu tạo xe nâng điện bao gồm các chi tiết cơ bản sau đây: 1. Buồng lái 2. Thang nâng 3. Càng nâng 4. Giá nâng 5. Động cơ điện…
Xe nâng điện và thiết bị có vai trò thiết yếu trong suốt quá trình di dời, sắp xếp hàng hóa trong các nhà xưởng, kho bãi… Để quá trình vận hành xe nâng điện an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, việc nắm được và hiểu rõ đặc điểm cấu tạo xe nâng điện chi tiết là vô cùng cần thiết. Với những kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực này, Duy Phát xin chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về cấu tạo xe nâng điện nhé!
Xe nâng điện là gì?
Xe nâng điện là mẫu xe nâng hàng chạy bằng nguồn năng lượng điện lấy từ bình ắc quy. Nguồn điện được sử dụng để động cơ vận hành, tác động và hệ thống thủy lực để xe nâng có thể hoạt động. ình điện ắc quy khi được sạc đầy sẽ có thể duy trì hoạt động của xe nâng điện liên tục trong khoảng 8 tiếng.
Dòng xe nâng hàng này có sự đa dạng về tải trọng và chiều cao nâng, nên được xem là phương tiện vô cùng tiện lợi để vận chuyển và lưu trữ hàng hóa trong những không gian kho bãi nhỏ hẹp.
Cấu tạo xe nâng điện chi tiết
Khác với các dòng xe nâng hàng truyền thống, xe nâng điện vận hành bằng động cơ điện nên có cấu tạo khá khác biệt, cụ thể:
0908 08 11 08 - 0909 41 59 41
1. Buồng lái
Đây là nơi chứa đựng hệ thống điều khiển, là nơi người điều khiển trực tiếp vận hành xe nâng. Buồng lái xe nâng điện được chế tạo từ vật liệu kim loại chắc chắn và bền bỉ. Phần mái che được gia công kỹ lưỡng, có tác dụng chịu lực tốt, không gian quan sát rộng rãi, vừa có thể đảm bảo an toàn cho con người và tài sản, vừa giúp người lái có thể quan sát dễ dàng hơn, để quá trình điều khiển không gặp chướng ngại.
2. Thang nâng
Là bộ phận được chế tạo để nâng đỡ hàng hóa lên cao, bằng cách trượt trên các con lăn để di chuyển lên trên. Tùy thuộc vào kiểu dáng và chủng loại xe nâng, mà xe có thể được trang bị loại thang nâng 1 tầng, 2 tầng hay loại thang nâng nhiều tầng.
3. Càng nâng
Càng nâng là bộ phận trực tiếp giữ và di chuyển các pallet hàng hóa. Để đáp ứng cho những nhu cầu đa dạng của khách hàng, hiện nay, hầu hết càng loại càng nâng đều được chế tạo với khả năng điều chỉnh linh hoạt, để có thể dễ dàng thích ứng với những kích thước pallet hàng hóa đa dạng.
4. Giá nâng
Đây là nơi gắn kết giữa thang nâng và càng nâng. Ngoài ra, giá nâng còn là nơi dùng để đỡ và che chắn hàng hóa nếu xảy ra tình trạng rơi vỡ trong quá trình xe vận hành.
5. Động cơ điện
Là một hệ thống motor khép kín, được lắp đặt bên trong xe nâng điện. Tùy thuộc vào từng dòng xe nâng điện mà xe có thể trang bị 1 động cơ điện cho cả 2 chức năng nâng đỡ và di chuyển, hoặc sử dụng 2 loại động cơ riêng biệt cho 2 mục đich này.
Động cơ điện chứa các chíp điện tử, dùng để truyền tín hiệu từ người điều khiển đến toàn bộ các chi tiết vận hành của xe nâng.
6. Bình ắc quy
Bình ắc quy là nơi lữu trữ điện năng cung cấp cho toàn bộ quá trình xe nâng hoạt động. Tuổi thọ của ắc quy xe nâng sẽ phụ thuộc vào quá trình sử dụng, quá trình sạc và bảo dưỡng. Do đó, người dùng nên chú ý tìm hiểu và lưu ý trong quá trình sử dụng và bảo quản bình ắc quy, để đảm bảo chất lượng sử dụng lâu bền.
7. Hệ thống điều khiển
Hiện nay, hệ thống điều khiển xe nâng điện được trang bị bằng các hệ thống điện tử đa năng. Chỉ với 1 thao tác, người lái có thể đồng thời thực hiện những chức năng điều khiển khác nhau. Nhờ việc ứng dụng hệ thống điều khiển điện tử, nên quá trình điều khiển xe nâng điện cũng sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.
Nguyên lý vận hành của xe nâng điện
Mỗi mẫu xe nâng điện sẽ được di chuyển dựa vào tốc độ điều khiển, đồng thời, sử dụng cần gạt để thực hiện quá trình nâng và hạ hàng hóa. Tốc độ vận hành xe nâng sẽ tương ứng với thao tác điều khiển và dựa vào sức mạnh của động cơ.
Cách thức vận hành của xe nâng điện cụ thể như sau:
- Xe nâng điện vận hành theo chu kỳ bao gồm bốc hàng, di chuyển hàng hóa và hạ tải
- Di chuyển xe nâng đến vị trí lấy hàng, đồng thời, điều khiển để xe nâng hạ càng nâng và lấy hàng hóa
- Điều khiển phần khung nâng nghiêng về cabin khi tiến hành lấy hàng
- Để đảm bảo an toàn, nên duy trì khoảng cách giữa càng nâng với mặt đất khoảng 20 đến 30 cm
- Sau đó, thực hiện quá trình hạ tải cho xe nâng điện và tiếp tục thực hiện chu kỳ vận hành mới
Cấu tạo xe nâng điện đã được Duy Phát giới thiểu thông qua bài viết trên đây, hi vọng có thể mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này và cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với Duy Phát Forklift nhé!
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Cấu Tạo Xe Nâng điện
-
Cấu Tạo Xe Nâng Điện Chi Tiết - Nguyên Lý Hoạt Động
-
Cấu Tạo Xe Nâng điện: Các Bộ Phận Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Cấu Tạo Xe Nâng Và Nguyên Lý Hoạt động Chi Tiết Của Xe Nâng
-
Cấu Tạo Xe Nâng Điện Và Nguyên Lý Hoạt Động Chi Tiết Nhất
-
Xe Nâng điện Là Gì? Phân Loại, Cấu Tạo Và ưu điểm Của Xe Nâng điện
-
Cấu Tạo Xe Nâng điện Và Nguyên Lý Làm Việc
-
Cấu Tạo Xe Nâng - Nguyên Lý Hoạt động Của Các Bộ Phận Trên Xe Nâng
-
ĐÁNH GIÁ Cấu Tạo Xe Nâng điện Và Các ứng Dụng Của Xe
-
Cấu Tạo Xe Nâng Hàng Và Nguyên Lý Làm Việc Của Từng Bộ Phận
-
Tổng Hợp Thông Tin Về Cấu Tạo Xe Nâng điện đứng Lái để Bạn Tham ...
-
Tổng Quan Về Xe Nâng điện Và Cấu Tạo, Các ứng Dụng Của Nó
-
Cấu Tạo Xe Nâng Hàng Và Hoạt động Hình ảnh 3D Trực Quan
-
CHI TIẾT CẤU TẠO XE NÂNG – CÁC BỘ PHẬN CỦA XE NÂNG HÀNG