Cấu Tạo Xe Nâng Hàng Và Nguyên Lý Làm Việc Của Từng Bộ Phận

Cấu tạo xe nâng hay xe nâng được cấu tạo như thế nào là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ xe nâng hạ hàng hóa là một thiết bị, một phương tiện chuyên dụng, chúng cho phép nâng hạ và di chuyển hàng hóa một cách đơn giản, nhanh chóng. Vừa tiết kiệm chi phí, giảm nhân công và tăng hiệu suất làm việc. Trước khi chọn mua xe nâng bạn cần hiểu một cách chính xác về cấu tạo và nguyên lý làm việc của chúng.

Nội dung

Toggle
  • I. Tổng quan về cấu tạo xe nâng.
  • II. Cấu tạo xe nâng gồm những gì
    • 2.1 Bộ phận nâng hạ của xe nâng – Các bộ phận của xe nâng.
      • 1. Khung nâng trên xe nâng
      • 2. Giá nâng trên xe nâng
      • 3. Càng nâng hoặc bộ công tác.
      • 4. Xi lanh nâng.
    • 2.2 Bộ phận di chuyển trên xe nâng.
    • 2.3 Hệ thống chứa nguyên liệu trên xe
    • 2.4 Bộ phận điều khiển trên xe nâng
    • 2.5 Bộ phận đối trọng của xe nâng
    • 2.6 Động cơ trên xe nâng
  • III. Nguyên lý hoạt động của xe nâng hàng
    • 3.1 Cách thức vận hành của xe nâng
    • 3.2 Nguyên lý làm việc của xe nâng
      • 1 Nguyên lý nâng hạ và nghiêng càng nâng.
      • 2. Nguyên lý nâng hạ hàng hóa.
  • III. Tạm kết về cấu tạo xe nâng hàng.

I. Tổng quan về cấu tạo xe nâng.

Mỗi một loại xe nâng lại có thiết kế và cấu tạo riêng. Chúng ta có thể bắt gặp những chiếc xe nâng được thiết kế thô sơ đơn giản như xe nâng cơ, cho đến những thiết bị có cấu tạo phức tạo như xe nâng bán tự động, xe nâng điện, xe nâng dầu,…

Một cách tổng quan xe nâng được chia làm 5 phần chính, chúng đảm nhiệm 3 nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau bao gồm: Bộ phận di chuyển, Bộ phận nâng hạ hàng hóa, Bộ phận điều khiển, Bộ phận cung cấp năng lượng và bộ phận đối trọng.

Mỗi một dòng xe nâng sẽ có cấu tạo về từ phần, bộ phận khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng và ngân sách mà khách hàng có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp.

Cấu tạo xe nâng hàng
Bộ phận di chuyển Hệ thống bánh chịu tải
Hệ thống bánh lái
Bộ phận cung cấp năng lượng Hệ thống làm mát
Hệ thống động cơ
Thùng chứa nhiên liệu
Hệ thống tản nhiệt
Bộ phận nâng hạ Càng nâng
Giá nâng
Khung nâng
Xilanh nâng
Xilanh nghiêng
Cabin và điều khiển Tay lái
Ghế lái
Bộ điều khiển nâng hạ
Các điều khiển chức năn

II. Cấu tạo xe nâng gồm những gì

Để bạn có thể tiện theo dõi, tôi sẽ chia sẻ cho bạn về cấu tạo của một chiếc xe nâng tự động. Chúng có đầy đủ cả 5 thành phần mà tôi đã chia sẻ ở trên, cụ thể như sau

2.1 Bộ phận nâng hạ của xe nâng – Các bộ phận của xe nâng.

Nhắc đến cấu tạo xe nâng điều đầu tiên mà chúng ta nghĩ tới là một chiếc xe có khả năng nâng hạ hàng hóa. Chính vì vậy bộ phận nâng hạ là một trong những bộ phận, thành phần không thể thiếu của bất kì chiếc xe nâng nào. Tùy vào mục đích sử dụng của khách hàng mà bộ phận nâng hạ của xe nâng hàng có thể bao gồm các trang bị sau:

1. Khung nâng trên xe nâng

Cấu tạo của khung nâng bao gồm 2 hoặc 3 khung thép thẳng đứng. Chúng được thiết kế là bộ phận kết nối giữa thân xe và giá nâng. Cùng với hệ thống piston ròng rọc giúp đưa càng nâng từ mặt đất lên cao và ngược lại. Chiều cao của khung nâng được thiết kế tùy theo Option mà khách hàng mong muốn. Chúng có thể đưa hàng hóa lên độ cao tới 12 mét.

Cấu tạo xe nâng - Khung nâng hàng
Cấu tạo xe nâng – Khung nâng hàng

2. Giá nâng trên xe nâng

Bộ phận thứ 2 không thể thiếu là giá nâng. Giá nâng có thiết kế hình chữ nhật. Chúng được sử dụng với mục đích kết nối càng nâng và khung nâng với nhau. Ngoài việc là nơi để gắn càng nâng, chúng còn được sử dụng để gắn các phụ kiện khác như: gầu xúc, kẹp, gật gù,…

3. Càng nâng hoặc bộ công tác.

Yếu tố thứ 3 trong bộ nâng hạ là càng nâng hoặc các bộ công tác khác. Càng nâng là trang bị tiêu chuyển của xe nâng. Chúng có thiết kế là 2 thanh thép hình chữ L, với chiều dài từ 1m đến 2 mét tùy loại. Chúng được sử dụng với mục đích đỡ lấy hàng hóa cần nâng.

Bộ công tác xe nâng là từ để chỉ các phụ kiện đi kèm khác thay thế cho càng nâng. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể đặt mua thêm các bộ công tác khác nhau. Từ đó biến chiếc xe nâng thông thường thành một thiết bị chuyên dụng đặc biệt. Một số bộ công tác xe nâng phải kể đến như: Bộ gật gù, bộ xúc lật, bộ kẹp giấy, bộ kẹp phi, bộ kẹp gỗ,…

Cau tao xe nang Gia nang va cang nang
Cấu tạo xe nâng – Giá nâng và càng nâng

4. Xi lanh nâng.

Để giúp bộ phận nâng hạ có thể hoạt động xe nâng cần được trang bị các xilanh thủy lực. Xi lanh dùng cho bộ phận nâng hạ gồm 2 loại chính gồm: Xi lanh nâng, và xi lanh nghiêng. Cả 2 loại xi lanh đều có tác dụng là bộ phận truyền lực. Chúng được thiết kế là các ống rỗng chứa đầy dầu thủy lực bên trong. 1 đầu nối với thân xe, 1 đầu nối với piston, làm nhiệm vụ di chuyển tịnh tiến.

    • Xi lanh nâng: Là thiết bị lắp thẳng đứng theo chiều dọc của khung nâng, chúng kết hợp với hệ thống dây xích để kéo hàng hóa lên trên
    • Xi lanh nghiêng: Là bộ xi lanh được lắp nghiêng một góc so với trục thẳng đứng. 1 đầu chúng được gắn vào thân xe, 1 đầu gắn vào khung nâng. Khi xin lanh này làm việc chúng sẽ đẩy khung nâng nghiêng 1 góc 6 độ về phía sau hoặc 12 độ về phía trước. Khi xi lanh nghiêng hoạt động chúng sẽ giúp càng nâng dễ dàng luồn vào hàng hóa, đồng thời giữ cho hàng hóa thăng bằng trong quá trình vận hành.

2.2 Bộ phận di chuyển trên xe nâng.

Bộ phận di chuyển của xe nâng là bộ phận có thiết kế và hoạt động tương tự như bất kì một phương tiện nào khác. Chúng được thiết kế với hệ thống bánh độc lập. Mỗi loại xe nâng lại có thiết kế về bộ phận di chuyển riêng. Chúng ta có thể bắt gặp xe nâng 3 bánh, xe nâng 4 bánh. Nhưng đặc điểm về Cấu tạo xe nâng liên quan đến di chuyển đều bao gồm hệ thống bánh lái và hệ thống bánh chịu tải. Thông thường bánh phía sau của của xe nâng là bánh lái. Trong khi đó bánh phía trước là bánh chịu tải

  • Hệ thống di chuyển phía sau: Đóng vai trò là bánh lái, chúng bao gồm hệ thống lốp, cầu, xi lanh lái. Mọi hoạt động của bánh được điều khiển trực tiếp qua vô lăng của xe. Bánh phía sau xe có kích thước bé hơn bánh xe phía trước. Chúng được trang bị lốp hơi hoặc lốp đặc tùy theo mục đích
  • Hệ thống di chuyển phía trước: Bao gồm các bánh chịu tải, chúng có kích thước lớn. Bánh chịu tải vừa đóng vai trò là đòn bẩy giữa đối trọng và hàng hóa, vừa đóng vai trò chịu toàn bộ tải trọng của hàng hóa đặt lên xe.
Cấu tạo xe nâng - Hệ thống di chuyển
Cấu tạo của xe nâng – Hệ thống di chuyển

2.3 Hệ thống chứa nguyên liệu trên xe

Khi nói về cấu tạo xe nâng hàng bạn sẽ thấy rất ít tài liệu chia sẻ về hệ thống chứa nguyên liệu. Thế nhưng, nếu xem động cơ là trái tim, thì hệ thống nguyên liệu, dây dẫn được xem là mạch máu. Chúng bao gồm bình chứa, máy bơm, dây dẫn được kết nối với nhau.

  • Với xe nâng dầu: Bình chứa là nơi chứa dầu thủy lực, xăng, hoặc dầu diezen. Trên xe nâng dầu, bình chứa dầu hoặc xăng sẽ cung cấp nguyên liệu cho động cơ đốt trong, dung tích bình có thể đạt từ 60 đến 200 lít. Các bình dầu thủy lực cung cấp dầu nhớt cho các xi lanh hoạt động. Dây dẫn là các đường ống dẫn nguyên liệu rỗng.
  • Với xe nâng điện: Bình chứa nguyên liệu có bản chất là một khoang rỗng, nơi đặt bình ắc quy hoặc pin nguyên liệu, dây dẫn cho loại nguyên liệu điện chắc chắn sẽ là các dây điện rồi. Trên xe nâng điện cũng có bình chứa dầu thủy lực cung cấp cho piston  xi lanh.

2.4 Bộ phận điều khiển trên xe nâng

Trong cấu tạo xe nâng thì bộ phận điều khiển được chia làm 2 loại bao gồm: Bộ phận điều khiển chuyển động, và bộ phận điều khiển nâng hạ. Toàn bộ hệ thống điều khiển của xe nâng được tích hợp trên khoang lái (xe có canbin), và trên tay điều khiển (xe nâng tay).

    • Bộ phận điều khiển di chuyển: Bao gồm vô lăng, phanh, hộp số gas. Chúng điều khiển các hoạt động di chuyển của xe nâng từ nơi này đến nơi khác.
    • Bộ phận điều khiển nâng hạ: Bao gồm các cần điều khiển lên, xuống, nghiêng ngả. Ngoài ra còn có các bộ điều khiển phanh khẩn cấp,..
    • Các bộ phận khác: Ngoài bộ phận điều khiển nâng hạ, và di chuyển thì bộ phận điều khiển còn rất nhiều thiết bị hỗ trợ khác như: Ghế lái, gương, đèn cảnh báo, nút khẩn cấp, khóa, đèn chiếu sáng, màn hình hiển thị thông số,…
Cấu tạo xe nâng - Bộ phận điều khiển
Cấu tạo xe nâng – Bộ phận điều khiển

2.5 Bộ phận đối trọng của xe nâng

Với các dòng xe nâng tay cơ, chúng sẽ không có đối trọng. Thế nhưng với các xe nâng trọng tải lớn, đối trọng là điều kiện bắt buộc để xe nâng có thể hoạt động được một cách ổn định. Thông thường đối trọng sẽ được bố trí phía sau của xe nâng (nằm phía trên bánh lái). 

    • Với các dòng xe nâng dầu: đối trọng là cục kim loại nguyên khối có trọng tải tương thích với trọng tải nâng. 
    • Với dòng xe nâng điện: Đối trọng được sử dụng chính là bình ắc quy, hoặc pin nguyên liệu. Người ta lợi dụng sức nặng của chúng làm đối trọng cho xe nâng.

2.6 Động cơ trên xe nâng

Trong cấu tạo xe nângg thì động cơ được xếp thành một nhóm riêng. Bởi lẽ động cơ là một phần quan trọng và được nhiều người quan tâm nhất. Động cơ xe nâng được chia làm động cơ dầu và động cơ điện. Trong đó mỗi loại động cơ lại được cung cấp bởi hàng chục hãng sản xuất khác nhau. Với động cơ dầu một số hãng sản xuất nổi tiếng như: Động cơ xinchai, động cơ quanchai, động cơ isuzu, động cơ cumin,…

Cấu tạo xe nâng - Động cơ xe nâng
Cấu tạo xe nâng – Động cơ xe nâng

III. Nguyên lý hoạt động của xe nâng hàng

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo của xe nâng, vậy nguyên lý hoạt động của xe nâng là gì? Hãy cùng xenangthienson.com tiếp tục tìm hiểu nhé.

3.1 Cách thức vận hành của xe nâng

Xe nâng hàng được vận hành với 2 trường hợp cơ bản bao gồm: Di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, và nâng hàng hóa từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp. Về mặt bản chất mọi loại xe nâng đều giúp đưa hàng hóa lên một độ cao nào đó. Với các dòng xe làm nhiệm vụ di chuyển hàng hóa, xe nâng sẽ giúp đưa hàng hóa lên độ cao 5 -> 15cm so với mặt sàn trước khi di chuyển. Dựa trên cấu tạo xe nâng hàng khác nhau mà các bước vận hành cũng rất khác nhau, các bước vận hành xe nâng được thực hiện như sau:

    • Bước 1: Chuẩn bị hàng hóa cần được vận chuyển. Thông thường hóa sẽ được đóng thành kiện, hoặc sắp xếp hợp lý trên các pallet. 
    • Bước 2: Xe nâng hàng được điều khiển đến vị trí hàng hóa cần nâng. Xe nâng có thể được chuyển động bằng động cơ hoặc kéo đẩy bằng sức người.
    • Bước 3: Càng nâng của xe nâng sẽ được đưa xuống phía dưới kiện hàng. Với các xe nâng cỡ lớn, khung nâng có thể được điều chỉnh nghiêng 1 góc về phía trước để việc luồn càng nâng vào hàng hóa dễ dàng hơn
    • Bước 4: Đưa hàng hóa lên cao, chiều cao nâng tùy thuộc vào loại xe và mong muốn của người điều khiển. Chiều cao nâng của xe nâng có thể đạt từ 5cm đến 12 mét
    • Bước 5: Di chuyển hàng hóa đến vị trí cần xếp dỡ. Phương pháp này tương tự như bước 2, có thể được thực hiện bằng động cơ hoặc sức người.
    • Bước 6: Xếp hàng vào vị trí tập kết, xếp dỡ.
Cấu tạo của xe nâng hàng
Cấu tạo xe nâng hàng

3.2 Nguyên lý làm việc của xe nâng

Như đã chia sẻ ở trên, xe nâng có 2 nguyên lý làm việc bao gồm di chuyển và nâng hạ. Với nguyên lý di chuyển, xe nâng thực hiện như tất cả các dòng xe sử dụng động cơ khác. Sự khác biệt duy nhất là việc điều hướng bằng bánh sau của xe mà thôi. Vì vậy trong phần này chúng ta chỉ tập chung vào nguyên lý nâng hạ hàng hóa mà thôi.

1 Nguyên lý nâng hạ và nghiêng càng nâng.

Với các dòng xe nâng có khả năng thay đổi chiều cao của khung nâng, và nghiêng khung chúng đều được trang bị các piston thủy lực. Trong khi đó piston hoạt động dựa trên nguyên tắc bơm hoặc hút dầu thủy lực ra khỏi xi lanh.

Với việc nâng hạ khung: Để có thể nâng khung lên, người ta sẽ điều khiển bơm dầu thủy lực từ thùng chứa vào xi lanh đứng. Lúc này piston sẽ di chuyển tịnh tiến từ dưới lên theo chiều thẳng đứng đẩy khung nâng lên trên. Ngược lại khi muốn hạ khung nâng người ta sẽ rút dầu thủy lực từ xi lanh và đưa về thùng chứa.

Với việc nghiêng càng: Cũng tương tự như nâng khung, tuy vậy người ta sẽ đặt xi lanh nghiêng một góc so với chiều thẳng đứng. 1 dầu xi lanh được nối với thân xe, đầu còn lại của piston sẽ nối với khung nâng. Khi xi lanh làm việc chúng sẽ đẩy 1 đầu của khung nâng ra xa hoặc kéo về ngần tạo ra góc nghiêng cho bộ nâng hạ.

2. Nguyên lý nâng hạ hàng hóa.

Với nguyên lý nâng hạ hàng hóa của xe nâng. Với các dòng nâng pallet thấp đơn giản chỉ là nâng hạ các bánh xe bên dưới càng nâng mà thôi. Vì vậy tôi sẽ chia sẻ về nguyên lý làm việc của các dòng xe nâng chiều cao.

Khi càng nâng đã được điều chỉnh để nâng cao đến độ cao phù hợp. Người ta sẽ tiến hành sẽ điều chỉnh chiều cao cả giá nâng và càng nâng. Lúc này bánh đà xe quay -> xây xích chuyển động -> làm các vòng bi trên giá nâng di chuyển -> Giá nâng sẽ chuyển động trượt trên khung nâng từ dưới lên trên. Khi quá trình nâng hàng kết thúc quá trình sẽ được thực hiện ngược lại để hạ càng nâng và thu hồi khung nâng.

Tìm hiểu về các dòng xe nâng điện tại:

Nguyên lý hoạt động của xe nâng
Nguyên lý hoạt động của xe nâng

III. Tạm kết về cấu tạo xe nâng hàng.

Như vậy xenangthienson vừa cùng các bạn tìm hiểu về cấu tạo xe nâng cũng như nguyên lý vận hành của chúng. Theo đó xe nâng hàng được cấu tạo từ nhiều phần khác nhau. Trong đó 3 phần quan trọng nhất của xe nâng bao gồm: Hệ thống di chuyển, hệ thống nâng hạ, và hệ thống điều khiển. Ngoài ra tùy theo nhu cầu, và thiết kế của từng mẫu xe mà chúng ta sẽ có thêm các phần khác trong cấu tạo xe nâng.

LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XE NÂNG THIÊN SƠN

Trụ sở : Số 72 Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Hotline: 0869285225

Website: https://xenangthienson.com/

5/5 - (1 bình chọn) Bài viết cùng chuyên mục Xe nâng đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay Bằng lái xe nâng là gì? Học lái xe nâng ở đâu? Bao nhiêu tiền? Nên mua xe nâng động cơ Nhật Bản hay động cơ Trung Quốc Nên mua xe nâng động cơ Trung Quốc hay động cơ Nhật Bản? xe nang pallet truck 4 lợi ích của xe nâng tay có thể bạn chưa biết? Cấu tạo xi lanh thủy lực xe nâng Các sự cố thường gặp của xi lanh thủy lực và cách khắc phục Các yếu tố ảnh hưởng đến tải trọng xe nâng Mức lương lái xe nâng là bao nhiêu? Cập nhật! xe nang hangcha 48 Điểm khác biệt giữa xe nâng dầu và xe nâng điện bạn nên biết Nhu cầu mua xe nâng ở Quảng Ngãi đang tăng cao Xe nâng ở Quảng Ngãi: Hàng nhập khẩu 100%, Giá Rẻ Nhất xe nang dau 35 tan 1 Lái xe nâng dầu 3,5 tấn vào ban đêm liệu có an toàn?

Từ khóa » Cấu Tạo Xe Nâng điện