Cầu Toàn Là Gì? 10 Dấu Hiệu Nhận Biết Người Cầu Toàn Và Cách ...

Cầu toàn là gì? Bạn đang hoang mang không biết liệu mình có phải người cầu toàn không khi mà mọi người xung quanh vẫn luôn cho rằng bạn là người khá cẩn thận và ưa sự hoàn hảo? Hãy xem 10 dấu hiệu nhận biết sau để có câu trả lời nhé!

Cầu toàn là gì?
Cầu toàn là gì?

Bạn biết đấy, dù người cầu toàn có nhiều điểm chưa hoàn hảo nhưng đa số các nhà lãnh đạo thường đặt vấn đền cầu toàn lên hàng đầu. Vì những người lãnh đạo có tính cầu toàn sẽ thể hiện sự quyết đoán, vững lập trường, đặt ra yêu cầu, tiêu chuẩn cao nên sản phẩm và kết quả công việc cũng tăng lên đáng kể. 

Cầu Toàn Là Gì?

Cầu toàn là một loại tính cách thể hiện ở việc luôn đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn và đòi hỏi rất cao trong cả những việc nhỏ nhất với bản thân và người khác. Người có tính cách này luôn mong muốn sự hoàn hảo từ những việc mình và người khác làm. Có thể chia người cầu toàn ra thành 2 nhóm chính như sau:

Bài viết liên quan

[Review] Sách How Psychology Works – Hiểu Hết Về Tâm Lý Học

6+ sự thật về trầm cảm ít ai biết! Đọc để hiểu!

Định luật Murphy (Bánh bơ) – Trong cái rủi có cái không vui!

  • Người cầu toàn kiểu bình thường (normal perfectionists): Những người này dù đặc những tiêu chuẩn rất cao cho bản thân. Tuy nhiên, vẫn có thể giảm nhẹ tiêu chuẩn khi hoàn cảnh yêu cầu. 
  • Người cầu toàn kiểu rối loạn thần kinh (neurotic perfectionists): Những người này không bao giờ hài lòng về bản thân, không thấy mình làm tốt bất cứ việc gì, hay cố chấp và tự phê bình. 

→ Tìm hiểu những bài viết về chủ đề: Tâm lý học

Đặc Điểm Của Người Cầu Toàn Là Người Như Thế Nào?

Những người cầu toàn thường có những đặc điểm phổ biến như sau: 

Người cầu toàn thường hay lo ngại về những lỗi lầm

So với những người bình thường khác, người cầu toàn sẽ tỏ ra khó chịu hơn rất nhiều về những sai lầm của mình. Họ luôn lo sợ những người khác sẽ nghĩ hay đánh giá xấu về họ.

Kết quả là họ sẽ có xu hướng giấu nhẹm sai lầm của mình, không chịu tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác để sửa chữa sai lầm. Việc lo nghĩ quá nhiều về những sai lầm khiến người cầu toàn bị ám ảnh nặng và bị rối loạn tâm trạng.

Thiết lập tiêu chuẩn cá nhân cao

Cả 2 nhóm người cầu toàn trên đều có chung đặc điểm là thiết lập tiêu chuẩn cá nhân cao mà bản thân buộc phải đáp ứng được những tiêu chuẩn này. 

Việc tự gây áp lực với bản thân như vậy góp phần gây ra nhiều biến chứng như rối loạn chán ăn tâm thần. Đây là hành động có chủ tâm để duy trì trọng lượng thấp do sợ hãi bị thừa cân và sự méo mó khi tự cảm nhận ngoại hình cơ thể. Ngoài ra, những người cầu toàn có nguy cơ mắc loại rối loạn khác như ám ảnh cưỡng chế (OCD).

Người cầu toàn luôn cần điều tốt nhất!
Người cầu toàn luôn cần điều tốt nhất!

Đáp ứng kỳ vọng từ bố mẹ

Đặc điểm thường thấy ở người cầu toàn là luôn cố gắng nỗ lực để đáp ứng kỳ vọng của bố mẹ. Nhiều khả năng là họ lớn lên trong gia đình mà bố mẹ chỉ thể hiện sự yêu thương khi con cái phải đáp ứng mong đợi của mình.

Vì thế, con cái luôn cố gắng thực hiện mọi việc hoàn hảo nhất để không bị từ chối bởi chính bố mẹ mình.

Hay bị chỉ trích từ bố mẹ

Người cầu toàn luôn cố gắng làm bố mẹ hài lòng luôn đi kèm nỗi lo bị bố mẹ chỉ trích những gì họ làm. Ngay từ nhỏ, họ rất hay bị phạt mỗi khi mắc lỗi. Vì thế, họ luôn ý thức bản thân không bao giờ đáp ứng nổi những tiêu chuẩn cao của bố mẹ.

Người cầu toàn bị ám ảnh bởi những chỉ trích
Người cầu toàn bị ám ảnh bởi những chỉ trích

Nghi ngờ về hành động của chính mình

Một đặc tính thông thường ở người cầu toàn là cảm thấy không chắc chắn khi hoàn thành mọi việc. Đó là lý do vì sao họ hay miễn cưỡng bỏ đi trách nhiệm của mình. Chỉ đến khi có ai nói “đừng làm nữa” mới dừng lại. Sự nghi ngờ cũng khiến người cầu toàn bị thiếu sự quyết đoán.

Người cầu toàn rất có tính tổ chức

Người cầu toàn rất hay kén chọn và đòi hỏi cao về những điều họ làm. Họ ám ảnh việc làm sao để mọi thứ phải gọn gàng, ngăn nắp. Dù đây không phải nguyên nhân trực tiếp tạo nên sự cầu toàn, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến việc người cầu toàn luôn cố gắng đạt được các tiêu chuẩn cao mình đề ra.

10 Dấu Hiệu Nhận Biết Người Cầu Toàn

Dưới đây là 10 dấu hiệu giúp bạn nhận ra đâu là người cầu toàn:

  1. Người cầu toàn có ý thức cao độ, luôn chỉ trích lỗi lầm nên rất khắt khắt và chú ý đến những tiểu tiết.
  2. Luôn hướng tới sự hoàn mỹ trong mọi việc mình làm, kể cả những việc bản thân không hề quan tâm.
  3. Họ dùng rất nhiều thời gian để làm hoàn hảo một cái gì đó. Sẵn sàng hy sinh hạnh phúc và niềm vui cuộc sống như thời gian ăn, ngủ…còn hơn để một điều gì đó kém hơn nó có thể.
  4. Thiết lập lý tưởng tuyệt đổi kiểu trắng là trắng, đen là đen chứ không thể có màu xám. 
  5. Người cầu toàn thường cay nghiệt và tự chỉ trích bản thân. Thậm chí sẵn sàng dằn vặt bản thân chỉ vì những sai lầm nhỏ nhất của chính mình, dẫn đến khủng hoảng tinh thần.
  6. Khi kết quả tạo ra không được như hình dùng ban đầu, người cầu toàn sẽ dành phần lớn thời gian để nghiền ngẫm kết quả đó. Luôn tự đặt ra câu hỏi vì sao lại không có kết quả khác, và liệu có thể làm gì đó để ngăn chặn kết quả như vậy không.
  7. Luôn phòng thủ trước những lời chỉ trích, và luôn tồn tại nỗi sợ thất bại bởi vì chúng gợi nhắc đến sự không hoàn hảo.
  8. Luôn chỉ có một mục đích cuối cùng tồn tại trong tâm trí. Nếu không đạt được cái đích đó, người cầu toàn sẽ không còn quan tâm bất kỳ điều gì khác.
  9. Thường chỉ có một lối tiếp cận: Một là tất cả, hai là không là gì cả. Nếu hoàn cảnh không cho phép người cầu toàn đạt được tiêu mong muốn, họ sẽ hoàn toàn bỏ công việc đó vì không muốn tốn thêm thời gian vào những thứ bản thân thấy không chinh phục được.
  10. Luôn tỏ ra nhạy cảm trong bất cứ tình huống nào có thể khiến người khác nhận ra mình là người không hoàn hảo. 
Cải thiện tính cầu toàn như thế nào?
Cải thiện tính cầu toàn như thế nào?

Cách Cải Thiện Tính Cầu Toàn

Dưới đây là 3 cách đơn giản để cải thiện tính cầu toàn:

Nâng cao nhận thức bản thân

Quan trọng nhất chính là bạn phải nhận thức rõ vấn đề cần thực hiện. Hãy suy nghĩ và tự hỏi nguồn gốc vấn đề là do đâu? Phải chăng do áp lực từ người thân khiến bạn phải không ngừng nỗ lực hay sợ bị người khác chê trách. 

Không nên đòi hỏi quá cao với bản thân

Người cầu toàn đôi khi đặt mục tiêu cho mình quá xa vời. Với những tình huống và công việc khác nhau cũng sẽ đòi hỏi sự đầu tư về công sức khác nhau. Nhưng không phải vì thế mà suy nghĩ tiêu cực hoặc buông tay, hãy cố gắng làm hết sức mình trong phạm vi có thể. 

Xác định rõ mục tiêu

Hãy đưa ra những lựa chọn sao cho phù hợp với kế hoạch đặt ra. Đôi khi kết quả không đến nỗi thê thảm như bạn nghĩ. Nên xác định những kế hoạch ưu tiên và bố trí thời gian thích hợp cho từng hạng mục công việc. 

Đề ra kế hoạch làm việc trong ngày hay trong tuần cũng là ý kiến hay. Đừng vội nản chí sau mỗi lần thất bại vì chính thất bại sẽ giúp bạn trưởng thành và nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc và cuộc sống.  

Nếu bạn là người cầu toàn cả trong cuộc sống lẫn công việc thì công chỉ phức tạp hóa vấn đề đối với bản thân mà cả cho những người xung quanh và dễ đánh mất đi sự tự tin. Vì thế, hãy thành thật với chính mình, rộng lượng và chấp nhận những thiếu sót nếu nó không thực sự quan trọng.

Đọc tiếp:

  • Quyết đoán là gì? Làm sao để trở nên Quyết đoán hơn?
  • Hạnh phúc là gì? Người hạnh phúc thường làm gì?

Từ khóa » Tính Chu Toàn Là Gì