Cầu Toàn Là Gì? Những Dấu Hiệu Nhận Biết Một Người Cầu Toàn!
Có thể bạn quan tâm
Việc làm
1. Khái niệm cầu toàn là gì?
“Cầu toàn” là một trong những tính cách của con người mà trong đó, họ sẽ luôn đặt ra những tiêu chuẩn, yêu cầu rất cao về mọi việc trong đời sống, từ những việc nhỏ nhất của bản thân và với cả những người khác. Hầu hết tất cả mọi việc đối với họ đều cần phải được hoàn thành một cách xuất sắc và hoàn hảo nhất. Tính cách cầu toàn được chia thành hai nhóm chính dựa vào sự linh hoạt của họ về những yêu cầu, tiêu chuẩn của bản thân như sau:
- Nhóm người cầu toàn thông thường (Normal perfectionists) – là những người thường đưa ra nhiều tiêu chuẩn cho chính bản thân mình và nếu như gặp phải khó khăn gì thì tự họ sẽ giảm bớt tiêu chuẩn, yêu cầu đó xuống sao cho phù hợp và có thể thực hiện được. Những người thuộc nhóm cầu toàn này thường sẽ đạt được những điều tốt đẹp, thành tích cao trong cuộc sống. Và nhìn chung, cầu toàn là một trong những tính cách tốt và đối với một số nghề thì rất cần có tính cách này như nghệ sĩ, diễn viên,... bởi nó có thể giúp cho bạn hoàn thành công việc cũng như vươn lên và đạt được những kết quả tốt nhất.
- Nhóm những người cầu toàn theo kiểu rối loạn về tinh thần (Neurotic perfectionists) – những người không bao giờ muốn và sẽ không công nhận về những việc mình đã làm. Họ thuộc tuýp người rất cứng đầu và không bao giờ bằng lòng với kết quả, thành tích mình đạt được, luôn muốn những điều lớn lao hơn nữa. Tuy nhiên, đối với những người thuộc nhóm cầu toàn này lại thường chỉ trích bản thân quá mức và có nguy cơ bị mắc chứng rối loạn về tâm lý cũng như về thể chất như trầm cảm, ám ảnh xã hội, rối loạn cưỡng chế,...
Việc làm cơ khí - chế tạo
2. Những dấu hiệu nhận biết một người cầu toàn
2.1. Luôn đặt cho mình mục tiêu cao
Những người cầu toàn thường đặt ra cho bản thân những tiêu chuẩn và mục tiêu rất cao trong công việc và trong cuộc sống, luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để có thể thực hiện được những mục tiêu đó. Người cầu toàn tuyệt đối sẽ không biết đến khái niệm “ổn” và “được” mà nhất định phải “tốt” và “hoàn hảo”.
Và chính những tiêu chuẩn, mục tiêu riêng đó khiến người cầu toàn không bao giờ chấp nhận và muốn ngừng lại khi thấy mình vẫn chưa đạt được những tiêu chuẩn mà bản thân mình đã đặt ra. Người cầu toàn sẽ luôn điều chỉnh những khiếm khuyết dù rất nhỏ để kế hoạch của mình được hoàn thành và đạt kết quả xuất sắc nhất, hoàn hảo nhất.
2.2. Luôn tràn đầy tham vọng
Với mỗi người, quan điểm về sự thành công đều khác nhau và những người cầu toàn thường sẽ có xu hướng tham vọng hơn về những điều mình đạt được trong công việc và trong cuộc sống. Đối với nhiều người, cái đích của sự thành công có thể là tiền bạc, là sự giàu có, danh vọng,... Tuy nhiên, với một số người thì sự thành công đó chỉ được xem như một bước đệm để có thể tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả to lớn hơn nữa.
Người cầu toàn ngay cả khi họ đã làm rất tốt mọi việc nhưng vẫn sẽ không thỏa mãn và muốn được tìm kiếm, trải nghiệm và đạt đến những điều lớn lao hơn. Thành công với họ không phải là kết thúc mà chỉ là nền tảng để có thể tiếp tục duy trì, phát huy những điều tốt đẹp đó.
2.3. Luôn sợ hãi trước mọi thất bại
Một người cầu toàn sẽ rất khó để chấp nhận sự thất bại và luôn lo lắng rằng liệu mình đã làm sai điều gì, công việc liệu có đang không được như kỳ vọng của bản thân. Họ sẽ luôn sợ cảm giác bất lực trước mọi việc khi không thể hoàn thành được mục tiêu mình đã đặt ra, lo sợ khi không thể xây dựng được một hình ảnh tốt đẹp trong mắt người khác. Và thậm chí cách mà người khác nhìn nhận, đánh giá cũng như kỳ vọng vào khả năng của họ cũng sẽ tạo ra những trở ngại về tâm lý, khiến họ cảm thấy bị áp lực trong những công việc đó.
2.4. Luôn cân nhắc rất thận trọng mọi việc
Xuất phát từ tâm lý lo sợ thất bại nên những người cầu toàn cũng sẽ có suy nghĩ thận trọng khi quyết định bất kỳ việc gì đó. Họ sẽ thường đắn đo và mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ và lựa chọn những giải pháp, cách xử lý phù hợp nhất để có thể mang đến kết quả tốt nhất. Đặc biệt đối với các trường hợp phải đưa ra sự lựa chọn nên hay không nên làm gì bởi nhiều rủi ro phía trước, người cầu toàn thường suy nghĩ rất lâu, đắn đo và thận trọng mới đưa ra được quyết định, nhằm đảm bảo sự an toàn cho công việc và đối với mọi người xung quanh.
2.5. Luôn tập trung vào kết quả cuối cùng
Người cầu toàn thường ít quan tâm quá trình và chú trọng hơn vào kết quả cuối cùng, tập trung làm việc hết mình để có thể đưa ra được những sản phẩm, thành quả mà mình thực hiện. Họ sẽ thường lựa chọn cách làm việc tập trung cao độ để đạt được năng suất công việc cao, tuy nhiên cũng sẽ gặp phải rất nhiều áp lực lớn. Bởi khi tập trung quá mức thì họ sẽ thường bị cuốn theo công việc, dễ có thái độ thờ ơ và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Điều đó dẫn đến việc quên mất việc phải tận hưởng cuộc sống và những điều thú vị khác trong quá trình làm việc.
2.6. Quan điểm làm việc là chậm mà chắc
Thực tế có thể thấy, những người cầu toàn thường sẽ không là việc một cách ồ ạt, nhanh chóng, phương châm của họ đặt ra chính là “chậm mà chắc”, dành thật nhiều thời gian để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Ngay cả khi công việc đã được hoàn thành thì vẫn sẽ có động lực gì đó thôi thúc họ phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa và kiểm tra thật kỹ những gì mình vừa làm xong.
Đặc biệt, trong một số tình huống, người cầu toàn sẽ sẵn sàng hy sinh thời gian, công sức để hoàn thiện sản phẩm của mình một cách hoàn hảo nhất, luôn đặt công việc đó lên hàng đầu và thậm chí có thể nhận cả phần công việc của người khác để thống nhất mọi thứ và đảm bảo không có phần nào gặp vấn đề, làm ảnh hưởng đến hiệu quả cuối cùng của công việc. Chính vì vậy, họ sẽ thường xuyên phải rơi vào tình trạng căng thẳng, dồn nén và cảm thấy thời gian chưa bao giờ là đủ để làm việc.
3. Người cầu toàn có dễ thành công hay không?
Những người cầu toàn thường đặt ra tiêu chuẩn rất cao và mong muốn đạt đến một kết quả hoàn hảo nhất. Vậy câu hỏi đặt ra chính là, những người cầu toàn liệu có dễ thành công được trong công việc và cuộc sống hay không? Thực tế có thể thấy thì khá khó để một người cầu toàn mang lại thành công lớn cho bản thân bởi một số lý do sau:
3.1. Họ luôn muốn tự tay mình làm mọi việc
Người cầu toàn luôn có một niềm tin bất diệt là chỉ có họ mới có thể hoàn thành được các nhiệm vụ một cách tốt nhất. Và nếu họ có một nhóm hoạt động, làm việc với nhau thì thường sẽ giao việc cho tất cả mọi người nhưng lại giám sát một cách khắt khe từng chi tiết và cách làm của nhân viên. Họ đặc biệt không thích thuê những người từ bên ngoài bởi muốn được kiểm soát tất cả các hoạt động trong mọi khía cạnh của công việc, họ thường không yên tâm về người khác khi thực hiện mọi việc.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi một doanh nghiệp mở rộng về quy mô và khối lượng công việc cũng ngày càng tăng lên, những người quản lý cũng sẽ không thể giám sát hết toàn bộ mọi việc. Với cách làm đó sẽ khiến họ bị dồn deadline và khó hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Chính điều này đã khiến những người cầu toàn khó có thể thăng tiến và đi lên, thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống của mình.
3.2. Khó chấp nhận những phản hồi tiêu cực từ người khác
Người cầu toàn thường làm việc với suy nghĩ là phải đạt được những kết quả tốt nhất, do đó sẽ rất khó chấp nhận những phản hồi tiêu cực từ những người khác. Con người sẽ không ai hoàn hảo và thường sẽ nhờ những lời khuyên, góp ý từ mọi người để hoàn thiện bản thân và mang lại kết quả tốt hơn trong công việc. Tuy nhiên, với những người cầu toàn thì hoàn toàn khác, họ cho rằng chỉ khi bản thân thật tập trung thì mới đưa ra được những kết quả hoàn hảo nhất, điều đó dẫn đến họ có xu hướng làm việc độc lập và tốn khá nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ.
Việc tự tạo áp lực và không lắng nghe ý kiến từ người khác không những không giúp bản thân và công việc tốt hơn mà còn là nguyên nhân khiến họ khó có thể đạt đến thành công lớn và khó phát triển trong sự nghiệp của mình.
3.3. Người cầu toàn thường có xu hướng trì hoãn
Một người trong cương vị quản lý, khi tiếp nhận một công việc mới nào đó thì cần phải lên kế hoạch để nghiên cứu và điều tra nhu cầu khách hàng, đưa ra những mục tiêu cụ thể để cho ra mắt các sản phẩm, dịch vụ một cách tốt và đúng thời gian nhất. Tuy nhiên, cách xử lý của người quản lý thông thường và người cầu toàn lại khác nhau hoàn toàn.
Những người bình thường sẽ luôn muốn và sẵn sàng đưa sản phẩm ra mắt thị trường, muốn có sự trải nghiệm và cải tiến các sản phẩm nếu có vấn đề dựa vào chính những phản hồi từ khách hàng. Trong khi đó, những người cầu toàn lại luôn tạo cho mình tâm lý lo sợ bị chê bai và thất bại trong công việc và cuộc sống. Chính vì thế mà luôn trì hoãn mọi việc, thay đổi, điều chỉnh cho đến khi họ hài lòng. Điều này dẫn đến việc họ sẽ luôn làm ảnh hưởng đến tiến độ của công việc cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3.4. Cầu toàn quá sẽ dẫn đến thiếu cần bằng trong cuộc sống
Cũng chính bởi suy nghĩ việc gì cùng phải đến tay mình và đích thân mình làm nên hầu hết những người cầu toàn đều có xu hướng ôm đồm mọi việc dẫn đến không có thời gian dành cho bản thân và gia đình, luôn ở trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi bởi công việc. Điều này khiến cuộc sống của họ trở nên mất cân bằng, suy giảm về sức khỏe và ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của công việc. Những người như vậy thực tế sẽ khó có thể thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.
Việc làm it phần cứng - mạng
3.5. Người cầu toàn thường dễ mất đi sự sáng tạo
Một trong những điều quan trọng nhất để có thể khơi nguồn và mang đến sự thành công chính là cần có tư duy sáng tạo. Đây là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Nhờ có sự sáng tạo mới có thể đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ mới lạ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cũng như các chiến lược trong việc tiếp thị sản phẩm.
Và đối với một người cầu toàn thì họ sẽ chỉ tập trung vào những nhiệm vụ, đối phó với những nỗi lo sợ rằng mọi thứ chưa được hoàn hảo và sẽ giảm khả năng suy nghĩ, tư duy sáng tạo cho các kế hoạch mới. Thêm vào đó, những căng thẳng, dồn nén và áp lực cũng ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong công việc của họ.
Thực tế không phải tất cả những người cầu toàn đều không thể thành công mà điều quan trọng là cần phải biết dừng lại ở một mức độ phù hợp. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn sẽ giúp các bạn hiểu rõ cầu toàn là gì và những yếu tố liên quan đến cầu toàn. Từ đó có thể nhìn nhận, đánh giá bản thân cũng như áp dụng vào công việc và cuộc sống một cách phù hợp, đúng đắn nhất, mang lại thành công trong tương lai nhé!
Từ khóa » Tính Chu Toàn Là Gì
-
Cách Quản Lý Tính Cầu Toàn Của Bạn | Vinmec
-
Người Theo Chủ Nghĩa Hoàn Hảo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cầu Toàn Là Gì ? Những Dấu Hiệu Cho Biết Bạn Là Người ... - YBOX
-
Nghĩa Của Từ Chu Toàn - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
'chu Toàn' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Chu Toàn Là Gì, Nghĩa Của Từ Chu Toàn | Từ điển Việt
-
Cuộc Sống Của Một Người Cầu Toàn, Càng Yêu Sự Hoàn Hảo Càng ...
-
3 Kiểu Tính Cầu Toàn - VnExpress Đời Sống
-
Cầu Toàn Là Gì? 10 Dấu Hiệu Nhận Biết Người Cầu Toàn Và Cách ...
-
Khi Bạn Là Người Cầu Toàn: Lợi Bất Cập Hại - BBC News Tiếng Việt
-
Nhận Thức đúng Về Tính Cách Cầu Toàn Trong Công Việc
-
8 Dấu Hiệu Của Người Cầu Toàn Và Cách Kiểm Soát Hiệu Quả
-
Hiểu Rõ Cầu Toàn Là Gì? Chủ Nghĩa Cầu Toàn Là Tốt Hay Xấu? - 123Job
-
Chu Toàn Nghĩa Là Gì?