Nhận Thức đúng Về Tính Cách Cầu Toàn Trong Công Việc
Có thể bạn quan tâm
Việc làm nhanh
1. Khái quát về tính cách cầu toàn trong công việc
1.1. Cầu toàn là gì?
Cầu toàn chính là tính cách của con người nhưng không phải ai cũng có tính cách này. Sự cầu toàn luôn đặt ra những quy chuẩn và đòi hỏi cao trong tất cả mọi việc, tôn sùng chủ nghĩa hoàn hảo. Dựa vào các tiêu chí đánh giá mà người ta chia người cầu toàn ra làm hai kiểu người: cầu toàn bình thường và cầu toàn thái quá. Chắc chắn chỉ cần nói như vậy chúng ta cũng hiểu được nhu cầu mức độ cầu toàn của họ. Cầu toàn là một đặc điểm khiến cuộc sống như kiểu trở thành một bản báo cáo chi tiết về những mọi khía cạnh. Đây là một đặc tính mang chủ nghĩa hoàn hảo khi mọi việc làm người đó đều mong muốn thành công, họ tập trung nhất vào việc tránh thất bại. Sự hoàn hảo, tất nhiên, là một sự trừu tượng, khó mà có thể cân đo đong đếm, cho nên những người theo đuổi sự hoàn hảo có thể rơi vào tiêu cực hoặc tích cực dựa vào mức độ của sự cầu toàn. Ranh giới giữa phấn đấu cho sự xuất sắc và đòi hỏi sự hoàn hảo khá là mong manh. Thật không may, đòi hỏi về sự hoàn hảo lại là một yếu tố hơi mang tính tiêu cực của những người có tính cách cầu toàn.
1.2. Dấu hiệu cho thấy bạn là người cầu toàn
Nhìn chung, người cầu toàn thường thể hiện một số biểu hiện :
Thường lo ngại về mọi lỗi lầm: Người cầu toàn luôn yêu cầu khắt khe đối với bản thân của họ, thế nên khi họ mắc sai lầm nào đó dù nhỏ bé, họ đã đủ dằn vặt bản thân trong suốt quãng thời gian dài. Đó là lý do họ không bao giờ cho phép mình mắc lỗi. Nhưng chẳng có ai hoàn hảo đúng không. Không cho phép bản thân mắc lỗi không có nghĩa rằng chẳng bao giờ mắc lỗi. Nhưng vì luôn theo đuổi sự hoàn hảo thái quá và không muốn cho người khác nhìn thấy sai lầm của mình, cho nên họ luôn có xu hướng giấu nhẹm chúng đi. Mặc dù đó chỉ là lỗi lầm nhỏ những lại khiến họ bị ám ảnh và rối loạn tâm trạng nặng nề trong suốt thời gian dài.
- Luôn kỳ vọng sự giúp đỡ và lo lắng sự chỉ trích của cha mẹ.
- Nghi ngờ hành động của bản thân.
- Tính tổ chức chặt chẽ.
Trong công việc, những người cầu toàn thường tự mắng mình vì không làm việc đủ chăm chỉ, không cố gắng hết sức để có được sự thăng tiến đó hoặc vì tiền lương của chúng ta không phải là những gì chúng ta tin rằng chúng ta xứng đáng.
2. Những mối nguy hại khi có tính cách cầu toàn trong công việc
2.1. Suy giảm tinh thần dễ stress
Theo một số nghiên cứu, tính cách cầu toàn sẽ tạo ra những ảnh hưởng quan trọng khiến người ta bị rơi vào trạng thái suy giảm tinh thần. Người có tính cầu toàn thường xuyên phải đối mặt với lo lắng phiền muộn, có nguy cơ bị trầm cảm, mất ngủ. Khi mà sự cầu toàn phát triển trở thành chủ nghĩa cầu toàn thì nó sẽ mang tới rất nhiều hệ lụy cho con người, đặc biệt là cho giới trẻ trong độ tuổi lao động.
Cuộc sống và công việc của người cầu toàn thường không được thanh nhàn, dễ chịu. Họ luôn chú ý tới tiểu tiết. Những thứ nhỏ nhặt nhất nằm chệch với quỹ đạo quan niệm của ho thì đều rất dễ khiến họ buồn bực, dễ cáu giận. Họ tuy dành nhiều thời gian hơn cho công việc so với người khác và lúc nào cũng đòi hỏi quá cao đối với công việc của mình. Dễ khi có bất cứ kết quả nào không như ý muốn thì họ cũng sẽ bị rơi vào cảm giác thất vọng về bản thân, cho rằng bản thân mình quá kém cỏi.
Việc làm nhân viên kinh doanh
2.2. Dễ cản trở thành công trong công việc
Một nỗi ám ảnh về việc trở thành người giỏi nhất và thông minh nhất thường có thể phá hoại cơ hội thành công của bạn. "Chủ nghĩa cầu toàn không lành mạnh có thể biến con người thành kẻ trì hoãn hoặc người tránh né. Họ mất nhiều thời gian hơn để thực hiện một nhiệm vụ và sẽ không chỉ đưa ra mọi thứ". Nó thường gây căng thẳng cho các mối quan hệ vì một người cầu toàn có thể gây khó khăn cho cuộc sống của những người xung quanh. Những người cầu toàn cũng tránh những tình huống nhất định vì họ sợ không thể tự mình thực hiện tốt. Điều khó hiểu là sự cầu toàn không lành mạnh có thể ngăn cản mọi người đến với mục tiêu cuối cùng cố gắng của hộ. Nếu những người cầu toàn đạt được một mục tiêu, họ sẽ loại bỏ thành tích của họ và cho rằng họ đặt tiêu chuẩn quá thấp. Do đó, họ đặt tiêu chuẩn của họ ngày càng cao hơn cho đến khi họ không thể đạt được tiêu chuẩn đó. Sau đó, sự tự phê bình có thể dẫn đến lòng tự trọng bị tổn thương, rối loạn tâm trạng và thậm chí là rối loạn ăn uống.
>>> Xem thêm: 4 cách giao tiếp hiệu quả bằng ngôn ngữ cơ thể trong công việc
3. Chiếc chìa khóa thành công không phải là sự cầu toàn
Một người cầu toàn thường đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn cho bản thân. Do vậy, họ tự bắt mình phải thực hiện toàn bộ mọi quy chuẩn thật hoàn hảo. Chủ nghĩa cầu toàn luôn gắn liền với chủ nghĩa hoàn hảo sẽ dẫn đến những trở ngại lớn cho bản thân người cầu toàn. Khi phát hiện ra một điểm nào không hoàn hảo dù là nhỏ nhất thì cũng đủ khiến họ không ngừng chỉ trích và dằn vặt bản thân không ngừng. Đó chính là một hạt sạn to khiến cho họ không thể nào đủ tỉnh táo và tâm trí tập trung cho một nhiệm vụ mới, kéo theo năng suất làm việc giảm sút.
Nếu muốn thăng tiến trong sự nghiệp, đứng ở những vị trí quản lý cấp cao thì bạn nhất thiết phải nhạy bén và có khả năng linh hoạt trong ứng biến. Thế nhưng chúng ta lại khó tìm thấy điều này ở những người có tính cách cầu toàn. Thay vì linh hoạt và hướng ra bên ngoài, họ dành rất nhiều thời gian loay hoay với cái tôi cá nhân và thỏa mãn mọi nhu cầu cho nó trong công việc. Tất nhiên người cầu toàn có những khả năng tạo ra hiệu suất công việc vô cùng năng suất. Nhưng nếu họ có thể buông bỏ đi một vài yêu cầu khắt khe đối với bản thân thì doanh nghiệp có thể phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Nếu như sau khi đọc bài viết của chúng tôi và nhận ra mình cũng là một người cầu toàn, vậy bạn biết mình nên làm gì rồi đấy. Đừng để tính cách cầu toàn trong công việc chế ngự cảm xúc của bạn. Cố gắng làm thêm sau giờ tan sở chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và gánh nặng tinh thần nhiều hơn, điều đó còn gây ra những kết quả tệ hại cho công việc đấy nhé.
Sự tỉ mỉ là cần thiết trong công việc, nó giúp bản quản lý được những chi tiết nhỏ để có những cách thay đổi phù hợp hơn, một người cẩn thận và có trách nhiệm sẽ có những cách thể hiện dễ dàng nhận thấy, việc báo cáo công việc của họ cũng thế, khi đọc vào những bản báo cáo tuần hay tháng sẽ dễ dàng đánh giá được năng lực và trách nhiệm trong công việc hãy cải thiện kỹ năng báo cáo của bạn để trở nên chuyên nghiệp hơn.
4. Mức độ cầu toàn trong công việc thế nào là tốt nhất
Điều thúc đẩy những người cầu toàn tích cực là mong muốn phát triển và niềm vui vốn có khi được thử thách. Làm cho mọi thứ tốt hơn mang lại cho bạn ý nghĩa và sự hài lòng. Mặc dù bạn thích giỏi một thứ gì đó, nhưng bạn không nên phản ứng thái quá khi bạn đang hoạt động kém. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào cách cải thiện. Cho dù bạn hiếm khi nghĩ đến việc từ bỏ bởi vì đạt được một cái gì đó chính là mục đích sống của bạn. Tuy nhiên bạn cần phải hiểu tuyệt đối không phải lúc nào cũng tốt hơn tương đối, hãy chấp nhận từ bỏ một cái gì đó nếu điều đó quá nhỏ nhặt và thực sự không cần thiết. Khi bạn gặp phải trở ngại, bạn chuyển sang giải quyết vấn đề lớn thay vì tiếp tục đi sâu vào các tiểu tiết. Hãy ngồi lại xem xét công việc của mình, phân tích kết quả và lên kế hoạch làm gì tiếp theo.
Sự thật là tất cả chúng ta đều có một chút tích cực và một chút cầu toàn tiêu cực trong chúng ta. Mong muốn hoàn hảo là một xu hướng tự nhiên. Đó là mong muốn tạo ra một sản phẩm có giá trị, cung cấp một dịch vụ tốt và để đạt được hiệu suất cao mà không có bất kì một thiếu sót nào. Đó là khát vọng lành mạnh. Nhưng trong khi chủ nghĩa hoàn hảo tích cực của chúng ta có thể đưa chúng ta về phía trước, thì chủ nghĩa hoàn hảo tiêu cực của chúng ta có thể giữ chúng ta lại. Vì vậy bạn cần có những phương pháp để tiết chế lại sự tiêu cực đó. Một số cách có thể sử dụng như sau:
Tập trung vào toàn bộ cuộc sống của bạn và nhận ra rằng các lĩnh vực khác nhau rất quan trọng: bao gồm bạn bè, gia đình, là một công nhân hoặc học sinh giỏi hoặc tham gia vào cộng đồng của bạn.
Đừng xác định bản thân bằng một danh sách thành tích.
Xem những sai lầm trong bối cảnh và như một cơ hội để học hỏi.
Mở rộng định nghĩa bản thân, do đó, khi có sự cố xảy ra ở một khu vực, toàn bộ cuộc sống của bạn sẽ không sụp đổ. Làm thế nào bạn có thể biết liệu bạn đang hoạt động như một người cầu toàn tích cực hay tiêu cực trong cuộc sống của riêng bạn? Khi đối diện với một mục tiêu, Sự khác biệt giữa người cầu toàn tiêu cực và người cầu toàn tích cực đó là một bên sẽ đi tìm cách để tốt hơn và một bên luôn thấy nó không đủ tốt.
Việc làm marketing - pr
Từ khóa » Tính Chu Toàn Là Gì
-
Cách Quản Lý Tính Cầu Toàn Của Bạn | Vinmec
-
Người Theo Chủ Nghĩa Hoàn Hảo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cầu Toàn Là Gì ? Những Dấu Hiệu Cho Biết Bạn Là Người ... - YBOX
-
Nghĩa Của Từ Chu Toàn - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
'chu Toàn' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Chu Toàn Là Gì, Nghĩa Của Từ Chu Toàn | Từ điển Việt
-
Cuộc Sống Của Một Người Cầu Toàn, Càng Yêu Sự Hoàn Hảo Càng ...
-
3 Kiểu Tính Cầu Toàn - VnExpress Đời Sống
-
Cầu Toàn Là Gì? 10 Dấu Hiệu Nhận Biết Người Cầu Toàn Và Cách ...
-
Khi Bạn Là Người Cầu Toàn: Lợi Bất Cập Hại - BBC News Tiếng Việt
-
Cầu Toàn Là Gì? Những Dấu Hiệu Nhận Biết Một Người Cầu Toàn!
-
8 Dấu Hiệu Của Người Cầu Toàn Và Cách Kiểm Soát Hiệu Quả
-
Hiểu Rõ Cầu Toàn Là Gì? Chủ Nghĩa Cầu Toàn Là Tốt Hay Xấu? - 123Job
-
Chu Toàn Nghĩa Là Gì?