Cấu Trúc Câu điều Kiện Loại 0,1,2,3 Trong Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
Bạn có bao giờ nói kiểu câu như : “Nếu hôm nay trời mưa, mình sẽ ở nhà đọc sách.” hay không? Và trong tiếng Anh, câu điều kiện được gọi với cái tên Conditional Sentences là loại câu được sử dụng phổ biến, được đưa nhiều vào những câu hỏi thi, bài kiểm tra. Vì vậy đây là một phần nội dung khá quan trọng và dễ bị mất điểm nếu như bạn không luyện tập kĩ càng. Sau đây sẽ là tổng hợp một số cấu trúc câu điều kiện mà bạn cần ghi nhớ!
Các câu điều kiện trong tiếng Anh gồm có 4 dạng cơ bản: loại 0, loại 1, loại 2 và loại 3. Sau đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết lý thuyết câu điều kiện từng dạng một.
Cấu trúc câu điều kiện loại 0
Câu điều kiện loại 0 dùng để diễn tả một sự thật hiển nhiên, sự việc chắc chắn sẽ xảy ra và thói quen thường xuyên xảy ra. Đối với câu điều kiện loại 0 sẽ được chia ở thì hiện tại với cấu trúc như sau:
If + S + V(hiện tại), S + V(hiện tại)
Ví dụ câu điều kiện loại 0:
- If he works, he needs a cup of coffee.
Dịch: Nếu anh ấy làm việc thì anh ấy sẽ uống một tách cà phê- đây chính là thói quen của anh ấy mỗi khi làm việc.
- If you drop the stone in hot water, it melts
Dịch: Nếu bạn thả cục đá vào nước nóng nó tan ra. Đây là một sự thật hiển nhiên trong tự nhiên nên chúng ta dùng điều kiện loại 0.
Câu điều kiện loại 1
Diễn tả những sự việc có thể diễn ra trong hiện tại hoặc tương lai.
Công thức câu điều kiện loại 1: If + S + V_hiện tại, S + will + V_nguyên thể
Ví dụ: If I do quick exercises, I will have time to play game.
Dịch: Nếu tôi làm bài tập nhanh chóng thì tôi sẽ có thời gian chơi game.
Câu điều kiện loại 2
Cách dùng câu điều kiện loại 2 đó chính là để diễn tả những điều trái với thực tế hiện tại, câu điều kiện không có thật ở hiện tại. Cấu trúc “nếu thì” trong tiếng Anh với If 2 sẽ như sau:
If + S + V_ed/ V2, S + would + V_nguyên thể
Ví dụ: If I had a lot of money, I would buy what I like.
Dịch: Nếu tôi có thật nhiều tiền tôi sẽ mua những thứ mình thích. Thực tế thì hiện tại chưa có nhiều tiền.
Lưu ý: mệnh đề If trong tiếng Anh loại 2 khi là tobe thì luôn chia là were mà không chia was. Có thể trong một số trường hợp trong văn nói người ta vẫn sử dụng was nhưng cách dùng đúng nhất là chỉ dùng were.
Câu điều kiện loại 3
Công thức mệnh đề If 3 sẽ là:
If + S + had + V_ed/V3, S + would have + V_ed/V3.
Câu điều kiện loại 3 dùng để diễn tả những mong muốn không thể xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ: If I had read that book, I would have told her.
Dịch: Nếu tôi đọc quyển sách đó thì tôi đã kể cho bạn.
Thực tế trong quá khứ không đọc quyển sách đó nên không thể kể được cho cô ấy.
Dấu hiệu nhận biết câu điều kiện tiếng Anh
Đối với câu điều kiện thông thường thì cấu trúc câu điều kiện sẽ có If. Có thể có những trường hợp đặc biệt không có If trong câu như đảo ngữ, các từ thay thế tương đương nghĩa và Unless= If…not.
Cách nhận biết câu điều kiện 1 2 3 như thế nào? Đối với dạng bài viết lại câu thì chúng ta sẽ nhận biết bằng thì mà câu gốc đang sử dụng. Bài tập câu điều kiện 1 2 3 sẽ có những dạng khác nhau như viết lại câu, chữa lỗi sai và chọn đáp án đúng,…
Cách sử dụng câu điều kiện cần phụ thuộc vào ngữ cảnh, thì và điều muốn nói.
Bài tập câu điều kiện 1 2 3
Sau đây là một số bài tập của các dạng câu điều kiện. Hãy làm một cẩn thận và kĩ càng nhé.
Viết lại câu dưới dạng câu điều kiện
- I woke up late because I stayed up late.
- She doesn’t like to eat garlic so she doesn’t eat garlic butter bread.
- Unless you agree with me, I will join your team.
Chọn đáp án đúng nhất
- According to the timetable, if the train ___________ on time, we ___________ arrive at 5.30.
- leaves/ would
- left/ would
- leaves/will
- was leaving/ would
- If it ____________ fine tomorrow, we will go to the coast.
- will be
- was
- is
- being
- You ___________ yourself ill if you don’t eat properly.
- will
- was
- is
- would
Đáp án:
- Chuyển thành: If I had not stayed up late, I would have woke up early.
Dịch: Nếu tôi không ngủ muộn thì tôi đã dậy sớm. Đây là câu điều kiện loại 3 bởi nói về những sự việc trong quá khứ.
- Chuyển thành: If she liked to eat garlic, she would eat garlic butter bread.
Dịch: Nếu cô ấy thích ăn tỏi thì cô ấy đã ăn món bánh mì bơ tỏi. Sử dụng câu điều kiện loại 2 vì việc cô ấy không ăn bánh mì bơ tỏi đang ở hiện tại.
- Chuyển thành: If you don’t agree with my opinion, I won’t join your team.
Dịch: Nếu bạn không đồng ý với ý kiến của tôi thì tôi sẽ không tham gia vào đội của bạn. Sử dụng câu điều kiện loại 1 vì đây là giả định ở tương lai.
- C
- C
- A
Nhìn chung cấu trúc câu điều kiện khá đơn giản và dễ nhớ. Tuy nhiên các dạng thường bị nhầm lẫn cách dùng và trong các bài tập chia động từ, viết lại câu sinh viên thường bối rối. Nhưng nếu làm thành thạo, làm nhiều, mình tin các bạn sẽ không sợ câu điều kiện nữa!
Xem thêm:
Cấu trúc If only – Cách dùng và bài tập có đáp án
Tổng hợp các dạng bài tập câu điều kiện có đáp án
Từ khóa » Ví Dụ If Loại 0
-
Câu điều Kiện Loại 0 & 1 (Conditionals Type 0 & 1) - Học Tiếng Anh
-
Câu điều Kiện Loại 0: Công Thức, Cách Dùng Và Bài Tập Có đáp án
-
Cấu Trúc Câu điều Kiện Loại 0 Và Những Mà Bạn điều Cần Biết
-
Câu điều Kiện Loại 0: Toàn Bộ Lý Thuyết & Cách Dùng - IIE Việt Nam
-
Cách Dùng Câu điều Kiện Loại 0, 1, 2, 3 Trong Tiếng Anh
-
Cấu Trúc Câu điều Kiện Loại 0, 1, 2, 3 Trong Tiếng Anh đầy đủ Nhất
-
Cấu Trúc Câu điều Kiện Loại 0, 1, 2, 3 Và Các Dạng đảo Ngữ Của If - ISE
-
Câu điều Kiện Loại 0, 1, 2, 3 Trong Tiếng Anh - Tailieuielts
-
Câu điều Kiện Loại 0 (Zero Conditional) Và Bài Tập Vận Dụng
-
Tất Tần Tật Về Câu điều Kiện Loại 0 - Cấu Trúc, Cách Dùng Và Bài Tập
-
Câu điều Kiện Loại 0, Cấu Trúc, Cách Sử Dụng Và Bài Tập - Vieclam123
-
3 Loại Câu điều Kiện Trong Tiếng Anh (Conditional Sentences)
-
Câu điều Kiện Loại 0 - Dạng Câu đặc Biệt: Cách Dùng & Cấu Trúc - NEU