Cấu Trúc Câu điều Kiện Loại 0 Và Những Mà Bạn điều Cần Biết

Bạn đã nghe nhiều về câu điều kiện nhưng có bao giờ bạn thắc mắc: cấu trúc câu điều kiện loại 0 nên dùng trong hoàn cảnh nào? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về cách dùng, cấu trúc và các lưu ý cần thiết của loại câu này nhé.

Mục Lục

  • Câu điều kiện loại 0 là gì?
  • Cách dùng câu điều kiện loại 0
  • Cấu trúc câu điều kiện loại 0
    • Cấu trúc cơ bản
    • Biến thể cấu trúc câu điều kiện loại 0
  • Lưu ý khi sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 0
    • Thay đổi cấu trúc CĐK loại 0 với when/ whenever
    • Thay đổi vị trí các mệnh đề trong CĐK loại 0
    • Dùng unless trong CĐK loại 0

Câu điều kiện loại 0 là gì?

Trong tiếng Anh, câu điều kiện loại 0 là câu được sử dụng nhằm mô tả những sự thật, thói quen, quy luật khoa học, sự kiện lặp đi lặp lại thường xuyên. Hay những tình huống luôn đúng (hiển nhiên) trong cuộc sống. Đây được coi là một trong số các câu điều kiện (mệnh đề IF) thường được sử dụng trong giao tiếp. 

Bên cạnh đó, chúng ta cùng nhau ôn lại một chút về câu điều kiện nhé:

***Câu điều kiện bao gồm 2 mệnh đề: mệnh đề chỉ điều kiện (thường chứa If) và mệnh đề chỉ kết quả. Gồm có 4 loại câu điều kiện cơ bản với các chức năng khác nhau.

Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về cách dùng của câu điều kiện (CĐK) loại 0 nhé!

Cách dùng câu điều kiện loại 0

Các cách dùng câu điều kiện loại 0
Các cách dùng câu điều kiện loại 0

 – Diễn tả một thói quen hằng ngày.

Ví dụ:

If I go to bed, I brush my teeth first. (Nếu tôi đi ngủ, tôi đánh răng trước).

– Diễn tả một sự thật hiển nhiên được mọi người công nhận, một chân lý trong cuộc sống.

Ví dụ:

If you have 2 billion VND, you are a billionaire. (Nếu bạn có 2 tỷ đồng, bạn là một tỷ phú).

– Diễn tả một quy luật khoa học.

Ví dụ:

Water boils at 100 degrees Celsius if you cook water. (Nước sôi 100 độ C nếu bạn nấu nước).

– Diễn tả một kết quả chắc chắn xảy ra khi có điều kiện đó và luôn luôn đúng ở hiện tại.

Ví dụ:

If we put a paper on fire, it burns quicker.

(Nếu chúng ta đặt một tờ giấy trên lửa, nó sẽ bùng cháy nhanh hơn).

– Diễn tả những sự kiện lặp đi lặp lại thường xuyên.

Ví dụ:

If he has free time on the weekend, he usually goes to the bookstore.

(Nếu anh ta có thời gian rảnh vào cuối tuần, anh ta thường đi nhà sách).

Cấu trúc câu điều kiện loại 0

Cấu trúc cơ bản

Câu điều kiện loại 0 - Cấu trúc cần nhớ
Câu điều kiện loại 0 – Cấu trúc cần nhớ

Trong cấu trúc của câu điều kiện loại 0 thì cả mệnh đề điều kiện và mệnh đề kết quả đều được chia thì hiện tại đơn.

If + S + V (s/ es) / am/ is/ are, S + V (s/ es) / am/ is/ are  
(Present Simple Tense) (Present Simple Tense)

Biến thể cấu trúc câu điều kiện loại 0

– Sử dụng câu điều kiện loại 0 để nhắn nhủ với người khác.

Ví dụ: 

If you see her, you tell her I’m waiting here.

(Nếu bạn gặp cô ấy, bạn hãy nhắn cô ấy rằng tôi đang đợi ở đây nhé).

– Muốn nhấn mạnh ở mệnh đề chính nhằm hướng dẫn, đề nghị hoặc ra lệnh ai đó.

If + S + V + “,” + (please) + V_inf

Ví dụ:

If you have any problem, please call me through this number.

(Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì, hãy gọi cho tôi qua số này).

Ask me if you are not sure what to do here.

(Hãy hỏi tôi nếu bạn không rõ phải làm gì ở đây).

If customers complain about anything, smile first and explain clearly.

(Nếu khách hàng phàn nàn về bất cứ điều gì, hãy mỉm cười trước và giải thích rõ ràng).

– Diễn tả thói quen, mệnh đề chính thường có: often, usually, always.

Ví dụ:

I always call my family if I have free time.

(Tôi luôn luôn gọi gia đình nếu tôi có thời gian rảnh).

Lưu ý khi sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 0

Những điều cần lưu ý khi dùng câu điều kiện loại 0
Những điều cần lưu ý khi dùng câu điều kiện loại 0

Thay đổi cấu trúc CĐK loại 0 với when/ whenever

 – Chúng ta có thể thay thế “if” bằng “when” hay “whenever” khi sử dụng câu điều kiện loại 0.

Ví dụ:

Whenever I have free time, I hang out with my best friends.

(Bất cứ khi nào tôi có thời gian rảnh, tôi sẽ đi chơi cùng bạn thân của tôi).

Thay đổi vị trí các mệnh đề trong CĐK loại 0

– Chúng ta có thể thay đổi vị trí mệnh đề chỉ điều kiện và mệnh đề chỉ kết quả cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa của cả câu. Khi mệnh đề điều kiện nằm sau thì trong câu không cần dấu phẩy.

Ví dụ:

If she has dinner too much, she gains weight.

(Nếu cô ấy ăn tối quá nhiều, cô ấy bị tăng cân).

She gains weight if she has dinner too much.

(Cô ấy bị tăng cân nếu cô ấy ăn quá nhiều).

Dùng unless trong CĐK loại 0

– Chúng ta có thể thay “if” bằng “unless” trong trường hợp mệnh đề chỉ điều kiện ở dạng phủ định.

Ví dụ :

If you are not busy, you keep contact with her.

(Nếu bạn không bận, bạn hãy giữ liên lạc với cô ta).

=> Unless you are busy, you keep contact with her.

(Trừ khi bạn bận, bạn hãy giữ liên lạc với cô ta).

Ở trên là khái quát về cấu trúc câu điều kiện loại 0 và một số lưu ý khi sử dụng. Cũng không quá phức tạp đúng không nào? Mong rằng bài viết này có thể góp phần cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh hằng ngày của bạn.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách dùng unless trong tiếng anh và những lưu ý cần ghi nhớCách dùng unless trong tiếng anh và những lưu ý cần ghi nhớ
  • Cấu trúc câu enough trong Tiếng Anh và các quy tắc cần biếtCấu trúc câu enough trong Tiếng Anh và các quy tắc cần biết
  • Các loại mệnh đề trong Tiếng Anh từ A đến Z không thể bỏ quaCác loại mệnh đề trong Tiếng Anh từ A đến Z không thể bỏ qua
  • Cách dùng cấu trúc look forward to mà bạn cần nên nằm lòngCách dùng cấu trúc look forward to mà bạn cần nên nằm lòng
  • Cấu trúc it's high time và cách dùng trong tiếng anh cần nhớCấu trúc it's high time và cách dùng trong tiếng anh cần nhớ
  • Englishcats - Trang tự học Tiếng Anh căn bản ​​Englishcats - Trang tự học Tiếng Anh căn bản ​​

Từ khóa » Ví Dụ If Loại 0